Những Cô Gái Việt của Uỷ Ban Cứu Người
Date: Monday, July 02 @ 12:33:20 EDT
Topic: Tin Sinh Hoạt


Hoàng Lan Chi

Người Việt Duyên Dáng

Thực sự chữ “duyên dáng” bị dùng cho các chương trình văn nghệ của Việt Cộng khiến phóng viên tôi hơi lưỡng lự. Chậc, nhưng không còn chữ nào đúng hơn cho Kim Phượng! Cũng là một người Việât Trẻ của BPSOS. Dáng thanh mảnh, mái tóc xoã và khuôn mặt thật hiền, giọng nói nhỏ nhẹ, lễ phép khiến Phượng chiếm được cảm tình của đồng nghiệp. Lớn lên ở Hoa Kỳ nhưng có lẽ do nếp nhà nên Phượng rất “ngoan”. Phượng phụ trách cho buổi tiệc gây quỹ ở nhà hàng Lucky Three.



Cô Kim Phượng (trái), Cô Loan (phải) trong buổi dạ tiệc.

Phượng đã chăm chút từng chút. Mua lọ thuỷ tinh, dây hoa và quấn quanh lọ để đêm gây quỹ mỗi bàn là một ngọn nến lung linh. Đến sớm, lo trang trí, phụ trách MC và ở lại sau cùng, đó là cái “trách nhiệm” tự biết của Kim Phượng. Lại còn ngoại giao để khi về mỗi khách được cái chiếu du lịch. Aán tượng ấy chắc khó quên trong lòng khách.

Người Việt Chăm Chỉ

Vài vị khách cao niên rất ngạc nhiên khi thấy UBCNVB có nhiều cô gái trẻ. Vừa trẻ lại xinh và nói tiếng Việt rất “ngon lành”. Con chim bồ câu Hiền Đặng là một. Cũng “điệu đàng” như Kim Phượng nhưng sau cái điệu đàng ở khuôn mặêt trang điểm, ở y phục đúng thời trang, cô gái có đôi mắt tròn xoe như chim bồ câu này làm việc rất tận tuỵ, chăm chỉ. Sắp xếp mọi thứ, điều hành công việc của hội nghị chu đáo khiến Giám Đốc Thu Nguyễn bớt khá nhiều âu lo. Lễ phép cũng là mộât điều được “chấm điểm” ở cô gái trẻ này. Từ khi lớp “Bạn Đồng Hành” được mở, Hiền phụ trách tổng quát. Tôi còn nhớ, Trung Thu vừa qua, khi mọi người còn đang “văn nghệ” vui vẻ bên trong thì Hiền lui cui dọn dẹp bàn ghế ở bên ngoài. Hình ảnh ấy, phóng viên tôi ghi nhận và quên không chụp vào ống kính. Các cao niên từng đến sinh hoạt với UBCNVB đã quen thuộc với nụ cười và cánh chim tung khắp chốn của cô gái trẻ này.

Từ trái: Cô Hiền Đặng, Mỹ Linh, Kim Phượng.

BPSOS còn nhiều cô gái Việt trẻ khác, mỗi cô một vẻ mười phân vẹn mười và đóng góp cho sự phát triển của BPSOS ngày càng lớn mạnh. Chính khi đọc bài viết của các cao niên, bầy tỏ sự ngạc nhiên của quý cao niên, rằng BPSOS có nhiều cô gái trẻ đẹp, nói tiếng Việt rất sõi, lại dấn thân vào những cộng tác phục vụ người già, tôi nảy ra ý tưởng “khoe” về các người Việt Trẻ của chúng tôi.

Người Việt Trẻ

Đỗ Quyên là một người Việât trẻ, rất trẻ vì cô mới ra trường. Đỗ Quyên qua Mỹ từ năm ba tuổi. Sau khi tốt nghiệp đại học với ngành nghiên cứu não bộ (Neuroscience), Đỗ Quyên lang thang lên net tìm việc. Một tình cờ, cô gặp trang nhà của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển. Ban đầu, cô chỉ định làm thiện nguyện nhưng sau đó lại một tình cờ khác để rồi Đỗ Quyên được làm đúng với công việc cô từng thiện nguyện thuở sinh viên: trợ giúp bệnh nhân viêm gan B.

Cô Đỗ Quyên (trái), Cô Cẩm Tú (phải).

