Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HĂY CỨU CỒN DẦU
:: Đ̉I TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đ́nh
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đ́nh
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ư Kiến Độc Giả
· Liên lạc ṭa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· T́m kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
T́m Kiếm


Hit Counter
We received
27231282
page views since June 01, 2005
MS44 - 02/06: Khoảng Trống Mùa Xuân

Lịch Sử Qua Lời Ke

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Một đoàn người lê bước theo sườn đồi thoai thoải tiến về hướng rừng già trước mặt. Buổi sáng, mặt trời chưa ghé mắt trong miền thung lũng, nhưng ánh nắng đă nhuộm vàng trên đỉnh núi cao. Mây trắng viền quanh ngọn như chiếc khăn tang chít hững hờ trên đầu người quả phụ. Rừng mang màu tím ngắt. Chừng như đêm đen quỉ quái c̣n đang ŕnh rập nơi này.

Đoàn người âm thầm di động như loài rắn đang trườn ḿnh xuyên qua dăy đồi c̣n đọng sương đêm. Không một tiếng người! Không một tiếng chim! Chỉ c̣n nghe vang động bước chân và tiếng lá xào xạc quất vào chân người. Chân người? Vâng,  những đôi chân tưởng chừng không c̣n là chân người nữa! Như những cành cây khô khẳng khiu được bọc bằng lớp da người vàng tái, nhăn nhúm.  Những đôi chân không c̣n sinh lực, bước đi xiêu vẹo sau bao tháng ngày đói khát cơm rau! Những đôi chân của một thời ngang dọc, vào sinh ra tử, đă từng đạp nát cỏ cây, làm khiếp vía giặc thù! Những đôi chân đă từng di hành khắp bốn vùng chiến thuật, xuyên thủng Trường Sơn và vượt cánh sắt tung hoành bên kia trời biên giới!

Đoàn tù lầm lũi bước đi, đầu họ cúi xuống với cặp mắt không hồn. Chẳng một ai muốn ngước nh́n bầu trời trong xanh của buổi ban mai sắp vào Xuân. Trong đầu mỗi người chỉ c̣n choáng ngợp

Đoàn tù chậm chạp ḅ ngược lên đỉnh đồi cao. Những thân h́nh gầy guộc, gẫy gập, run rẩy dưới cái lạnh cắt da của mùa Đông nơi được mệnh danh: “Chiếc Nôi Của Vùng Trời Địa Ngục.” Họ mặc phong phanh bộ áo quần tù, vá chằng vá đụp lên nhau bằng các loại vải đủ màu.

Thế đó, em yêu! Một ngày như mọi ngày, người tù đă phải luôn luôn đánh vật với cơn lạnh của đất trời. Nhức buốt thịt da, làm se thắt tim gan. Đánh vật với nỗi nhọc nhằn suốt hai ngàn ngày lao động!  Lần đến thăm trại tập trung đầu tiên, em và những thân nhân của tù đă để ḍng nước mắt đầm đ́a trên khuôn mặt ḿnh khi trông thấy đoàn tù rách bươm, xơ xác lảo đảo về trại sau một ngày lao động ră rời! Ôi, những giọt nước mắt như chất cường toan làm nát ḷng những “anh hùng thất thế!”

Và anh đă giấu ḍng lệ xót thương cho vợ con ngoài đời cũng nhọc nhằn đói rách khổ đau. Có khác ǵ nhau: “Hai cảnh đời cùng chung cảnh ngộ”. Đàn con của chúng ḿnh bây giờ nheo nhóc đói cơm. Bao năm tháng tảo tần nuôi con, giờ thân em hao ṃn xanh xao, gầy guộc. Đôi mắt đen tuyền long lanh của thuở ban đầu đă d́u anh vào cơn say t́nh chất ngất đam mê, nay chỉ c̣n để lại quầng sâu. Nụ cười rạng rỡ cùng đôi má lúm đồng tiền ngày nào mũm mĩm cho anh một thời ngự đỉnh tháp ngà hạnh phúc giờ chỉ c̣n là hai hố trũng sâu trên đôi má nhăn nheo tiều tuỵ.

Tuổi thanh xuân ngày ấy có khi nào em quên lo nghĩ tới chồng trong những lúc trận mạc! Hàng đêm lắng nghe từng tiếng súng, khẩn cầu ơn trên che chở cho người yêu đang tắm ḿnh trong vùng máu lửa.

