TS. Nguyễn Đ́nh Thắng
Chủ Nhiệm Báo Mạch Sống
Có người ví von cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Trung Đông với cuộc chiến cách đây gần nửa thế kỷ ở Việt Nam. C̣n các nhà phân tích th́ người cho là tương đồng, kẻ cho là khác biệt. Dù lập luận thế nào, cả hai phía cũng không thể phủ nhận một thực tế: một cuộc chiến không chấm dứt khi phát súng cuối cùng lặng tiếng, khi người lính Mỹ cuối rút đi, hay khi Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên bố chiến tranh đă chấm dứt. Cuộc chiến nào cũng có những hệ luỵ dây dưa nhiều chục năm, nhiều thế hệ.
Khi cuộc chiến Việt Nam tàn, hàng triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà từng một thời sát cánh với đồng minh Hoa Kỳ đă bị đày đoạ trong các trại tù cải tạo; vợ con họ bị trù dập trong đời sống; hàng triệu người dân vượt biên bằng đường đất hay đường biển—một phần trăm không nhỏ đă bỏ mạng trước khi thấy bến bờ tự do. Hàng chục ngàn con lai Mỹ-Việt rơi rớt lại.
Khi quyết định tham chiến, Hoa Kỳ không nghĩ trước hậu quả cho đất nước nơi xẩy ra chiến tranh. Khi quyết định rút quân, Hoa Kỳ cũng chẳng tính trước hậu hoạ cho những người ở lại. Đến khi sực nhớ và lương tâm réo gọi th́ họ mở ra những chương tŕnh định cư cho một số người đang gánh hậu quả: các cựu tù nhân cải tạo, các giọt máu lai Mỹ-Việt, các thuyền nhân bỏ nước ra đi, những chiến sĩ người Hmong từng sát cánh với lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ…
Thế nhưng việc đang dang dở th́ chính sách đổi chiều làm cho nhiều người oan ức kẹt lại. Hàng ngàn cựu tù nhân cải tạo đă không có cơ hội tham gia chương tŕnh HO v́ lỡ thời hạn ghi danh 30 tháng 9, 1994. Hàng ngàn con lai Mỹ-Việt bị bỏ sót lại v́ đủ mọi lư do.
Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ có nghĩa vụ và có tư thế để đóng lại những ǵ c̣n dở dang, cho có nhân, có hậu.
Trong 27 năm hoạt động, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển thi hành nghĩa vụ này, từ việc cứu vớt thuyền nhân ngoài biển cả, tranh đấu cho quyền tị nạn của họ ở các trại tạm dung cho đến vận động mở lại chương tŕnh HO dành cho cựu tù nhân cải tạo, chương tŕnh U11 và V11 cho các cựu nhân viên chính phủ và hăng tư Hoa Kỳ; cho đến vận động gia hạn và nới rộng Tu Chính Án McCain-Davis; cho đến can thiệp hồ sơ gặp trở ngại trong các chương tŕnh này; cho đến vận động nhập tịch cho các bạn lai Mỹ-Việt. Phản ảnh đúng với tinh thần này, gần đây Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật nhân quyền cho Việt Nam, có điều khoản giải quyết trọn t́nh trọn nghĩa cho những hệ luỵ của cuộc chiến.
Trong thời gian tới đây chúng tôi đặc biệt chú tâm đến các hồ sơ cựu tù nhân cải tạo. Tháng 6 năm ngoái chính phủ Hoa Kỳ chính thức mở lại chương tŕnh HO, U11, và V11 dưới danh xưng mới: HR (Humanitarian Resettlement). Đến nay trên 200 gia đ́nh, tổng cộng trên 500 người, đă đến Hoa Kỳ định cư. Khoảng ba ngàn hồ sơ đang chờ giải quyết. Lư do chúng tôi cần chú tâm đến thành phần này là v́ chương tŕnh HR sẽ chấm dứt vào tháng 6 sang năm.
Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi sự tiếp tay của quư vị độc giả, của đồng hương, của các hội đoàn để giúp chúng tôi hoàn tất nghĩa vụ của những người may mắn đi trước đối với những người kém may mắn kẹt lại đằng sau.
Số báo Mạch Sống này thể hiện mối quan tâm của chúng tôi: giúp cho các cựu tù nhân cải tạo c̣n kẹt ở Việt Nam được định cư ở Hoa Kỳ theo chương tŕnh HR nếu hội đủ tiêu chuẩn. Công việc này đ̣i hỏi thông tin rộng răi và chính xác về tiêu chuẩn, hướng dẫn chi tiết về thể thức cho từng trường hợp, can thiệp cho những hồ sơ bị gặp trở ngại từ phía Việt Nam hay Hoa Kỳ, và vận động gia hạn Tu Chính Án McCain-Davis để giúp cho con cái trưởng thành nhưng độc thân của họ cũng được định cư.
Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc cho đến khi mọi hệ luỵ được giải quyết một cách nhân hậu.
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]