Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HĂY CỨU CỒN DẦU
:: Đ̉I TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đ́nh
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đ́nh
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ư Kiến Độc Giả
· Liên lạc ṭa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· T́m kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
T́m Kiếm


Hit Counter
We received
27231471
page views since June 01, 2005
MS61 - 08/07: T́m Hiểu Về Luật Phá Sản

Tài ChánhLTS. Chương tŕnh “Làm Chủ Ngôi Nhà” (Homeownership) của BPSOS được tài trợ bởi The Prince George’s County Government, Department of Housing and Community Development and Freddie Mac, nhằm hướng dẫn đồng hương về kiến thức căn bản khi làm chủ một ngôi nhà. Kỳ này xin quư độc giả xem bài phỏng vấn giữa cô Lan Chi, Chủ Bút Báo Mạch Sống, và cô Kim Dung, Điều Phối Viên chương tŕnh “Làm Chủ Ngôi Nhà”.

LC: UBCNVB là một tổ chức người Việt toàn quốc độc nhất với chương tŕnh phát triển tài sản. Với 27 năm phục vụ cộng đồng, chúng tôi có quan hệ hợp tác với nhiều ngân hàng tín dụng Quốc Gia Hoa Kỳ, và có mối quan hệ mật thiết với các chuyên gia địa ốc chuyên nghiệp và uy tín người Việt sẵn sàng giúp quư vị chọn một căn nhà tốt nhất với giá hợp lư nhất. Hôm nay chúng tôi sẽ thảo luận về một đề tài rất lư thú, đó là “Luật Phá Sản” ở Hoa Kỳ. Xin Kim Dung cho biết luật phá sản là ǵ?

KD: Thưa cô, Luật phá sản là một thủ tục của toà án Liên Bang để giúp người mắc nợ xoá bỏ số nợ cũ hay xin lập kế hoạch trả dần món nợ đó.

LC: Vậy ai là người có thể quyết định phá sản?

KD: Phá sản là một quyết định cá nhân. Đa số người ta phá sản v́ họ đă nợ một số nợ khổng lồ không tài nào trả nổi, hoặc vỡ nợ v́ lư do thất nghiệp hay tiêu xài hơn mức cho phép, do đó dẫn đến kết quả là phải khai phá sản.

LC: Luật phá sản giúp ích ǵ cho người tiêu thụ?

KD: Các luật về phá sản giúp người mắc nợ xoá bỏ món nợ hoặc làm lại từ đầu bằng cách làm ăn có tổ chức và có quy củ để trả dần số nợ. Trong trường hợp người mắc nợ không thể trả nổi số nợ quá to tát, họ có thể bị doạ siết tiền lương (wage garnishment) hay tịch thâu nhà cửa, họ thường nghĩ ngay đến việc khai phá sản.

LC: Xin cho biết có mấy loại phá sản?

KD: Có 2 loại khai phá sản: Loại thứ nhất là Chương 7 (chapter 7) là loại vỡ nợ phá sản (liquidation bankruptcy), loại thứ hai là Chương 13 (chapter 13) là loại trả nợ dần khi phá sản (repayment bankruptcy).

LC: Đối với Chương 7, người mắc nợ có thể được tha cho tất cả các món nợ?

KD: Không hẳn là như vậy. Toà án phá sản có thể tha cho họ một số món nợ và họ có thể được phép giữ lại một số “tài sản được miễn”. Tuy nhiên, những món nợ có thế chân bởi tài sản hay bất động sản th́ không được xoá.

LC: Xin cho một ví dụ về những món nợ có thế chân?

KD: Loại nợ có thế chân bởi tài sản hay bất động sản bao gồm như nhà hoặc xe cộ.

LC: Toà sẽ xử lư ra sao đối với những loại nợ có thế chân bởi tài sản hay bất động sản?

KD: Theo chương 7, toà sẽ chỉ định một nhân viên tài khoán (trustee) tịch thu tất cả các bất động sản nào không nằm trong diện được miễn (gọi là foreclosure) mục đích để bán tháo (liquidation) và lấy số tiền đó trả cho số đă nợ.

LC: Thế c̣n Chương 13?

KD: Chương 13 là loại phá sản có kế hoạch trả nợ bằng cách trừ lương (wage earner repayment plan), nếu toà phá sản xét thấy người mắc nợ có lợi tức để trả nợ. Một cá nhân khai xin phá sản Chương 13 sẽ được phép trả nợ dần theo thời hạn tuỳ theo thoả thuận, thường là từ 3 đến 5 năm.