Chinh chiến tàn rồi, mà nước mắt măi c̣n rơi. Em lại tiếp tục khốn khổ với chuỗi ngày dài làm kiếp thân c̣ lận đận “một nắng hai sương”, vượt cả rừng cao cách trở, những con đường đèo heo hút, hiểm nguy để thăm nuôi chồng.
Ôi, T́nh yêu! Những năm tháng trong lao tù mới gạn lọc được t́nh yêu và là thước đo được ḷng dạ con người!

Mùa xuân đă về đâu đó, tận miền xa. Hương xuân ngại ngùng đối mặt với những người tù khổ sai. Đă bảy mùa xuân rồi em nhỉ! Xuân trong tù đốt cháy cả niềm tin và mơ ước. Tro tàn hoà vào máu, nhập vào tim làm chai cứng tâm hồn. Bao ước vọng ngày xưa, qua một cơn sóng đời nghiệt ngă, đập vỡ vụn đến tận cùng cuộc sống!

Em bây giờ đang đối diện với thực tại cuộc đời: “miếng ăn”. Anh bây giờ ôm mộng ước lớn hơn cả trăm lần ngày xưa: “đủ no bụng”. Em mong được “chiếc áo mới vải thô” cho ngày Tết. Anh ước sao được một “miếng giẻ lành” để đắp thêm vào manh áo tù đă rách tả tơi. Em mong có được một ngày Tết thảnh thơi sau một năm trường vất vả. Anh chờ đợi mười phút giải lao trong mỗi buổi lao động nhọc nhằn. Ôi, mơ ước rồi ước mơ quẩn quanh của một đời người khốn khổ!

Em đă khóc trọn bảy mùa Xuân cô đơn. Mùa Xuân của hung thần lột trần trụi con ngườ́ cả thể xác lẫn tâm hồn. Mùa Xuân ngấm đầy chất dung dịch phân huỷ nhân tính loài người biến thái thành cơ năng loài thú. Mùa xuân phá vỡ lớp da mịn màng tươi trẻ trên khuôn mặt em ngày nào. Mùa xuân như loài chuột ùa đến gậm nhấm, rúc rỉa xác thân anh c̣n trơ lại bộ xương và lớp da vàng tái. Bảy mùa xuân tuần tự ra đi đă để lại cho anh màu tóc xám tro, mang đi những sợi tóc đen tuyền của một thời kiếm cung lẫm liệt!

Mùa xuân không về nơi rừng già heo hút. Và mùa xuân thật sự đă chết trong ḷng người tù cải tạo.  

Xuân màu đỏ máu mang hồn quỷ dữ nấp trong ṇng súng AK luôn chực chờ sau lưng đoàn người chiến bại. Chỉ một thoáng động bất ngờ, vô nghĩa, một trượt chân tách rời khỏi đoàn tù đang di chuyển trong màn đêm là cũng đủ cho loài “quỷ diêm vương” phóng ra từ ṇng AK nhập vào thân tù! Nào Lập, nào Huệ, B́nh, Thanh,  Hải... họ đă vượt thoát t́m cái chết cho tự do đời đời. Ở đây, chỉ biết t́m tự do trong cái chết hoặc t́m cái chết để được tự do!

Bên kia ḍng suối cuối trại tù, em hăy nh́n về hướng đó. Bạn bè và chiến hữu của anh đă nằm xuống nơi triền đồi đổ dốc về khu rừng sắn bao la để một ngày nào đó, những xác thân ấy ră mục biến thành thức ăn cho loài cây cỏ vô tri!

Rừng già ngút ngàn mang đầy ám khí. Ám khí của lũ vượn biến thành loài ác quỷ. Ám khí ẩn tàng trong những câu thần chú trích từ bộ sách chủ nghĩa phi nhân. Đớn đau cho thế hệ trẻ thơ trong trắng của hiện tại và tương lai sẽ bị làn ám khí đầu độc làm lú lẫn, mê muội. Chúng lớn lên với khuôn đúc tư tưởng: chỉ biết căm thù giai cấp và yêu Đảng trên cao!

