Trúng Nắng
Date: Tuesday, July 06 @ 14:48:56 EDT
Topic: An Toàn Lao Động


Ngọc Huỳnh

NHIỆT ĐỘ CAO + ĐỘ ẨM CAO + HOẠT ĐỘNG TAY CHÂN = TRÚNG NẮNG

Khi thân thể không thể tự giảm nhiệt bằng cách toát mồ hôi, thì sẽ dẫn đến tình trạng trúng nắng.  Hai loại trúng nắng tai hại nhất là kiệt sức (heat exhaustion) và Trúng Thử (đột quỵ - heat stroke).  Nếu không được điều trị kịp thời, kiệt sức vì nóng sẽ dẫn tới đột tuỵ và có thể đưa đến tử vong.

KIỆT SỨC VÌ NÓNG

Phản Ứng Cơ Thể: Nhức đầu, chóng mặt, mất sức, tâm trạng thay đổi (dễ bị kích thích, hoặc bối rối/không thể suy nghĩ chín chắn), sót ruột, ói mửa/nôn mửa, và nước tiểu có màu đậm và ít hơn bình thường, xỉu/bất tỉnh, và da tái nhợt.



Phải làm gì?

- Phải hành động ngay lập tức. Nếu không chữa trị kịp thời, kiệt sức vì nóng có thể dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong.

- Chuyển bệnh nhân đến nơi có bóng mát để nghỉ.  Đừng để họ nằm một mình.  Nếu họ cảm thấy chóng mặt, đỡ họ nằm ngửa và nâng chân họ lên khoảng 6-8 in.  Nếu họ cảm thấy buồn nôn hay sót ruột thì đặt họ nằm nghiêng.

- Cởi quần áo dày ra.

- Cho người bệnh uống một chút nước lạnh (một tách trong vòng 15 phút) trừ khi họ cảm thấy buồn nôn.

- Quạt hoặc phun hơi nước mát để giảm nhiệt hoặc đắp khăn ước lên người.

- Nếu họ không cảm thấy khoẻ hơn trong vài phút hãy gọi cấp cứu qua số điện thoại 911.

Nếu kiệt sức vì nóng không được chữa trị kịp thời, thì có thể dẫn đến trúng thử.

TRÚNG THỬ

Phản ứng cơ thể: Da tái nhợt và khô (không toát mồ hôi), da ửng hồng và nóng (trông giống như bị cháy nắng), tâm trạng thay đổi (dễ bị kích thích, bối rối/làm điều vô lý), tai biến mạch máu / động kinh, và bất tỉnh.

Phải làm gì?

- Gọi cấp cứu theo số điện thoại 911.

- Chuyển bệnh nhân đến nơi có bóng mát. Đừng để họ nằm một mình. Nếu họ cảm thấy chóng mặt, đỡ họ nằm ngửa xuống và nâng chân họ lên khoảng 6-8 in. Nếu họ cảm thấy buồn nôn hay sót ruột thì đặt họ nằm nghiêng.

- Cởi quần áo dày.

- Cho bệnh nhân uống nước lạnh (một tách nhỏ trong mỗi 15 phút) nếu họ có thể uống được và không buồn nôn.

- Quạt hoặc phun hơi nước mát để giảm nhiệt hoặc đắp khăn ước lên người.

- Nếu có đá lạnh, đặt bọc đá dưới nách và háng bệnh nhân.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ LẤY MÌNH?

- Cần biết những dấu hiệu và triệu chứng trúng nắng và phải biết làm gì để giúp bệnh nhân.

- Phổ biến kiến thức về các bệnh do trúng nắng cho nhân viên.

- Thi hành công việc nặng vào những giờ mát mẻ trong ngày

- Tập dần dần làm quen với hơi nóng và công việc. Quá trình này thường kéo dài hai tuần.

- Áp dụng hệ thống đồng hành (làm thành đôi).

- Uống nước lạnh nhiều, cứ khoảng 15-20 phút thì nên uống một ly nước.

- Mặc quần áo nhẹ, rộng rãi, thoáng và dễ thấm mồ hôi như quần áo bằng vải cô-tông.

- Nghỉ giải lao ngắn thường xuyên trong bóng mát để giúp cơ thể giảm nhiệt

- Không nên ăn quá no trước khi làm việc trong môi trường nóng.

- Tránh uống rượu và các loại nước giải khác có chất cafein vì các chất này làm cơ thể mất nước, đưa đến nguy cơ suy tim.

YẾU TỐ NÀO TĂNG NGUY CƠ TRÚNG NẮNG?

- Nhân viên bị nguy hiểm hơn nếu họ đang trong thời kỳ dùng thuốc (hãy hỏi lại bác sĩ, y tá, hoặc nhà thuốc xem thuốc bạn dùng có tác hại khi làm việc trong môi trường nóng không).

- Nếu trước đây họ đã từng bị bệnh do sức nóng gây ra.

- Nếu có trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân (như mặt nạ hô hấp).

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1927