Tại Kentucky
LTS: Ngày 16 tháng 8, Văn Pḥng UBCNVB ở Louisville, Kentucky, tổ chức buổi họp giữa các bạn lai Mỹ-Việt với nhân viên của các vị dân cử: Dân Biểu John Yarmuth, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell. Anh Tony (Hiếu) đại diện cho các bạn lai để kêu gọi các vị dân cử này can thiệp cho nhiều chục ngàn con lai được công nhận là công dân Hoa Kỳ. Dưới đây là bài phát biểu của anh. [Ngày 20 tháng 8, một phái đoàn lai Mỹ-Việt đă tiếp xúc trực tiếp với Dân Biểu Yarmuth và Thị Trưởng Jerry Abramson của Louisville.

Anh Đặng Văn Tony phát biểu tại buổi họp mặt với nhân viên đại diện cho các dân biểu và thị trưởng. (ảnh BPSOS)
Kính thưa quư vị cùng toàn thể quan khách.
Tôi tên là Đặng Văn Tony, hội trưởng Hội Mỹ-Việti Kentucky.
Trước hết, tôi xin đại diện cho toàn thể anh chị em Mỹ -Việt, hân hoan chào đón và chân thành cảm ơn quư vị cùng toàn thể quan khách đến đây hôm nay, để nghe chúng tôi bày tỏ những ưu tư, khao khát và hy vọng mà chúng tôi đă từ lâu ao ước được nói lên cùng quư vị.
Sự hiện diện của quư lănh đạo các đoàn thể và quan khách Viêt Nam hôm nay là những chứng nhân thực cho chúng tôi.
Chúng tôi là con của quân nhân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam trước 1975 đă bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đối xử rất bất công ngay từ thuở nho chỉ v́ chúng tôi là con của quân đội Mỹ, là con của kẻ thù.
Chúng tôi sống cảnh đói rách, bơ vơ lạc lơng, thất học, lây lất và đau buồn trong gần 20 năm ngay tại quê mẹ Việt Nam, bị mọi người xa lánh, coi là những kẻ “Bụi đời”. Có đến 90% anh chị em không biết đọc, biết viết tiếng Việt. Sau đó, chính phủ Mỹ đón chúng tôi về quê cha theo Đạo Luật “ Về Quê Nhà”. Đạo luật này hiển nhiên nh́n nhận cha ruột chúng tôi là công dân Mỹ. Mặc dù được sống ngay trong đất cha, nhưng cho đến nay, đă hơn ba mươi năm chúng tôi vẫn tiếp tục bị bỏ rơi, bị lăng quên và bị coi là ngoại nhân.
Vết thương tâm lư trầm trọng này của chúng tôi đến nay vẫn chưa lành, v́ thấy ḿnh như kẻ sống bên lề xă hội của cả hai quê mẹ và cha. Chúng tôi tự hỏi, “Tại sao chúng ta lại bị trong t́nh trạng này?” “Chúng ta là con công dân Mỹ được Chính phủ Mỹ đón về quê cha”. “Chúng ta không phải là di dân hay người tỵ nạn” .
Đây là vấn đề rất đau ḷng để xin quư vị đặc biệt để tâm xem xét v́ chỉ có quư vị mới giải quyết được để vực lại nhân phẩm cho chúng tôi, và giúp chúng tôi đem lại vinh dự cho cha chúng tôi, đă anh dũng hy sinh mạng sống cho nước Mỹ, cho Việt Nam và cho thế giới.
Thưa quư vị, trong hơn 20 năm qua, chúng tôi làm việc rất vất vả, đóng thuế tiểu bang và liên bang đầy đủ như tất cả mọi công dân Mỹ trên toàn quốc. V́ phải làm việc để sinh sống trong một xă hội tiến bộ mà chúng tôi không được chuẩn bị đầy đủ về ngôn ngữ, học vấn, năng khiếu, cũng như thiếu sự giúp đỡ của gia đ́nh. Do đó, chúng tôi phải đương đầu với nhiều khó khăn khi t́m việc và chỉ làm được những việc với lương thấp nhất.
V́ vậy, mục đích chúng tôi được gặp quư vị hôm nay là rất mong quư vị hiểu cho nghịch cảnh đau buồn của chúng tôi trước đây cũng như hiện tại, để giúp chúng tôi nhận lại quyền được hưởng là quyền công dân Mỹ.
Quư vị ủng hộ bằng cách bỏ phiếu, lên tiếng cho chúng tôi, là những người không nói lên được, với Quốc Hội Mỹ, để Quốc Hội thông qua Dự Luật Nhập Tịch cho con quân nhân Mỹ chiến đấu ở Việt Nam. Sự ủng hộ cao quư của quư vị là vinh dự lớn lao không những cho chính chúng tôi, mà c̣n cho cha mẹ và con chúng tôi nữa. Đáng lẽ chúng tôi hưởng quyền này ngay khi sanh ra và được điều chỉnh hợp pháp khi đến đất Mỹ v́ là con của quân nhân Mỹ. Chúng tôi đă sống âm thầm hơn ba mươi năm qua mà không một ai để ư đến.
Nay nhờ văn pḥng UBCNVB giúp chúng tôi có dịp bày tỏ với quư vị hôm nay và c̣n giúp chúng tôi các vấn đề khác nữa. Một lần nữa, chúng tôi thành thật cảm ơn quư vị đă dành thời giờ quư báu, ḷng kiên nhẫn và sự thấu hiểu mà chúng tôi cảm thấy được tự do và an toàn nói lên từ đáy ḷng. Chúng tôi tin tưởng mănh liệt ở quư vị để tiếng nói chúng tôi được lắng nghe, xin đừng để tiếng nói ấy như tiếng kêu trong sa mạc. Chúng tôi cảm thấy vơi đi những băn khoăn đă đè nặng trong tâm từ lâu khi nói lên được với quư vị hôm nay.
Chúng tôi đặt nhiều hy vọng và vững tin vào công lư của chính phủ Mỹ mà chỉ có Quốc Hội mới có quyền điều chỉnh mọi bất công. Chúng tôi cảm ơn Thượng Đế và cảm ơn toàn thể quư vị do các việc quư vị làm đem công lư và nhân vị cho mọi người.
Xin Thượng Đế ban phước lành dồi dào cho quư vị cùng gia đ́nh.
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]