3 Làn Sóng Nhập Cư Của Người Việt
Date: Thursday, January 20 @ 11:27:59 EST
Topic: Phát Triển CĐ


Minh Công

Người Việt Nam đang định cư và sinh sống tại hải ngoại nói chung và Hoa Kỳ nói riêng hiện nay thường được phân ra làm 3 nhóm với những đặc điểm riêng biệt rất khác nhau được tạo thành từ hoàn cảnh ra đi của từng nhóm:

1. Những người rời khỏi Việt Nam khoảng 20-30 năm về trước bằng con đường vượt biển. Đây là nhóm người đã phải trải qua rất nhiều mất mát, đau thương để có thể khẳng định và vươn lên tại quê hương mới. Những con người này có rất ít các ràng buộc tình cảm với Việt Nam hiện nay.

2. Những du sinh trẻ, những người kinh doanh rời Việt Nam trong vòng 15-20 năm trở lại đây. Nhóm người này thường có nhiều ràng buộc tình cảm với Việt Nam, đồng thời do không phải trải qua quá trình vượt biển gian khổ nên thường không thấu hiểu những người vượt biển.

3. Những người được gia đình bảo lãnh theo diện đoàn tụ hay hôn nhân. Đa phần nhóm người này là nhóm được coi là may mắn nhất. Họ định cư tại nước ngoài với sự hỗ trợ và giúp đỡ của những người thân đã định cư một thời gian lâu. Nhóm người này có mối quan hệ tình cảm rất sâu đậm với Việt Nam, khi đối mặt với khó khăn trong cuộc sống mới tại xứ người, họ luôn so sánh nó với khi còn ở Việt Nam.



Nhóm 1

Nhóm này rời Việt Nam đã lâu và đang định cư trên toàn thế giới, nhiều nhất là ở Hoa Kỳ. Họ ra đi bằng con đường vượt biển, chấp nhận sự gian khổ, mất mát và nhiều khi cả chết chóc trong suốt quá trình trước khi đặt chân lên được vùng đất mới. Những người thuộc nhóm thời gian đầu sinh sống trên xứ người gặp rất nhiều điều kiện không thuận lợi vì rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, thói quen, và phong tục tập quán. Không ít người đã phải trả một cái giá rất đắt về thể xác và tinh thần trên con đường vượt biển. Tuy nhiên họ cũng có những lợi thế không nhỏ của những người đi khai phá đầu tiên:

- Lúc quyết định ra đi thì họ 9dã chấp nhận bỏ lại tất cả, cho nên không có ý tưởng nhìn lại, không so sánh để phải băn khoăn, hối tiếc. Họ đã có sự chuẩn bị về tâm lý và suy nghĩ, sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách, khó khăn phía trước.

- Do là những làn sống nhập cư đầu tiên, họ thường nhận được sự giúp đỡ tài chánh và mọi thứ cần thiết từ chính quyền sở tại trong cuộc sống ngay từ những ngày đầu định cư. Bên cạnh sự kỳ thị vốn không thường xảy ra ở nước bản địa, nhóm 1 thường nhận được sự thông cảm, chia sẻ và quan tâm của dân bản xứ. Chính sự đón nhận nồng hậu này đã giúp cho họ có thể vươn lên và hòa nhập với cuộc sống mới.

Đặc điểm của nhóm người này bao gồm nhiều thành phần xã hội, trình độ, giai 1ấp khác nhau khi còn ở tại Việt Nam. Do rào cản về ngôn ngữ, nhóm người này thường phải bắt đầu với những công việc tay chân đơn giản để kiếm sống tại quê hương thứ hai của họ. Tuy nhiên, do xuất thân từ những tầng lớp khác nhau trong xã hội Việt Nam, mỗi người trong số họ có những cảm nhận khác nhau về cuộc sống mới.

- Những người đã từng là công nhân, nông dân, hay quen làm việc chân tay thì cảm thấy thoả mãn với công việc lao động mới tại xứ người (xét về mặt thu nhập và thái độ đối xử trong xã 5ội mới). Tuy họ có hạn chế về trình độ và ngôn ngữ, nhưng thế hệ thứ 2 của nhóm này cũng thành công nhiều trên con đường học vấn. Đối với họ, quê hương thứ hai đã mang lại những thứ mà họ sẽ không bao giờ có thể đạt được nếu sống tại Việt Nam. Nói một cách khác, những người này đã đạt được cái giấc mơ của họ trên quê hương mới.

