Truy Tầm và Chủng Ngừa Bệnh Ung Thư Vú Ở Ph&#
Date: Wednesday, October 17 @ 15:08:50 EDT
Topic: Sức Khoẻ


Trần Mạnh Ngô, M.D.
http://www.yduocngaynay.com/

Truy Tầm Qua Nước Bọt

Hai bác sĩ nha khoa Sebastian Z. Paige và Charles F. Streckfus vừa tường trình trong báo General Dentistry, tháng March-April, 2007, phương pháp thử nghiệm nước bọt (nước miếng) để truy tầm ung thư vú phụ nữ.

Đặc biệt truy tầm bạch đản trong nước bọt liên hệ ung thư vú. Phương pháp chưa được FDA cho phép nhưng theo các tác giả thì thử nghiệm tương đối an toàn, không cần dùng kim chích vào u bướu làm sinh thiết.



Nhiều nghiên cứu nước bọt truy tầm ung thư vú phụ nữ đã được đề cập do nhiều tác giả như SD Green, CF Strecfus, v.v. thuộc Đại Học Houston, Texas. Đặc biệt dấu ấn sinh học bạch đản c-erbB-2 trong nước bọt. Dấu ấn Her2/neu, c-erbB-2 thường thấy ngoài mặt tế bào ung thư vú.

Kỹ thuật mới còn có thể phân tích những phân tử khác trong nước bọt như mRNAs.

Bs Beverly A Sullivan thuộc Đại Học Wyoming cũng đang nghiên cứu và khuyến cáo dấu ấn sinh học HER-2 trong nước bọt có thể truy tầm ung thư vú phụ nữ sớm hơn là cách chụp hình mammogram. Tác giả dùng kỹ thuật Surface Plasmon Resonance Spectroscopy để truy tầm HER-2. Về tính chất nhạy cảm của kỹ thuật có thể giúp truy tầm liều lượng cực nhỏ HER-2 trong nước bọt.

Gs David T. Wong thuộc Đại Học Nha Khoa UCLA cũng đã nghiên cứu dấu ấn sinh học mRNA trong nước bọt tiên đoán tế bào ung thư squamous cell carcinoma trong mồm miệng và ung thư vú.

Nói chung, kết quả nghiên cứu kể trên giới thiệu một phương pháp mới truy tầm ung thư vú. Hy vọng trong tương lai, thử nghiệm này có thể phối hợp với những phương pháp thường dùng như chụp hình quang tuyến mammogram hay siêu âm vú trong việc định bệnh ung thư vú phụ nữ.

Chủng Ngừa Ung Thư Vú

Bs George Peoples Jr. tại Trung Tâm Walter Reed Army Medical Center thử nghiệm thuốc chủng cho 14 bệnh nhân bị ung thư vú. Tất cả mọi bệnh nhân đã từng được điều trị ung thư vú trước đó theo phương pháp thông thường và đều đã bị ung thư lan sang các hạch bạch huyết. Tất cả bệnh nhân chưa có triệu chứng gì trong lúc chủng thuốc thử nghiệm. Thuốc chủng dùng ở Walter Reed tương đối an toàn và không gây công phạt. Trong số 20 bệnh nhân thử nghiệm thì có 2 bệnh nhân bị tái phát ung thư và thử máu thấy miễn nhiễm còn yếu. Bốn (4) bệnh nhân khác không chích thuốc chủng cũng bị ung thư vú tái phát. Ung thư vú tái phát nhanh hơn trong nhóm bệnh nhân không chích thốc chủng, trong khoảng 5 tháng.

Nhóm chích thuốc chủng tái phát trung bình khoảng 10 tháng sau. Bệnh nhân chủng thuốc hàng tháng liên tục trong một năm rưỡi.

Mục đích của thuốc chủng là kích thích tăng trưởng bạch đản (protein) tên là HER2/neu nằm ngoài màng tế bào lành mạnh. Khoảng 30% phụ nữ bị ung thư vú có rất nhiều HER2/nếu nằm ngoài màng tế bào. Bình thường thì tế bào ung thư tiếp tục tăng trưởng vì không nhân ra được HER2/neu. Thuốc chủng giúp phân tán nhỏ HER2/neu do đó giúp hệ thống miễn nhiễm của cơ thể chống cự được ung thư.

Bs Mary Disis tại Đại Học Washington cũng đạt được kết quả tương tự khi dùng thuốc chủng HER2/neu cho bệnh nhân ung thư vú và cho biết hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân có thể kéo dài tới 5-6 năm.

Kết quả nghiên cứu của nhóm Walter Reed đã được trình bày trong cuộc hội thảo tại American College of Surgeons ở Chicago, 21 October 2003.

Tài liệu tham khảo:

1) Academy of General Dentistry, March-April, 2007.
2) Clinical Cancer Research, 2005.
3) The Susan G. Komen Breast Cancer Foundation, 2006.
4) SD Green. The Houston Chronicle, 2006.
5) CF Streckfus et al., J Oral Pathol Med, 35: 292, 2006.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1132