Einstein: Một nhân cách Cao quý
Date: Monday, May 09 @ 16:23:07 EDT
Topic: Tin Tức Thời Sự


Tháng 9 năm nay nguyệt san Scientific American đã dành trọn một số đặc biệt viết về nhà vật lý học Albert Einstein (1879-1955), đoạt giải Nobel Khoa Học năm 1940, cha đẻ phương trình nổi tiếng E=mc2 và nhiều lý thuyết ứng dụng liên quan đến đời sống hàng ngày trong mọi lãnh vực. Sau đây là vài quan điểm của toà soạn báo Scientific American dưới nhan đề Einstein = Man of Conscience2:


“A. Einstein, vĩ nhân của thế kỷ 20, một thiên tài khoa học gây chấn động địa cầu".

Phương trình E=mc2 là một phương trình nổi tiếng nhất trong lĩnh vực khoa học và có ảnh hưởng to lớn đến nhân loại ngày nay. Giới khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu Thuyết Tương đối, Thuyết Lượng Tử và Phân Tử của ông.

Einstein đã giúp cho chúng ta thấy làm thế nào bẻ cong không gian và kéo giãn thời gian. Nhân loại đã tôn vinh ông là người khổng lồ trong giới khoa học so với những nhà bác học vật lý kiệt xuất khác như Niels Boliz, Max Planck, Paul Dirac, Erwin Schrodinger... Năm 1919, trong lần nhật thực toàn phần, người ta đã quan sát thấy hiện tượng ánh sáng bị sức hút của các thiên thể bẻ cong, đúng hệt như dự đoán trong lý thuyết của Einstein; danh tiếng ông càng vang dội.

Người ta không chỉ kính trọng ông mà còn thực sự yêu mến ông vì ông đã tạo ra mẫu hình của một thiên tài khoa học, hiện thân của chính ông, vừa duyên dáng, vừa lập dị nhưng tốt bụng. Vào những thập niên 1950, nỗi lo sợ về phóng xa khiến nhiều người cảm thấy bất an đối với những khoa học gia vật lý nguyên tử đầy tham vọng nhưng vô tâm hoặc cao ngạo, nhưng thế giới vẫn giành nhiều cảm tình đối với Einstein và không mảy may e ngại đối với ông.

Từ nhà khoa học nổi tiếng, Einstein đã bước sang lĩnh vực chính trị, không phải vì ham muốn quyền lực mà muốn phục vụ cho những mục đích cao cả.
Trước những bất công trên thế giới, ông nhận thấy trách nhiệm của mình đã vô tình trở thành đồng loã phát minh ra loại vũ khí huỷ diệt khủng khiếp nhất trong thế kỷ 20. Các tài liệu cho thấy sự tàn phá, huỷ diệt của Đệ nhất Thế Chiến đã khiến ông từ một người chống đối ôn hoà chủ nghĩa quân phiệt thành người phản đối mãnh liệt. Ông đã phát biểu chính kiến của mình trong các hội nghị, nhằm cổ vũ cho một khuôn mẫu chính quyền công chính toàn cầu. Năm 1939, ông đã cùng nhà vật lý học Leo Srilard viết thư cho Tổng Thống Franklin D. Rosoevelt, đưa đến dự án Manhattan và sự kiện Hoa Kỳ chạy đua với phát xít Đức trong việc chế tạo bom nguyên tử. Nhưng sau khi Hoa Kỳ thành công về nguyên tử và thảm hoạ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima ở Nhật, Einstein đã thất vọng, nuối tiếc: “Nếu biết họ làm như vậy thì thà tôi đi làm thợ đóng giầy còn hơn!”

Trả lời một số người hỏi về Thuyết Tương Đối, ông phát biểu một cách dí dỏm: “Có rất ít người hiểu về lý thuyết này. Thật ra cũng giản đơn thôi: Một giờ có 60 phút, nếu trong 60 mươi phút đó bạn gần gũi người yêu thì cảm thấy rất nhanh chóng; còn như bạn sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng thì 60 mươi phút đó sẽ dài như cả năm!”

Ông lại luôn tin rằng bất kỳ khoa học gia nào cũng phải có trách nhiệm về mặt đạo đức là giải thích công việc mình đang làm và tác động chính trị của nó. Trốn tránh trách nhiệm đó thì cũng như nói rằng khoa học chẳng có một giá trị nào cả.





This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=41