- Những người có bằng cấp, địa vị tại Việt Nam trước khi ra đi thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hòa nhập. Họ lúc đầu cảm thấy bị hụt hẫng rất nhiều bởi vì phải làm lại tất cả từ con số không. Họ phải làm đủ thứ việc tay chân mà trước đây họ chưa từng làm. Tuy nhiên do họ đã quyết tâm ra đi và không còn có một chọn lựa nào khác cho nên đã chấp nhận thực tế để tìm cơ hội trong tương lai. Trong những năm đầu, không ít những người trong nhóm này bị những người quen làm việc chân tay coi thường cho là “có học hay không, anh cũng phải lao động như tôi” hay vì nguồn thu nhập kém hơn (vừa học vừa làm, hay là có làm thì cũng không bằng sức). Đây cũng là những nỗi bức xúc lớn đối với nhóm này, trong những ngày chân 1ớt chân ráo tại xứ lạ quê người. Thế nhưng, sau một thời gian hoà nhập và học hỏi, không ít người trong nhóm này vượt thoát những khó khăn, đạt được những thành quả đáng kể về mặt học vấn và nghề nghiệp, vươn lên khẳng định vị trí mình tại xã hội mới. Thế hệ thứ hai của nhóm này cũng đạt nhiều thành tích đáng kể về mặt học vấn và ổn định tài chánh gia đình cho nên những mặc cảm ban đầu dần dần được san bằng.

Đặc điểm chung hiện nay của phần lớn người Việt thuộc nhóm 1 là do rời quê hương đã lâu, lại không có ràng buộc hay vương vấn Việt Nam, lại hội nhập tốt với xã hội nơi xứ người cho nên họ mất dần cảm giác buồn lo trong cuộc sống. Họ có nhiều bạn bè từ những người đồng hương gặp nhau ở trải chuyển tiếp, gặp nhau ở xứ người qua các khoá học hay từ nơi làm việc (bao gồm cả những sắc dân khác). Thêm nữa, bây giờ mọi thứ đều được “toàn cầu hoá”, từ thông tin qua mạng, điện thoại nước ngoài giá rẻ và họ lại có điều kiện dễ dàng để về thăm Việt Nam cho nên chuyện nhớ nhà, nhớ quê hương, chuyện thiếu tình người... không còn là vấn đề đáng quan tâm trong nhóm người này nữa. Thế hệ con em của nhóm này từng bước khẳng định vị thế của dân tộc Việt Nam và không ít họ đang hoạt động hay nắm giữ những vai trò quan trọng trong xã hội của những đất nước đã đón chào ba mẹ họ 20-30 năm về trước. Độ tuổi trung bình của nhóm người này thường là khoảng từ 60 tuổi hay lớn hơn và đa phần họ đã nghĩ hưu.

Nhóm 2

Nhóm này chiếm mộ tỷ lệ nhỏ so với nhóm 1. Những người trong nhóm này đã tời Việt Nam bằng con đường xuất ngoại chính thức cho nên:

- Họ đã không trải qua những chặng đường đau khổ, mất mát trước khi định cư như những người trong nhóm 1. Họ thường thiếu sự chuẩn bị tư tưởng để chấp nhận khó khăn trước khi rời Việt Nam. Đôi khi nhóm này còn nhận được những thônt tin sai lạc qua hình ảnh, những câu chuyện của những người đi trước về chơi Việt Nam khiến họ mơ tưởng về một thiên đường nơi xứ lạ mà không thấy được những thực tế khó khăn đang chờ đón. Họ có thể đang có một cuộc sống khá tốt, đang giữ một chức vụ cao cũng như sở hữu một số tài sản có giá trị khi còn ở Việt Nam. Chính vì vậy, khi đến định cư tại nước ngoài họ vẫn còn “vương vấn” với những thứ ấy cho nên rất khổ sở để đối đầu với một cuộc sống mới khi phải bắt đầu mọi thứ lại từ đầu với một vị trí thấp bé trong xã hội. Họ cảm thấy bất mãn, nhục nhã khi phải làm những công việc không phù hợp với trình độ hay là giai cấp của họ như tại Việt Nam.