Ngày xưa anh ra đi là để ǵn giữ trái mộng của đời cho anh, cho em, cho bạn bè và cho cả thế hệ mai sau. Trái mộng của đờøi đang ngọt ngào, rực rỡ, cơn gió Tây bỗng xoay chiều quái ác. Cơn lốc bạo hành phá đổ bao ước mơ, và trái mộng đời rơi rụng. 

Anh không hề có tội.

* * *

Qua chín mùa xuân trong chốn lao tù nghiệt ngă, nay anh trở về với gia đ́nh trong những ngày sắp vào Xuân.

Nh́n hai con thân gầy cằn cỗi, màu da nhợt nhạt khiến ḷng anh buồn tê tái. Bé Huy  nh́n cha với đôi mắt hững hờ xa lạ. Biết nói làm sao hỡi em. Năm tháng mỏi ṃn cạn kiệt. Thời gian kéo lê tuổi đời như thêm phần tư thế kỷ già nua. Bàn tay em mũm mĩm mượt mà thon búp, giờ đây như đốt tre c̣i khô đét sần sùi những mụt vỡ phồng chai.

Lũ con vất vưởng trong chốn học đường chất đầy chai lọ, ni-lông, giấy vụn, kết quả của kế hoạch nhỏ, kế hoạch to. Con bớt cả phần ăn ít oi của ḿnh chắt chiu con gà mái của trường, nuôi lấy điểm cho từng tam cá nguyệt. Một gà con được nở ra là con ḿnh mang niềm tự hào sẽ trở thành “Học Sinh Tiên Tiến”. Mười kư giấy vụn là đạt danh hiệu “Cháu Ngoan Bác Hồ”. Ôi, c̣n đâu là tuổi thơ vô tư, trong sáng. Chiếc khăn quàng đỏ dối gạt cả tương lai!

Em không muốn con lớn lên giữa “Thiên đường mù quáng”, giấu mặt gian ngoa dưới những khẩu hiệu lập lờ! Hộ khẩu cột chân, khoá miệng người. Tem phiếu, khẩu phần trói chặt bao tử toàn dân. Loa phóng thanh đêm ngày gào thét: “Chủ nghĩa ưu việt muôn năm!”

Thầm th́ bên tai anh giữa đêm đông lạnh giá: “Chúng ḿnh sẽ ra đi trong đêm trừ tịch.”

Anh sững sờ:

“Vàng đâu, đủ cho gia đ́nh bốn người vượt biển?’’

Em bịt miệng anh bằng nụ hôn xúc động, ấm niềm tin yêu.

Chân anh chưa ngấm đất quê nhà sau bao năm trời xa cách, nơi chúng ḿnh trải dài những kỷ niệm êm đềm, giờ đành rời xa sao?

Phút Giao Thừa vừa điểm. Đài phát thanh mở oang oang thơ chúc Tết, bài văn tiền chế từ thuở nào nay vẫn c̣n rên rỉ: “Thắng giặc Mỹ, ta xây dựng hơn mười ngày nay!’’đă nướng bầy cháu ngoan trong trận đỏ lửa Mậu Thân. Chiếc thuyền con hai lốc máy âm thầm tách bến chở đoàn người rời bỏ quê hương.

Xin giă từ  “Hà Nộâi chiếc nôi của nhân loại.” Chiếc nôi đă ru dân tộc Việt Nam suốt ba mươi năm dài ngủ say bằng những câu thần chú giáo điều! Nôi ru tuổi trẻ Việt Nam đắm ch́m trong u tối, mê muội biến thành những con thiêu thân trong các trận biển người. Nôi ru giới trí thức lú lẫn trong giấc dài cô miên.

Chiếc nôi được phủ lên lớp màn thưa che mắt thế giới bằng chiêu bài “Giải phóng dân tộc’’. Nôi ru cả người dân Mỹ đă vô tâm đứng lên chống lại con em ḿnh đang chiến đấu bảo vệ thành tŕ thế giới tự do.

Ghe đă qua khỏi hải phận quốc tế rồi! Đoàn người reo ḥ quên cả cơn mệt nhọc, quên cả những cơn sóng nhồi co thắt ruột gan. Vầng dương bắt đầu ló dạng. Chân trời rực sáng b́nh minh! Những gương mặt xanh xao giờø đây cũng hồng lên dưới ánh nắng giao mùa. Xin chào ngày Xuân mới rạng rỡ trên mặt biển bao la, ngào ngạt mùi muối mặn thay rượu mừng Xuân bay tràn trong gió lộng đại dương. Xin chúc mừng mọi người lên một tuổi mới. Tuổi đầu đời của cuộc sống tự do!

