Vận Động UPR
Date: Monday, February 03 @ 12:56:34 EST
Topic: Nhân Quyền


Vận Dụng UPR Để Phát Huy Xã Hội Dân Sự

Ts. Nguyễn Đình Thắng

http://machsong.org

Ngày 3 tháng 2, 2014

Để chuẩn bị cho cuộc Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) đối với Việt Nam vào ngày 5 tháng 2 tới đây, văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ đã soạn bản tóm lược những đóng góp của các tổ chức phi chính phủ. Ai đọc nó sẽ thấy một số điểm nổi bật sau đây:

·         11 bản đóng góp của các tổ chức người Việt ở hải ngoại chỉ trích Việt Nam vi phạm nhân quyền

·         1 bản đóng góp của một số người Việt và Mỹ phản chiến ở hải ngoại bênh vực chế độ (do Ông Merle E Ratner và Ông Ngô Thanh Nhàn đứng tên)  

·         4 bản đóng góp của các tổ chức ở trong nước thật sự độc lập với chính quyền

·         14 bản đóng góp của các tổ chức Việt ở trong nước bênh vực chế độ

·         Trong 2 trường hợp, có sự đối đầu trực tiếp giữa tổ chức quốc doanh và tổ chức độc lập: Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền do LM Phan Văn Lợi đại diện đối lại với Uỷ Ban Công Giáo Đoàn Kết do LM Phan Khắc Từ đại diện; Liên Hiệp Cao Đài Tây Ninh đối lại với Cao Đài Tây Ninh.

·         Ngoài ra còn có 29 bản đóng góp của các tổ chức khác, mà phần lớn là các tổ chức nhân quyền quốc tế.

 

BPSOS thực hiện hay hỗ trợ 7 trong số 15 bản đóng góp của các tổ chức độc lập của người Việt.

 

Bà Trần Thị Ngọc Minh họp ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 24/01/2014



Sự hiện diện trong bản tóm lược của khá đông các tổ chức độc lập người Việt trong và ngoài nước là chỉ dấu cho thấy đồng bào trong nước cũng như cộng đồng Việt ở hải ngoại ngày càng trưởng thành trong lĩnh vực quốc tế vận.

 

Bản tóm lược này là tài liệu chính thức mà Hội Đồng Nhân Quyền LHQ gởi đến các phái đoàn chính phủ trước khi họ tham dự buổi kiểm điểm và đặt câu hỏi với Việt Nam.  Góp ý cho bản tóm lược này do đó rất quan trọng để nêu lên các lĩnh vực vi phạm nhân quyền và đưa ra các khuyến nghị cho buổi kiểm điểm. Các bản đóng góp này đều phải nộp cho Hội Đồng Nhân Quyền LHQ từ tháng 6 năm ngoái.

 

Dự kiến Việt Nam sẽ được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ và sẽ ký Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn, bản góp ý của BPSOS tập trung vào các hình thức tra tấn phổ biến ở Việt Nam. Ba tuần trước buổi kiểm điểm, BPSOS đã cùng một số tổ chức phát động Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam và phát hành bản báo cáo 140 trang về nạn tra tấn ở Việt Nam.

 

Bản báo cáo này, kèm với danh sách câu hỏi, được gởi đến chính quyền của tất cả các quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Liên Âu, và Úc với kỳ vọng họ sẽ dùng để đặt câu hỏi với Việt Nam vào ngày 5 tháng 2 này.

 

Riêng với Hoa Kỳ, BPSOS đã có hai buổi tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao để nêu các vấn đề cần đặt ra với Việt Nam tại buổi kiểm điểm định kỳ. Các vấn đề này gồm có tra tấn, lao động cưỡng bức, buôn lao động, quyền của người lao động, và tự do cho tù nhân lương tâm.

 

Một trong hai buổi họp này có sự tham gia của Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Họp với Bà Ngọc Minh có kho ảng chục giới chức Hoa K ỳ, gồm có Ông Scott Busby, Trợ Lý Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách dân chủ, nhân quyền, và lao động; Ông Lewis Karesh, Phụ Tá Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ đặc trách lao động; và các nhân viên Bộ Ngoại Giao thuộc bộ phận chống buôn người, bảo vệ lao động, và đặc trách Việt Nam.

 

Nay chỉ còn đôi ngày thì chúng ta sẽ phối kiểm được hiệu quả của nỗ lực chuẩn bị kéo dài 9 tháng này cho buổi kiểm điểm định kỳ đối với Việt Nam về nhân quyền.   

 

Một kết quả chắc chắn đạt được là tiếng nói của nhiều nhóm xã hội dân sự ở Việt Nam đã được đưa vào hồ sơ của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, một tiền lệ để khai thác từ nay.

Đọc bản tóm lược của văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ:
http://daccess-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/G13/183/23/PDF/G1318323.pdf?OpenElement

Đọc nguyên văn các bản đóng góp: http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/UPRVNStakeholdersInfoS18.aspx

và tại: http://dvov.org/un-special-procedures/

Ghi danh tham gia: Ngay Van Dong Cho VN







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2798