LC: Họ có phải trả dần cho đến dứt món nợ có phải không?

KD: Cái đó c̣n tuỳ theo quyết định của toà. Đôi khi toà cứu xét chấp thuận cho người mắc nợ chỉ trả một phần tiền nợ dựa vào hoàn cảnh của mỗi người. Nhiều người không muốn bị tịch thu tài sản như nhà hay xe, nên họ thường xin khai phá sản Chương 13.

LC: Khi một người mắc nợ như chúa chổm muốn trốn nợ th́ chỉ cần khai phá sản?

KD: Dạ không phải như vậy. Đó cũng là suy nghĩ của nhiều người nhưng thật ra quan niệm này rất sai lầm. Trên thực tế, nếu chúng ta không lập kế hoạch về ngân sách, theo dơi phần chi tiêu và tiết kiệm mà cứ xài xả láng th́ chuyện sẽ xảy ra là mắc nợ lung tung phải dẫn đến phá sản.

LC: Có giải pháp nào khác khi một người mắc nợ không có khả năng thanh toán tiền nợ?

KD: Dạ có. Chúng ta vẫn có thể có cơ hội cứu văn bằng cách này hay cách khác. Nếu một cá nhân vướng vào hoàn cảnh nợ nần không thể trả nổi, và liên tục nhận được thơ hay các cú phôn gọi đ̣i nợ và hăm doạ như đ̣i siết nhà chẳng hạn, xin quư vị đừng lo sợ và nao núng.Quư vị có quyền viết thư yêu cầu họ chấm dứt mọi cú điện thoại đe doạ đó. Họ tuyệt đối không có quyền gọi điện thoại tới sở để quấy rầy hay đ̣i nợ, mà chỉ được phép kiểm chứng xem quư vị có làm việc tại đó hay không thôi. Vậy chúng ta sẽ làm ǵ nếu không có khả năng thanh toán tiền nợ?

Sau đây là vài giải pháp để giúp quư vị giải quyết vấn đề:

1. Biết rơ số nợ của ḿnh bằng cách yêu cầu một bản sao của lư lịch tín dụng. Chúng ta có quyền xin báo cáo tín dụng miễn phí một năm một lần đối với 3 cơ quan tín dụng đó là Equifax, Experian và Trans Union để theo dơi vấn đề chi trả và đây cũng là cách để quư vị theo dơi tất cả những thông tin trong tín dụng của chúng ta xem có chính xác hay không và để biết chắc là tín dụng của quư vị không bị kẻ xấu ăn cắp.

2. Liên lạc với các chủ nợ, bằng mọi cách, và thương lượng với họ để xin trả góp từ từ theo khả năng của quư vị, hoặc xin được giảm tiền lăi suất.

3. Bàn bạc với các thành viên trong gia đ́nh để kêu gọi sự giúp đỡ của họ hoặc làm thêm một công việc bán thời gian để kiếm thêm tiền trả nợ.

4. Lập kế hoạch ngân sách chi tiêu hằng tháng, theo dơi và xem xét kỹ lưỡng các hoá đơn cần phải trả, loại bỏ những chi tiêu không cần thiết, lập thứ tự ưu tiên cho loại nợ cần phải trả trước.

5. Nghiên cứu các tài sản đă có, nếu cảm thấy có món nào dư không cần thiết th́ nên bán đi như bán căn nhà lớn để mua một căn nhỏ hơn vừa đủ, hoặc nếu có 2 chiếc xe chúng ta có thể bán bớt một chiếc để xoay xở trả cho số tiền nợ, v.v. tức là t́m mọi cách để trả bớt số nợ càng nhiều càng tốt.

6. Chi trả dứt điểm các món nợ tín dụng nhỏ, đóng các thẻ tín dụng có lăi suất cao và dùng tiền mặt để trả cho những chi phí nào có khả năng trả được. Nhất là không nên mượn thêm nợ có lăi suất cao.

7. Cân nhắc khi mua sắm, bàn bạc kỹ lưỡng với người thân trước khi quyết định mua một món ǵ, và phải dọ giá nhiều chỗ để biết chắc là đúng giá cả hoặc giá thấp.

Tóm lại, ngay từ bây giờ phải bắt đầu tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm.

LC: Xin Kim Dung cho biết các loại nợ nào cần phải được xếp ưu tiên?

KD: Những thứ nợ cần phải được xếp ưu tiên như là: (1) Tiền cần cho đời sống an sinh của gia đ́nh như: tiền nhà, tiền điện nước, điện thoại, thực phẩm, xăng nhớt, bảo hiểm, thuốc men y tế. (2) Tiền nợ xe hoặc tất cả những lệ phí như thuế lưu động (registration fee), kiểm tra xe (car inspection), bảo tŕ (maintenance). (3) Tiền nuôi con (cho dù có án lệnh của toà hay không), v́ nếu vi phạm án lệnh của toà, có thể bị bỏ tù và bị phạt thêm tốn kém, ảnh hưởng đến công ăn việc làm. (4) Thuế lợi tức cũng như bất động sản, thuế nhà đất.

LC: Khi xin khai phá sản, không có nghĩa là tất cả các món nợ đều được xoá bỏ. Vậy những món nợ không được xoá bỏ là món nợ nào?

KD: Đó là tiền nợ đi học, tiền phụ cấp con cái hay tiền cấp dưỡng cho người phối ngẫu đă ly dị, hoặc các món nợ từ việc thương lượng và quyết định của toà khi ly dị. Ngoài ra món nợ về thuế lợi tức của các năm qua và các tiền phạt như phạt lưu thông, say rượu, án h́nh sự, phạt thuế lợi tức và thuế bất động sản, v.v.

LC: Vậy các món nợ thẻ tín dụng có được xoá bỏ không?

KD: Dạ không. Các món nợ thẻ tín dụng mà quư vị dùng để mua các món hàng xa xí phẩm hoặc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng (cash advance) th́ không được xoá bỏ, ngay cả những món nợ chúng ta bỏ sót và quên không liệt kê trong đơn khai phá sản cũng không được xoá.

LC: Theo như Kim Dung th́ chúng ta không nên khai phá sản nếu không phải là đó là giải pháp sau cùng?

KD: Đúng như vậy. Nhiều người không nhận thức được tầm quan trọng của việc phá sản sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của họ. Tuyên bố phá sản có nghĩa là chúng ta đă để lại một dấu ấn xấu cho cả cuộc đời. Phá sản có thể mang lại hậu quả lâu dài trong tương lai về việc chúng ta xin tín dụng, t́m việc làm, mua bảo hiểm, mua nhà hay thuê mướn chỗ ở, v.v.

LC: Việc phá sản sẽ ảnh hưởng đến lư lịch tín dụng của chúng ta trong bao lâu?

KD: Thành tích phá sản sẽ lưu lại trong lư lịch tín dụng của chúng ta từ 7 đến 10 năm. Trong ṿng 7 đến 10 năm, chúng ta sẽ không vay được nợ của các công ty tín dụng, hoặc nếu có, số nợ này sẽ được cho vay với lăi suất rất cao.

LC: Nếu sau khi phá sản mà chúng ta lại mắc nợ một lần nữa mà không trả nổi th́ sao?

KD: Nếu quư vị đă khai phá sản Chương 7, quư vị phải đợi 8 năm kể từ ngày khai phá sản để được khai lần nữa. C̣n đối với Chương 13, quư vị không được phép khai phá sản trong ṿng 4 năm.

LC: Trước khi chấm dứt chương tŕnh, Kim Dung có điều ǵ muốn nói với thính giả của đài?

KD: Phá sản là một tiến tŕnh luật pháp phức tạp. Đệ đơn khai phá sản sẽ ảnh hưởng rất xấu đến lư lịch tín dụng của quư vị. Chúng ta không nên khai phá sản nếu không phải là trường hợp bất khả kháng. Kim Dung mong rằng các thông tin hôm nay sẽ giúp ích cho quư vị đồng hương.

Nếu quư vị cần được sự giúp đỡ, xin liên lạc với Kim Dung Nguyễn, văn pḥng chi nhánh ở Maryland số 301-439-0505.

Mạch Sống 61 - 08/07

Posted on Tuesday, August 07 @ 18:02:48 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tài Chánh
· News by ngochuynh


Most read story about Tài Chánh:
T́m Hiểu Về Luật Phá Sản

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 4


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tài Chánh


 
Copyright © 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke © 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang