Phát triển cộng đồng người Việt
Date: Tuesday, May 24 @ 16:02:38 EDT
Topic: Tin Sinh Hoạt


tại Mỹ - Nguyễn Văn Hiệp

Thông tin từ Vụ Kinh Tế-Khoa Học Công Nghệ thuộc Uỷ Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài của Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam cho biết lượng kiều hối gửi về nước trong năm nay khoảng trên 3 tỷ Mỹ kim, cao hơn so với năm 2003.



Đây chỉ mới là con số dựa trên những thông tin thống kê có kiểm chứng; số tiền mặt mang vào Việt Nam có thể còn lớn hơn nhiều. Một người quen ở Mỹ làm trong dịch vụ chuyển tiền tư nhân cho biết anh ta về Việt Nam thường xuyên, mỗi lần về là mang theo trong người hàng trăm ngàn đô la, xuống sân bay là có người đến đón và dẫn qua cửa khẩu rất nhanh chóng. Có vô số những dịch vụ chuyển tiền tư nhân như thế.

Tiềm năng của cộng đồng người Việt ở Mỹ rất lớn. Chỉ riêng về mặt kinh tế, số tài chánh gởi về Việt Nam hàng năm cũng đã có thể đặt tập thể này ở vị trí của một siêu cường trên các vấn đề Việt Nam. Một tiềm năng quan trọng nữa là thực lực chính trị của cộng đồng người Việt, được thể hiện cụ thể qua lá phiếu bầu cử; đây là tiếng nói nặng ký có thể tạo ảnh hưởng lên chính sách đối ngoại của cả lập pháp lẫn hành pháp Hoa Kỳ.

Nhưng cả tiềm năng kinh tế và chính trị quan trọng này của cộng đồng người Việt vẫn chưa được khai thác và vận dụng đúng mức, trước hết là cho chính vị thế của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong dòng chính của xã hội Mỹ, sau đến là để có thể đóng vai trò lớn của mình cho tiến trình dân chủ hoá, và ngay cả cho sự ổn vững của một nền dân chủ ở Việt Nam trong tương lai. Nó đã là vấn đề của nhiều ưu tư, nhưng cho đến nay các cố gắng vẫn đang dở dang ở giai đoạn khởi đầu. Một điều đáng khích lệ là các cố gắng này đều có sự đồng thuận trên một tiền đề; đó là coi việc củng cố và phát triển cộng đồng người Việt ở Mỹ là một nhu cầu rất lớn.

Một công tác phải làm rất khẩn cấp là nhận rõ thực trạng của sinh hoạt cộng đồng của người Việt ở Mỹ, trên căn bản đó những đề nghị để củng cố và phát triển cộng đồng mới có thể mang một nội dung khả dĩ. Tôi được tham gia cộng đồng gần mười năm, từ khi còn là sinh viên. Với vị trí đóng góp hiện nay thường được gọi là chủ tịch cộng đồng tại địa phương, những điều được viết ra chủ yếu dựa trên những quan sát thực tiễn, từ cọ xát đến va chạm trong sinh hoạt cộng đồng, với hy vọng đóng góp được đôi điều.

Sơ lược về thể thức sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Mỹ

Các địa phương có một số người Việt nhất định cư ngụ đều có một ban chấp hành cộng đồng. Một tiểu bang lớn có nhiều người Việt cư ngụ như California hoặc Texas thường có nhiều ban chấp hành cộng đồng hiện hữu ở mỗi thành phố khác nhau. Các ban chấp hành cộng đồng thông thường có số đăng ký của một hội (association) bất vụ lợi. Trên nguyên tắc các hiệp hội cần có thành viên chính thức đóng hội phí, và hoạt động trong những chương trình với ngân quỹ đặc thù được trợ cấp bởi nhà nước hoặc của các tổ chức tư nhân. Nhưng trên thực tế, các ban chấp hành cộng đồng lại được bầu lên trong một cuộc bầu cử, không phải bởi các hội viên vì không có hội viên, mà bởi bất cứ một người Việt nào trong địa phương. Ban chấp hành đắc cử có nhiệm kỳ hai hoặc ba năm, tuỳ điều kiện từng địa phương, sau đó mời một số vị vào trong ban quản trị (board of directors), mà ở một số nơi còn có sáng kiến gọi là hội đồng đại biểu. Xin mở ngoặc một chi tiết là tỉ lệ số người đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử này rất nhỏ so với số với cư dân trong vùng. Một ví dụ là ở Charlotte, tiểu bang North Carolina, trong đợt bầu cử cộng đồng năm 2002 vừa qua chỉ quy tụ được vài trăm người trong số gần hai mươi ngàn cư dân Việt, và đó đã là một con số kỷ lục so với các lần bầu trước. Các cộng đồng người Việt khác mà tôi có dịp tiếp xúc, trao đổi cũng nằm trong tình trạng tương tự. Các ban chấp hành cộng đồng này do được bầu lên trong các tranh cử công khai nên có khuynh hướng hành xử như một tổ chức chính quyền của người Việt trong cộng đồng người Việt, khoác chức năng đại diện, và dĩ nhiên với tâm lý là đứng trên những hội đoàn và đoàn thể khác trong cộng đồng.