Do là làn sóng nhập cư sau này, họ không nhận được tài trợ nhiều của chính quyền bản 1ứ cho nên gặp nhiều khó khăn về mặt tài chánh. Khó khăn về tài chánh sẽ dẫn đến nhiều khó khăn về mặt tinh thần và tâm lý. Vì thế mà nhóm người này rất khó hội nhập và rất khó thành công nếu không kiên trì và dẹp bỏ tự ái cá nhân.

- Đối với các du sinh có học bổng thì ít gặp trở ngại về chuyện học do học lực cao, nhưng lại phải lo về mặt tài chánh, cho nên cuộc sống cũng khá vất vả, nhiều khi việc học cũng bị ảnh hương hay dang dở. Những người này nếu vượt qua được giai đoạn học tập khó khăn thì có thể tìm được chỗ đứng nơi xứ người.

- Những du sinh nhà giàu thì không lo về mặt tài chánh nhưng phần lớn thì có sức học yếu, lại mang tư tưởng ỷ lại cho nên dễ có cuộc sống buông thả, dẫn đến chuyện lơ là việc học và thất bại. Những bạn trẻ này không có chỗ đứng nơi xứ người.

- Những du sinh tự túc, không có học bổng nhưng cũng không có nguồn tài chánh dồi dào chu cấp từ gia đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn  trong việc học vì phải dành thì giờ để kiếm tiền trang trải mọi chi phí. Nếu vượt qua nổi khó khăn, nhóm trẻ này có thể thành công và thích nghi với cuộc sống mới dễ dàng hơn do đã lăn lộn kiếm sống.

- Đặc điểm của nhóm này là ít bạn bè cộng với nỗi buồn nhớ quê nhà cũng những ràng buộc tình cảm gia đình trong nhóm này còn khá cao cho nên cuộc sống dễ bị chi phối và buồn chán. Do là những người chưa trải qua chiến tranh hay quá trình vượt biển khó khăn, gian khổ nên những người thuộc nhóm này khó có được sự đồng cảm của những người Việt thuộc nhóm 1.

Nhóm 3

Nhóm này cũng chỉ là một số rất nhỏ so với nhóm 1. Nhóm người này cũng tựa như nhóm 2, chỉ khác là có một 1ố có thể nhận được hỗ trợ tinh thần và tài chánh của thân nhân đi trước, nay đã ổn định.

Nhóm người này cũng không dễ hội nhập vào xã hội mới do họ là làn sống nhập cư mới nhất, lại dứt bỏ hết những gì mà họ đã có trong khoảng thời gian ở tại quê nhà. Đối với những ai từng quen làm việc lao động chân tay ở Việt Nam thì rất dễ hội nhập vào cuộc sống mới vì họ được nhiều hơn là mất khi đến xứ người.

Cũng có một số người trong nhóm thứ 3 này, để đạt được mục đích định cư tại nước ngoài mà tiến hành các cuộc hôn nhân “mua bán”. Những cuộc hôn nhân trên dễ dàng bị đổ vỡ do hai phía đến với nhau bằng những tính toán tài chánh nhiều hơn là hạnh phúc của bản thân họ. Họ chỉ mượn đường đi để thức hiện cho được toan tính cá nhân. Đa phần nhóm này cũng cần thời gian mới hội nhập và san bằng những khác biệt về cuộc sống tại xứ người. Trong số này có những bậc phụ huynh được ra nước ngoài để đoàn tụ gia đình. Phần lớn, họ rất khó hội nhập với cuộc sống mới vì vấn đề tài chánh, ngôn ngữ, văn hoá, có khi còn vướng bận tình cảm con cái hiện còn ở Việt Nam. Thêm vào đó, họ lại có nhiều thời giờ thừa thãi. Tất cả những thứ ấy đã khiến cho họ nhìn thấy cuộc sống tại xứ người không thể nào thích hợp. Rất ít người trong nhóm thứ 3 có thể đạt được thành công ngay trong cuộc sống sau khi định cư. Tương lai của con cái là mục tiêu chính đã giúp họ có đủ nghị lực và quyết tâm đối mặt với những thử thách phía trước.







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2114