Ô-Sin Việt Ở Mã Lai
Date: Sunday, November 23 @ 13:29:08 EST
Topic: Chống Buôn Người


Ô-Sin Việt Ở Mã Lai

Video tài liệu về tình trạng phụ nữ Việt làm gia nô ở xứ người

 http://www.youtube.com/watch?v=-yFXLh9lMZ4

 http://revver.com/video/1336300/vietnamese-domestic-workers-face-exploitation-and-abuses/

10 giờ đêm Thứ Bảy 8 tháng 11, 2008 Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam ở Mã Lai nhận điện thoại của một chị với giọng hốt hoảng. Chị cho biết cùng 3 người Việt nữa bị nhốt và bị đánh, chị và một người bạn vừa vượt rào trốn thoát được.

Chị Quỳnh và chị Hà leo đại lên xe buýt dù không biết đi đâu. May mắn, hai chị gặp được 3 công nhân Việt trên xe; họ làm cho các hãng xưởng ở trong vùng. Họ mách cho hai chị gọi đến Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam để được giúp đỡ.

Công ty môi giới SONA, Hà Nội, Việt Nam



Nhân viên văn phòng lập tức gọi cảnh sát và đi cùng với cảnh sát đến để cứu 2 chị còn kẹt lại.

Qua ngày hôm sau, cả bốn chị được đưa ra sống ở một khu chung cư bên ngoài tương đối an toàn và thoải mái.

Các chị đến Mã Lai để giúp việc nhà cho các gia đình bản xứ. Vừa đến nơi, công ty môi giới Mã Lai Winbond tịch thu toàn bộ giấy tờ, sách vở, điện thoại và tiền bạc của các chị. Các chị bị giao ngay vào nhà chủ, làm việc đầu tắt mặt tối mà được ăn rất ít, bị bạc đãi và bị chửi mắng.

Sau thời gian sử dụng nhưng không trả lương, chủ nhà trả các chị về cho công ty Winbond. Công ty này giam các chị trong một căn nhà ở khuất trong hẻm sâu, chung với nhiều người Trung Quốc và Nam Dương. Nơi đây chị Hoa bị đánh đập. Quá bức xúc, hai lần chị toan tự vẫn.

Cuối năm 2007 hai chính phủ thoả thuận về xuất cảng người giúp việc nhà từ Việt Nam sang Mã Lai. Tình trạng “ô-sin” Việt bắt đầu lan đến quốc gia này. Đối với các cô gái ô-sin, nguy cơ bị bóc lột, lạm dụng rất cao vì chỉ một thân một mình sau bốn bức tường bưng bít trong nhà chủ.

Trong trường hợp các chị công nhân ở trên, cách mấy tháng các chị mới được cho mượn điện thoại gọi về cho gia đình một lần.

Khi các chị cầu cứu với Công Ty Cung Ứng Nhân Lực Quốc Tế Và Thương Mại (SONA), là môi giới đưa các chị sang Mã Lai, thì họ không can thiệp và cũng không cho các chị về nước.

Đầu năm 2008 Liên Minh CAMSA phối hợp với tổ chức Tenaganita ở Mã Lai để lập ra Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam. Văn phòng này đang can thiệp để đòi lại tiền lương cho các chị và giúp các chị hồi hương an toàn, cũng như tố cáo công ty SONA.

Các chị cho biết còn nhiều trường hợp như các chị đang ở Mã Lai.

*******************************************

Mọi yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin gửi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 - USA







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1453