Ở những tiểu bang có nhiều người Việt cư ngụ ở các thành phố khác nhau, còn có sự hiện hữu của một ban chấp hành cộng đồng toàn tiểu bang, nhưng thường chỉ là những tổ chức hữu danh vô thực. Trong một buổi họp mặt yểm trợ bác sĩ Nguyễn Đan Quế ở Washington DC, tôi được nghe ban tổ chức giới thiệu một người với chức vị là chủ tịch cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Tôi không hề biết có chức vị này, và có hỏi một số ban chấp hành ở các cộng đồng người Việt khác, họ cũng không biết. Một sinh hoạt khác trong tập thể người Việt từ những ngày đầu không thể không kể đến là sự hiện hữu của các đảng chính trị không cộng sản lưu vong sau năm 1975, các tổ chức chính trị của người Việt với mục tiêu chấm dứt sự độc tài của chế độ cộng sản Việt Nam. Hầu hết các tổ chức này có một đặc điểm khá chung là mặc dù không chính thức tham dự nhưng thường lại có nhiều can dự vào sinh hoạt cộng đồng.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đã có sự hình thành của những hội đoàn, đoàn thể mang tính chất xã hội dân sự hoạt động ở các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị bản xứ (mainstream politics), tôn giáo. Một số cơ quan tiêu biểu có thể kể ra đó là Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS), Câu Lạc Bộ 50, Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam, vân vân.

Trong mô hình sinh hoạt của các ban chấp hành cộng đồng, với nhân lực và thời gian rất giới hạn của những người tình nguyện, công việc chính của các ban chấp hành cộng đồng trong một năm là tổ chức Tết, Trung thu, ngày Tưởng niệm 30-4. Như thế đã là một cố gắng vượt bực. Nhưng do khoác chức năng đại diện, phạm vi công việc của một ban chấp hành cộng đồng thực ra lại lớn hơn rất nhiều. Nó bao gồm từ việc đi biểu tình, thăm viếng người ốm đau, cho đến việc tang chế, v.v... có nghĩa là bao thầu từ a tới z.

Phạm vi công việc quá lớn so với phương tiện quá nhỏ trước hết dẫn đến hệ quả: hoặc làm hời hợt, hoặc bỏ bê. Nhưng do tính đại diện của các ban chấp hành cộng đồng, có gốc rễ từ nền văn hoá tập quyền Nho giáo, lại được tâm lý giao khoán của quần chúng hỗ trợ đắc lực, nên mặc dù công việc thì không thể quán xuyến được nhưng ít có ai chịu từ chức, hoặc bị buộc từ chức. Trong khi đó có những địa phương cùng lúc có hai ban chấp hành cộng đồng. vác chiếu ra toà kiên nhau để dành tính chính thống cộng động. Sự ù lì và cảnh bát nháo như thế làm những người có tâm huyết đâm ra chán nản, số đông quần chúng thầm lặng ngày càng xa lánh với sinh hoạt cộng đồng.

Một điểm khác phải đề cập là tài chánh để sinh hoạt. Ngân quỹ để tổ chức các hoạt động văn hoá cũng là một vấn đề nhức đầu cho các ban chấp hành cộng đồng, trong lúc đó điều nghịch lý là có rất nhiều nguồn tài trợ từ chính phủ cũng như từ các tổ chức tư nhân cho các hoạt động văn hoá. Trên thực tế cũng có những ban chấp hành cộng đồng đã xin được sự tài trợ, nhưng chỉ một lần rồi thôi. Vấn đề là cơ cấu của ban chấp hành cộng đồng không phù hợp để xử lý những khoản tài trợ này.

Thêm vào, vì đã lỡ khoác chức năng đại diện, khoản tài trợ nếu có xin được thì mặc nhiên cũng là tài sản của vô số hội đoàn, đoàn thể trong cộng đồng. Không tài nào để phân chia công bằng được. Rốt cuộc vì eo hẹp về tài chánh, ngay cả những chương trình văn hoá hay lễ hội cộng đồng chỉ còn có thể dựa trên sự nhiệt tình thuần tuý của các cá nhân và hội đoàn thiện nguyện nên thường nghèo nàn về chất lượng nghệ thuật.

Bên cạnh não trạng đại diện, cũng phải kể thêm những tác hại không nhỏ khác tạo nên tình trạng èo uột của các sinh hoạt cộng đồng trong gần ba mươi năm qua:

a/ Một số tổ chức chính trị Việt Nam coi cộng đồng là đối tượng để lèo lái và khuynh loát theo đường lối của tổ chức họ, thay vì đến với cộng đồng để đóng góp và xây dựng;

Còn nửa







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=105