Trương Quỳnh Chi
Có lẽ một số khá lớn người không biết rằng tại BPSOS chúng tôi có những người trẻ... Thưa không, chúng tôi có những người trẻ, trẻ từ khi qua Mỹ hay “trẻ lớn lên” tại Mỹ.
Người đầu tiên mà Trương Quỳnh Chi muốn giới thiệu đến độc giả Mạch Sống là Lan Nguyễn. Lan Nguyễn tên đầy đủ là Nguyễn Điền Thanh Lan.
Thanh Lan sinh năm 1982 tại Sài G̣n. Với 7 năm sau khi Sài G̣n bị đổi tên, Thanh Lan chào đời trong hoàn cảnh khốn khó của đất nước. Trên Thanh Lan là một người anh trai. Thanh Lan cùng gia đ́nh qua Mỹ năm 1992 và định cư ở North Carolina.
Rời Sài G̣n khá sớm nên những kỷ niệm về quê hương với Thanh Lan chỉ là những chuỗi ngày ấu thơ của tuổi học sinh tiểu học. Ngày ấy, Sài G̣n với mưa nắng hai mùa đă để lại trong Thanh Lan những nhung nhớ về ṿng tay của mẹ. Mưa Sài G̣n như thác lũ ào ào đến rồi đi. Những cơn mưa lớn làm tắc nghẽn đường phố và mẹ đă phải đến trường đón Thanh Lan. H́nh ảnh mẹ che cây dù đă theo Thanh Lan tận bây giờ. Thanh Lan nhớ lúc mẹ dắt tay và những bước chân nhỏ bé của Thanh Lan đă không cưỡng đuợc gịng nước lũ làm dép bị cuốn trôi. Cô bé cuống quưt oà khóc và mẹ cũng luống cuống t́m dép trong gịng nước. Năm tháng trôi qua, bây giờ Thanh Lan chỉ c̣n một niềm ao ước đuợc đi dưới mưa, nép trong ṿng tay mẹ và đuợc mẹ che dù như ngày xưa bé bỏng.
Thanh Lan bây giờ là một cô gái thanh mảnh, khả ái và xinh xắn với những nét rất đặc trưng Việt Nam. Khả ái từ khuôn mặt trái xoan, nước da trắng xanh, đôi mắt hơi to hiền lành và vành môi xinh xắn. Thế nhưng thuở bé th́ Thanh Lan lại là một cô gái lí lắc, nghịch ngợm và nói chuyện rất nhiều trong lớp. Rời Sài G̣n năm mười tuổi, Thanh Lan tiếc nuối là chưa một lần đuợc tung tăng với tà áo dài trắng trong sân trường.
Trong thời gian tạm trú trên đảo Phi Luật Tân, Thanh Lan được học tiếng Anh, có thêm bạn bè. Điều làm Thanh Lan thấy thời gian trôi nhanh là v́ có một số cảnh y như Việt Nam như là “chợ chồm hổm” và những cảnh rao hàng sáng sớm.
Qua Hoa Kỳ, nơi Thanh Lan ở rất ít người Việt; riêng Thanh Lan là học sinh Việt duy nhất của trường. Điều mà Thanh Lan thấy thoải mái đó là chế độ giáo dục ở Hoa Kỳ.
Không xếp hạng nhất nh́, không “bon chen” như ở Việt Nam và với tính dạn dĩ, Thanh Lan cứ nói “bú xua la mua” với bạn Mỹ để rồi chẳng mấy chốc Thanh Lan nói tiếng Mỹ như Mỹ.
Với tính dạn, học giỏi, gia đ́nh đă định hướng cho Thanh Lan con đường Luật Khoa. Nhưng những ngày luyện phim chưởng với mẹ, thấy cảnh Luật Sư bị khách hàng phản đối khi căi không thắng, Thanh Lan cảm thấy sợ và chuyển hướng thích Y Khoa.
Tuy vậy, nghề chọn người chứ nào người chọn nghề, nên cuối cùng th́ Thanh Lan đă lấy bằng Cử Nhân về tâm lư học, v́ cô cảm thấy rằng ḿnh không phù hợp với các môn khoa học khác. Sau khi tốt nghiệp Đại Học, muốn có một cuộc sống tự lập nên Thanh Lan lên internet t́m việc và nộp đơn vào BPSOS. Thanh Lan xa mẹ từ đó.
Thời gian đầu Thanh Lan phụ trách chương tŕnh Teens Wait là một chương tŕnh nhằm giúp đỡ các em trong độ tuổi thanh thiếu niên không nên có quan hệ t́nh dục sớm v́ chỉ để lại nhiều hậu quả xấu mà nên chuyên tâm học hành để định hướng tương lai. Sau đó Thanh Lan qua phụ trách Chương Tŕnh Thanh Thiếu Niên. Chương tŕnh này nhằm giúp các trẻ em trong cộng đồng có kết quả học hành khá hơn bằng việc dậy kèm và hướng dẫn các em sống lành mạnh bằng các lớp Hát, vơ thuật, tiếng Việt...
Hướng về tương lai, Thanh Lan mong sẽ đuợc tiếp tục học Cao Học về Counselling và sau đó tư vấn cho phụ huynh và cả học sinh về vấn đề trong quan hệ hay giao tiếp. Thanh Lan rời Việt Nam từ mười tuổi, đă từng trải qua những giai đoạn đó nên mong ước đóng góp một phần nhỏ bé để giúp gia đ́nh người Việt đang gặp khó khăn v́ sự khác biệt của hai nền văn hoá, sự xung đột giữa già trẻ. Thanh Lan rất thích được phục vụ cho cộng đồng Việt v́ đó chính là những con người cùng chung một quê hương. Dù rất bận rộn với ông việc, Thanh Lan lúc nào cũng luôn muốn trở về nép ḿnh vào ṿng tay êm ái của người mẹ hiền yêu dấu.
Mạch Sống Số 48, tháng 6, 2006