(1) Chính sách của Trung Cộng
là gặm dần lănh thổ và lănh hải của Việt Nam bằng phương cách mà các chuyên gia
quốc tế gọi là “salami slicing” (xắt lát cây lạp xưởng). Đây là kế tiệm tiến, với
mỗi bước được cân nhắc để tránh gây phản ứng mạnh của quốc tế; đến khi mọi người
nhận thức ra th́ sự thể đă rồi. Giàn khoan HD 981 không phải là bước đầu hay bước
cuối mà nằm trong một chuỗi hành động xâm lấn Việt Nam đă được khởi xướng từ đầu
thập niên 1970 và c̣n tiếp diễn.
(2) Sau 4 thập niên bị xâm lấn Biển Đông, chính quyền Việt Nam vẫn
chưa có bất kỳ hành động thích đáng nào, mà căn bản và cần thiết nhất là kiện
Trung Cộng ra Toà Án Công Lư Quốc Tế hay Toà Án Quốc Tế về Luật Biển. Ngược lại,
chính quyền Việt Nam đă thẳng tay đàn áp các công dân tham gia biểu t́nh ôn hoà
để bày tỏ ḷng yêu nước.
(3) Hai yếu tố tiên quyết để
đối phó hữu hiệu với chính sách xâm lấn dài hạn của Trung Cộng là chính quyền
Việt Nam phải dứt khoát cắt bỏ sự thống thuộc Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và người
dân phải thực sự làm chủ đất nước. Có vậy th́ mới huy động được sự đồng tâm nhất
chí của toàn dân, tranh thủ được sự yểm trợ của thế giới tự do, và đóng lại tuyến
pḥng thủ để giặc không lẻn vào ngă sau theo quan hệ đảng thống thuộc.
(4) Các chính quyền dân chủ
sẽ không bao giờ yểm trợ cho một chế độ độc tài cộng sản và có thành tích đàn
áp nhân quyền một cách trầm trọng, v́ điều này không thuận ḷng dân và sẽ bị
công luận quốc tế lên án. Ngay cả trong vấn đề Hợp Tác Xuyên Thái B́nh Dương
(TPP), Hoa Kỳ sẽ rất khó bênh vực cho Việt Nam để được tham gia nhằm cứu văn nền
kinh tế nếu từ giờ đến cuối năm không có những cải thiện nhân quyền một cách cụ
thể và căn bản.
(5) Tập thể 4.5 triệu người
Việt ở hải ngoại đóng vai tṛ chủ lực trong quốc tế vận, bao gồm huy động quốc
tế áp lực chính quyền Việt Nam xoá bỏ các công cụ đàn áp và chấp nhận tiến
tŕnh dân chủ hoá trong hoà b́nh, đồng thời yểm trợ dân tộc Việt Nam đối kháng
chính sách xâm lấn tiệm tiến của Trung Cộng. Từ giờ đến cuối năm 2014 là thời
điểm thuận lợi và cần thiết để thực hiện công cuộc quốc tế vận này.
Trọng
tâm từ giờ đến cuối năm của CFDV là:
(1) Đ̣i hỏi chính quyền Việt Nam phải có những hành động thích đáng đối với
Trung Cộng, kể cả việc kiện Trung Cộng trước các toà án quốc tế. Đây là tiền đề
cần thiết tuyệt đối cho sự yểm trợ của thế giới tự do.
(2) Vận động chính phủ Hoa Kỳ và các chính quyền có quyền lợi liên đới như
Liên Âu, Úc, Nhật, Ấn Độ… có thái độ mạnh mẽ để chặn đứng chính sách khống chế
Biển Đông của Trung Cộng.
(3) Vận động chính phủ Hoa Kỳ dứt khoát loại bỏ Việt Nam ra khỏi Hợp Tác
Xuyên Thái B́nh Dương (TPP) nếu từ giờ đến cuối năm chính quyền Việt Nam không:
a. Trả tự
do cho tất cả tù nhân lương tâm;
b. Xoá bỏ
các công cụ đàn áp như Nghị Định 72 về internet, Nghị Định 92 về tôn giáo và
tín ngưỡng, và các Điều 88, 258 và 79 Bộ Luật H́nh Sự;
c. Tuyệt
đối tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hoà, kể cả biểu t́nh ôn
hoà;
d. Chấp
nhận sự hiện hữu của các công đoàn tự do và độc lập, và các tổ chức dân sự;
e. Luật
hoá các cam kết trong Công Ước LHQ về chống tra tấn, cụ thể là truy tố những
hành vi bạo hành, tra tấn bởi công an hay việc mượn tay côn đồ.
(4) Can thiệp cho các đồng bào bị bắt bớ, sách nhiễu chỉ v́ thực thi quyền tự
do ngôn luận, biểu t́nh ôn hoà hay lập hội.
(5) Yểm trợ cuộc tranh đấu của toàn dân để giành quyền làm
chủ đất nước và bảo toàn lănh thổ Việt Nam.
Các
hành động cụ thể và cấp thời để thực hiện các trọng tâm này gồm có:
(1) Vận động dư luận Hoa Kỳ và quốc tế
qua các bài quan điểm trên báo chí Anh ngữ và chiến dịch thỉnh nguyện thư gửi các
chính quyền Hoa Kỳ và quốc tế;
(2) Vận động buổi điều trần
và các nghị quyết của Quốc Hội Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông;
(3) Triệu tập hội nghị để
soạn kế sách chung cho người Việt trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy tiến tŕnh
dân chủ hoá đất nước và đối phó với chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng;
(4) Liên kết với các cộng đồng Phi Luật Tân, Nhật, Mă Lai, và Trung Hoa dân
chủ để cùng tranh đấu; và
(5) Kêu gọi LHQ và các chính quyền dân chủ can thiệp các vụ đàn áp người
biểu ôn hoà t́nh chống Trung Cộng.
Nhằm phát động các nỗ lực trên, CFDV sẽ tổ chức cuộc tổng vận động với Quốc
Hội và Hành Pháp Hoa Kỳ, ở Hoa Thịnh Đốn ngày 16 tháng 7 tới đây.
Chúng
tôi sẽ thiết lập trang web để phổ biến thông tin cập nhật của CFDV và để kêu gọi
sự tham gia rộng răi của người Việt ở trong nước và trên thế giới.
Thông
tin liên lạc:
Bs.
Hồ Ngọc Trâm, email: hotram919@gmail.com
Cựu
Dân Biểu Cao Quang Ánh, email: acao@tulane.edu
Ts.
Nguyễn Đ́nh Thắng, email: thang.nguyen@bpsos.org
Để tham gia cuộc tổng vận động ngày 16 tháng 7, xin ghi danh tại: http://events.constantcontact.com/register/event?llr=rrd6eedab&oeidk=a07e9d1lmx99cba75de
hay gửi email cho: vn2014@bpsos.org, hay gọi điện thoại: 703-538-2190.