CAMSA Lên Tiếng Với Chính Phủ Jordan
Date: Tuesday, November 11 @ 20:47:45 EST
Topic: Chống Buôn Người


Công Nhân Việt Tiếp Tục Bị Bóc Lột Ở Jordan:

Liên Minh CAMSA Kêu Gọi Chính Phủ Jordan Can Thiệp

 

Ngày 11 tháng 11, 2008 – Trong văn thư gửi Đại Sứ Jordan ở Hoa Kỳ ngày hôm nay, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển kêu gọi Quốc Vương Jordan can thiệp cho trên 30 nữ công nhân Việt hồi hương cấp tốc.

 

Số công nhân này đã nhiều lần đình công để phản đối chế độ làm việc 14 tiếng một ngày trong khi lương chỉ được nhận 70 Mỹ kim một tháng, rất thấp so với mức lương hứa hẹn là 225 Mỹ kim một tháng cho 8 giờ làm việc mỗi ngày.


Bất chấp lời khẩn cầu của họ, chủ nhân hãng may W&D Apparel đã giam các công nhân này trong ký túc xá, không cho bất kỳ ai liên lạc với họ, giữ sổ thông hành và tịch thu cả máy điện thoại di động của họ.

 

 

Ông Trần Việt Tú (bên phải), Phó Tổng Lãnh Sự ở Cairo, bàn kế hoạch với Cô Vũ Thu Hà, nhân viên công ty môi giới, và Ông Bội, nhân viên Bộ Ngoại Giao, ngay trước khi xảy ra việc phái đoàn Việt Nam hành hung công nhân, ngày 11/03/08 (ảnh CAMSA)  



“Lời khẩn cầu của các công nhân này là cơ hội để chứng minh với thế giới rằng quốc gia Jordan bảo đảm nguồn tài nguyên quan trọng nhất của các công ty ngoại quốc: hình ảnh trước công luận”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của UBCNVB, viết trong văn thư gởi Đại Sứ Zeid Ra’ad Al-Hussein.

 

Đồng thời UBCNVB đã báo động cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và yêu cầu can thiệp với chính phủ Jordan.

 

Các thành viên của Liên Minh CAMSA cũng sẽ gửi văn thư cho đại sứ Jordan ở nhiều quốc gia.

 

Cuộc giải cứu cho số trên 30 công nhân này khó khăn hơn cuộc giải cứu cho 176 công nhân trước đây vì chủ nhân đã đề phòng. Hơn nữa công nhân hiện thiếu lãnh đạo vì những công nhân chủ động trong cuộc đình công đầu năm nay đều đã hồi hương vào tháng 3.

 

Giữa tháng 10 Liên Minh CAMSA, mà UBCNVB là một thành viên, đã mở một mũi vận động nhắm vào thân chủ đặt hàng của hãng may W&D Apparel là hai đại công ty Hoa Kỳ Aramark ở  Philadelphia và Academy Sports & Outdoors ở Houston.

 

Hội sinh viên Việt Nam ở nhiều đại học Hoa Kỳ đã hưởng ứng cuộc vận động này: công ty Aramark cung cấp đồng phục và thức ăn cho gần 600 trường đại học ở Hoa Kỳ. Các sinh viên đã phát động chiến dịch viết thư cho nhà trường để yêu cầu xét lại hợp đồng với hãng Aramark.

 

Ngoài số trên 30 nữ công nhân đình công để đòi hồi hương, trên 20 công nhân Việt khác đã vượt thoát ra khỏi nơi họ bị giam giữ và hiện lẩn trốn quanh thủ đô Amman.

 

Đồng thời 60 công nhân Việt ở hãng Maintrend, toạ lạc cạnh hãng W&D Apparel, cũng yêu cầu về nước. Họ là nạn nhân của cùng đường dây mà đã đưa 261 cô ng nhân đến W&D Apparel.

 

Trước những biến động này, Chủ Nhật vừa qua Ông Trần Việt Tú, Phó Tổng Lãnh Sự Việt Nam ở Cairo, đã đến Jordan cùng với đại diện của công ty “xuất khẩu lao động” COALIMEX.

 

“Chúng tôi mong chính phủ Việt Nam chứng tỏ trách nhiệm đối với công dân hết sức bơ vơ và khốn đốn ở ngoại quốc. Hãy đưa họ về nước an toàn”, Ts. Thắng kêu gọi.







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1444