Anh hôn lên đôi môi em khô khốc đầy muối mặn. Em co ro giữa hai đứa con say vùi. Nước mắt hay nước biển chảy ràn rụa trên khuôn mặt em? Nước mắt vui mừng cuộc sống mới đang chựïc chờ phía trước, hay nước mắt của nỗi đau vĩnh biệt quê hương?

Thuyền lướt nhanh, thêm hai ngày và ba đêm hi vọng. Chợt một cụm mây đen xuất hiện từ phía chân trời xa. Cụm mây biến h́nh đổi dạng vươn lên như những cánh tay với lưỡi hái tử thần!

Sau đợt “gió thốc mùa Xuân 1975” chiếc nôi Hà Nội đă lộ nguyên h́nh mang thần chết gieo rắc khắp rừng núi ruộng đồng, săn đuổi cả trên mặt Biển Đông. “Yêu Tổ quốc là yêu Xă Hội Chủ Nghĩa”.  Cộng Sản đồng hoá tổ quốc với chủ thuyết ngoại lai. Mọi người ùn ùn bỏ tổ quốc ra đi, bởi toàn dân ghê tởm cái chủ thuyết xem mạng người như con vật.

Cơn băo lốc bỗng chốc thổi qua. Những đợt sóng tàn nhẫn cuốn phăng tất cả chướng ngại trên đường đi. Con thuyền mỏng mảnh không đủ sức chống chọi với cơn giận dữ của đất trời. Thuyền vỡ nát đánh ch́m toàn thể đoàn người.
Đợt sóng đầu tiên đă hất tung út Huy bay ra khỏi khoan thuyền. Anh quờ quạng trong sóng nước mịt mùng nắm được tay em và bé Vân Trang. Anh chụp một mảnh ván thuyền bảo em bấu chặt vào đó. Tay anh bồng con, tay kia giữ mảnh ván bồng bềnh trên sóng. Tấm ván là thần hộ mệnh và tấm ván chỉ đủ sức nâng hai mạng người. Em th́ thào bên tai:

“Anh ơi, anh phải sống, sống để lo tương lai cho con chúng ḿnh.” 

“Không. Đừng nói thế em! Cả hai đứa ḿnh cần phải sống. Cơn lốc đă tan rồi. Em nh́n ḱa, trời bắt đầu chói nắng. Hăy gắng gượng được phút nào hay phút ấy.”     

“Anh ơi, hăy thế vào chỗ em trên chiếc ván này.  Em nhường cho anh phần sống mong manh. Hồn em sẽ ở măi bên anh, xin Phật Trời pḥ hộ cho anh và con là phần máu thịt của em. Em đă kiệt sức rồi”.  “ Không, không! Anh van em...”

Anh vừa đặt bé Vân Trang nằm yên trên tấm ván và quay người dự tính nâng em lên th́ hỡi ôi,  em đă buông tay rồi. Con sóng vô t́nh vùi lấp xác thân em. Nỗi bàng hoàng bóp ngặt trái tim anh, ngất lịm.

Anh tỉnh dậy trong khoang thuyền đánh cá người Đài Loan. Bé Vân Trang nằm giường bên kia hơi thở c̣n thoi thóp.

T́nh yêu. Ôi, em là Thiên Thần của T́nh Yêu. Cả đời em đă dâng hiến t́nh yêu trong cuộc sống và trước khi về cơi chết!

Chúng ḿnh ra đi cho nhau và cho con. Ánh sáng Tự Do mới ló dạng ở cuối chân trời, v́ sức mạnh t́nh yêu em đă nhường phần sống cho chồng. Em nằm sâu trong ḷng biển mà hồn măi quanh quẩn bên anh. Suốt đời anh mang niềm u uất...             

Anh cúi đầu cầu nguyện...

Mạch Sống Số 44, tháng 2, 2006

 

Posted on Thursday, February 23 @ 17:05:33 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by tuyethoang


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Lịch Sử Qua Lời Ke


 
Copyright © 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke © 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang