Dưỡng Dục Trẻ Em Trai Và Gái Có Khác Biệt?
Date: Tuesday, November 08 @ 16:03:43 EST
Topic: Thế Hệ Trẻ


NGUYÊN VĂN

Trong thập niên qua, người ta có khuynh hướng chú ý đến việc dưỡng dục những trẻ gái, và hầu như quên mất sự phát triển của các trẻ trai. Gần đây, những khám phá mới cho thấy các trẻ trai cũng có những giai đoạn “cao điểm” đầy khó khăn, nhất là khi vào trường tiểu học. Ngay cả việc cạnh tranh nhau trong trò chơi cũng có thể gây ảnh hưởng tâm lý sau này. Hiện nay, xã hội lại có khuynh hướng khiến cho quan điểm “con trai phải ra con trai” càng khó khăn hơn, và việc dưỡng dục con trai cần được chú ý với nhiều nguyên tắc căn bản.

Những nhà nghiên cứu đã cho rằng trẻ trai và gái như là ở hai hành tinh khác nhau, nhưng vì cùng sống chung trên quả đất, cho nên chúng phải được dưỡng dục theo phương cách riêng thích hợp cho giới tính của chúng. Trai và gái có những “cao điểm” khác biệt, những thời kỳ phát triển cảm xúc và xã hội trong đó mọi việc như là sai trái nặng.

Cho đến giờ, trẻ gái chiếm mọi sự chú ý. Chúng khó khăn hơn trẻ trai trong vấn đề kỷ luật nhà trường, và hay bị chứng mất quân bình vì cần sự chú ý (hội chứng ADD). Nhưng trẻ trai cũng cần được giúp đỡ. Con trai thường đông hơn con gái trên ghế nhà trường. Và chúng cũng phạm tội nhiều hơn và kết cục là vào ngồi tù nhiều hơn. Nhiều vụ án bạo động liên quan đến nhân mạng: Jonesboro, Arkansas; Paducah, Kentucky; Pearl, Mississippi... Trong tất cả những vụ bắn bậy trong trường đều là do trẻ trai phạm phải.

Ngay cả hành vi của một trẻ trai bình thường cũng chịu nhiều ảnh hưởng của trào lưu nữ quyền. Tràn trề năng lực và một sự thôi thúc phải chinh phục chính là bản chất bình thường của trẻ trai, ngay từ tuổi rất sớm cũng xuất hiện như là căn bản của sự sinh tồn. Michael Gurian, tác giả của “The Wonder of Boys” phát hiện: “Nếu Huck Finn và Tom Sawyer sống trong thời đại này, sẽ bị cho là mắc chứng ADD hay là hành vi rối loạn.” Ông cho biết sau khi nghiên cứu đã khám phá ra một điều thật sự cũ rích: trẻ trai chỉ là trẻ trai. “Họ là chính họ, chúng ta phải học cách yêu thương họ như chính họ. Đừng thử thay đổi họ.”

Trong khi chân trời của trẻ gái dường như đang rộng mở, thì trẻ trai bị thu hẹp bởi những quan điểm hạn hẹp, cho dù cha mẹ chúng cố gắng tránh mẫu đồng nhất. Bé trai chơi đồ chơi khác bé gái, dù sinh đôi. Lý tưởng “macho” vẫn còn ngự trị. “Chúng tôi cho trẻ trai búp bê và chúng dùng đó để làm súng đạn,” bà Gurian nói. “Trong 15 năm tất cả những gì chúng tôi nghe nói đến chỉ là xã hội hoá. Cha mẹ dưỡng dục con cái trong giai đoạn đó cuối cùng phải nói: Điều đó không đúng. Trai và gái khác nhau rất nhiều. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải thức tỉnh trước những sự thực tâm sinh lý và xã hội.”

Nhưng bản chất thực sự của trẻ trai là như thế nào? Ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh, trai và gái đã có những hành vi khác nhau. Một cuộc nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện Nhi đồng ở Boston cho thấy trẻ trai có những biểu hiện cảm xúc nhiều hơn, và trẻ gái thì có vẻ phản tỉnh hơn. (Có nghĩa là trẻ trai thường khóc khi không vui sướng; còn trẻ gái thì mút tay.) Điều này cho thấy về phần nội tâm trẻ gái sơ sinh có khả năng kiểm soát nhiều hơn. Trẻ trai có mực độ testosterone cao hơn và mực độ serotonin trong thần kinh truyền giao thấp hơn, cho nên tích luỹ nhiều chất bạo động và phản kích hơn. Điều đó giải thích tại sao nhiều người nam tự tử hơn là người nữ, và cũng dễ nghiện ngập cùng mắc chứng ADD hơn.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các sự khác biệt giống phái nói trên đang được phát triển, tuy mới ở giai đoạn phôi thai, nhưng đã lôi kéo nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu về sự so sánh giữa nam và nữ. Đối với trẻ gái, giai đoạn cao điểm đầu tiên thường đến vào thời kỳ đầu tuổi dậy thì. Cho đến khi đó, như khám phá của Gilligan và đồng sự, thì trẻ gái vẫn có một khả năng lớn lao về việïc thiết lập tương quan và biểu hiện cảm tình. Nhưng đến tuổi dậy thì, thì trẻ gái thu hình lại, che dấu tình cảm, thu vào nội tâm. Lòng tự trọng của chúng tăng nhanh.

Trong khi đó cao điểm của trẻ trai đến sớm hơn, những nhà nghiên cứu cho rằng “đó là vào tuổi lên 5, 6, 7. Trong khi trẻ gái là vào tuổi 11, 12, 13.” Các vấn đề của tuổi này bao gồm cả sự đái dầm và lo lắng hồi hộp. “Chúng không có đủ ngôn ngữ để nói lên, nhưng xúc cảm không phải là nông cạn,” chính vì vậy mà nhóm Gilligan chuyên nghiên cứu các trẻ em mẫu giáo. Đối với trẻ gái tuổi đó, việc ôm cha mẹ hôn giã từ là chuyện thường. Nhưng đối với trẻ trai, thì phải bắt chước theo những hành vi của “anh lớn” để tránh bị gọi là “con gái”. Ngay từ tuổi lên 4, trẻ trai đã phải theo những khuôn khổ “nam nhi” và phải thích ứng với môi trường xã hội chung quanh.

Đó là một hiện tượng mà những bà mẹ nếu chịu khó lưu ý sẽ khám phá ra ngay. Chẳng hạn như khám phá thấy khi con mình hôn mình trong trường sẽ bị các trẻ trai khác chế nhạo. Đó là áp lực của xã hội khiến cho trẻ trai phải kềm hãm và dồn nén cảm tình của mình trong một giai đoạn quá sớm. Theo nhận định của William Pollack, giám đốc Trung tâm Nam giới thuộc Bệnh viện Mc Lean ở Boston, thì “chúngï đã mất sự liên hệ với bản chất thực của mình và con người thực của mình. Trẻ trai là một sự khủng hoảng thầm lặng. Chỉ cho đến khi chúng bóp cò thì chúng ta mới chú ý đến chúng.”

 







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=463