Cindy Lê & Mai Tâm Nguyễn
Tháng vừa rồi, Chương Tŕnh Chống Bạo Hành Trong Gia Đ́nh có cơ hội nói chuyện với Tiến Sĩ Bùi Ngọc Hoàn về vấn đề “bạo hành trong gia đ́nh” trong cộng đồng người Việt. T.S. Hoàn nhận bằng Tiến Sĩ Khoa Học Xă Hội tại Trường Đại Học Tiểu Bang Michigan, và hiện làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Đại Học Tiểu Bang Tennessee. T.S. Hoàn đă hoàn thành nhiều cuộc nghiên cứu về bạo hành trong gia đ́nh, đặc biệt dành cho những cộng đồng di dân, cộng đồng người Mỹ gốc Á cũng như sự phạm pháp trong những cộng đồng này.
Quyển sách mới nhất của T.S. mang tựa đề “In the Adopted Land: Abused Immigrant Women and the Criminal Justice System” tạm dịch: “Phụ Nữ Di Dân Bị Bạo Hành Trong Gia Đ́nh và Cơ Quan Luật Pháp Trên Quê Hương Mới” diễn tả những kinh nghiệm về bạo hành trong gia đ́nh của những phụ nữ người Mỹ gốc Việt. Những nghiên cứu khác của T.S. cũng được xuất bản bởi những tập san chuyên nghiệp như: Violence Against Women (Bạo Hành Chống Phụ Nữ), Women in Criminal Justice, Review of Victimology, và Ethnicity in Criminal Justice.
Chúng tôi xin tường thuật lại cuộc phỏng vấn với T.S. Bùi Ngọc Hoàn.
MS: Xin tiến sĩ giới thiệu đôi chút về quyển sách mới nhất của ḿnh và những khám phá từ việc nghiên cứu?
BNH: Quyển sách của tôi nói về kinh nghiệm của phụ nữ Việt Nam đối với bạo hành trong gia đ́nh tại Hoa Kỳ, cũng như những ưu điểm và khuyết điểm của các biện pháp đối với những nạn nhân của BHTGĐ tại Hoa Kỳ. Chúng ta cũng biết rằng, trong khoản gần hai mươi năm qua, cơ quan chính quyền tại Hoa Kỳ đă đối phó với nạn BHTGĐ bằng biện pháp h́nh sự như: bắt giam, truy tố trước toà án h́nh sự, buộc theo học các lớp dành cho can tội bạo hành, bị kết án tù, hoặc tù treo.
Chính quyền và các cơ quan phúc lợi xă hội cũng có các chương tŕnh giúp đỡ nạn nhân t́m chỗ tạm trú và chú trọng đến việc khuyến khích nạn nhân t́m cách ly khai tạm thời hoặc lâu dài qua h́nh thức ly thân hoặc ly dị. Ưu điểm của biện pháp h́nh sự là xác nhận BHTGĐ như một vấn đề xă hội, cần phải có sự can thiệp của chính quyền, chứ không phải là chuyện riêng tư hay nội bộ trong gia đ́nh.
Nhưng chúng tôi thấy nếu chỉ sử dụng pháp luật không thôi th́ vẫn chưa đủ để giải quyết vấn đề một cách chu đáo. Lư do là BHTGĐ là hậu quả của sự bất b́nh đẳng nam nữ trong xă hội, ví dụ như: phụ nữ bị lệ thuộc kinh tế, bị lệ thuộc t́nh cảm, việc coi trọng nam giới hơn nữ giới trong xă hội hay trong gia đ́nh vẫn c̣n tồn tại, và sự trừng phạt h́nh sự thường không giải quyết được các vấn đề bất b́nh đẳng nam nữ như mới nói.
Do đó, những biện pháp h́nh sự để chống BHTGĐ không được các nạn nhân của BHTGĐ ủng hộ. Cho nên kết quả của những biện pháp này cũng c̣n rất giới hạn, th́ đấy là những điều mà quyển sách của tôi muốn nói đến.
MS: Tiến sĩ có thể kể cho thính giả vài trường hợp mà tiến sĩ gặp trong khi nghiên cứu viết sách này?
BNH: Nói chung, những câu chuyện chúng tôi nghe được là từ các phụ nữ nạn nhân của BHTGĐ, và những người này đă từng tiếp xúc với chính quyền để xin can thiệp.
Mỗi người ở một hoàn cảnh khác nhau, nhưng đa số chỉ gọi cảnh sát sau khi họ đă bị bạo hành rất nhiều lần. Thí dụ, một vài phụ nữ bị hành hạ từ ở bên Việt Nam, tiếp tục bị đánh đập trong trại tị nạn, và tiếp tục bị đánh đập tại đất Hoa Kỳ. Lư do bị hành hạ khác nhau: thí dụ như có người bị chồng đánh v́ từ chối không cho chồng bảo lănh con của vợ nhỏ qua Mỹ; có người bị đánh v́ không cho chồng thoả măn khi người này say rượu; cũng có người bị đánh v́ bị chồng ghen không cho ăn mặc theo thời trang; có người bị đánh v́ căi lại chồng mà người ta thường nói là “hỗn v́ căi chồng”, nhưng cũng có những trường hợp phụ nữ bị đánh chỉ v́ sự khuyến khích của mẹ chồng chẳng hạn.
MS: Vậy theo T.S., các nạn nhân có thể bị đánh v́ bất kỳ lư do ǵ?
BNH: Dạ vâng, nói cho cùng th́ có rất nhiều lư do khiến phụ nữ bị hành hạ chứ không phải chỉ có một hai lư do. Tôi phỏng vấn tất cả trên ba mươi phụ nữ th́ mỗi người hầu như là đều ở trong một hoàn cảnh khác nhau. Nhưng tôi thấy đặc biệt nhất là hoàn cảnh của các phụ nữ, được chồng về Việt Nam cưới rồi đem sang, số phụ nữ này ở Mỹ th́ hiện nay cũng đang tăng dần. Chúng ta cũng thấy rằng theo luật Hoa Kỳ th́ những phụ nữ đó thường phải sống với chồng trong ba năm, và sau đó th́ chính người chồng sẽ đứng ra để làm thủ tục bảo lănh cho vợ ḿnh có thẻ xanh. Trong ba năm đó, người phụ nữ này phải chịu đựng những áp lực rất nặng nề từ người chồng, và nhiều khi không dám phản ứng lại, v́ sợ nếu ly dị hay ly thân hay bỏ nhau hoặc khán cự lại hoặc gọi cảnh sát để can thiệp th́ người chồng sẽ nổi giận hoặc trả thù bằng cách là từ chối không kư giấy bảo lănh để cho người vợ có thẻ xanh, th́ khi đó người vợ sẽ bị trả về Việt Nam v́ không có thẻ xanh. Thành ra trường hợp của những người đó phải nói là đang trong hoàn cảnh rất là khó khăn.
(xem tiếp kỳ sau)