Thuở nhỏ, Đỗ Quyên chỉ học và không chú ý đến cộng đồng. Bước chân vào đại học, tuổi mười tám làm cô trưởng thành hơn, chín chắn hơn và cô bắt đầu quan tâm đến nguồn cội. Chính sự quan tâm đó dẫn dắt cô đến với người Việt trong chương trình Trợ Giúp Bệnh Nhân Viêm Gan. Một may mắn khác lại đến khi Đỗ Quyên vừa gia nhập gia đình BPSOS thì BPSOS cũng đang chuẩn bị cho Hội Nghị Toàn Quốc Cho Cao Niên và Cựu Tù Nhân Cải Tạo (HNTQ). Đỗ Quyên được giao nhiệm vụ quay hình.

Trong suốt ba ngày hội nghị, cô gái trẻ làm việc không ngừng, chú tâm vào việc quay phim đến nỗi bác Khải đã lén chụp cô nhiều bức hình ngộ nghĩnh: khi thì Đỗ Quyên đang co giò ghi chú vào tờ giấy kê trên tường, khi thì Đỗ Quyên đang há miệâng ngó máy quay, khi thì đang gật gù với Cẩm Tú trước ống hình. Đỗ Quyên tâm sự rằng, được làm việc hữu ích như thế này, cô rất thích. Cô xúc động biết bao khi nghe ông Trần Tử Thanh kể chuyện trong tù, và vui vẻ khôn siết khi tham gia buổi hội thảo của nhóm cao niên. Cô cảm thấy “tri ân” máy quay vô cùng vì đã lưu lại được mọi hình ảnh của hội nghị, từ vui vẻ gặp gỡ, sôi nổi thảo luận đến ngậm ngùi chia tay…

Người Việt trẻ Đỗ Quyên không bao giờ quên được hình ảnh của hội nghị, một hội nghị phục vụ người cao niên và cựu tù nhân cải tạo, mộât sự trả ơn cho những người sinh thành và cho cả những người chiến đấu cho lý tưởng quốc gia.

Rồi những người Việt trẻ này sẽ trở thành cao niên trong tương lai. Do đó, viên gạch nền móng do các cô xây hôm nay sẽ là ngôi nhà mai sau cho các cô vậy!

Người Việt Đảm Đang

Dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt hơi tròn và nụ cười luôn nở theo kiểu “mím chi”, đó là Bà Đồ Rau, người Việt đảm đang của UBCNVB. Gọi là Bà, cũng hơi oan uổng vì… còn trẻ lắm. Gái một con trông mòn con mắt mà lại. Có lẽ gái một con, đang gánh vác giang san nhà chồng nên Dương Hằng đã đảm nhận công tác ẩm thực cho hầu hết các sinh hoạt ở UBCNVB và nay cô đảm trách cho cả HNTQ.

Cô Hằng Dương

Trước ngày khai mạc, Hằng cùng Thảo đem thực phẩm đến trước. Hằng tâm sự, mọi lần tổ chức các họp nhóm cao niên thì dễ, bây giờ khó. Hỏi vì sao khó, Bà Đồ Rau cười ngỏn ngoẻn “Tiền thì giới hạn mà bây giờ Mỹ Việt đề huề. Nếu chọn toàn đồ ăn Việt, Mỹ sẽ buồn rồi đi lang thang và ngược lại. Do đó phải chọn món nào không có nước mắm! Đã thế, Đại Học George Mason còn đưa một danh sách các chợ hay tiệm ăn mà họ chấp nhận. Nếu mình đặt ở nhà hàng Việt Nam, lỡ có chuyện gì, họ không chịu. Rồi Hằng tố cáo, “đó, ngày thứ hai, cô Lan Chi chê, nhỏ Hằng bắt cô ăn bánh mì lạnh quá, không thèm ăn nữa, đem xôi” cô Lan Chi bầy xôi gấéc ra bàn ăn một mình làm mọi người thèm quá. Lúc đó Hằng mới hé ra hai món, mì xào và cơm thịt heo quay! Cô Lan Chi lại kiện “Bữa nay đồ ăn ngon, tại sao không nói trước, để ‘tau’ ăn lưng lửng xôi gấc rồi mới bầy ra, ‘nhà ngươi’ thật là ác độc!” Thấy bà già hờn dỗi, Hằng phải đem nho ra hối lộ. Vừa lo đồ ăn vừa lo chiều chuộng, Bà Đồ Rau đúng là “chăm cho BPSOS ăn như… từ mẫu”!

Mạch Sống Số 60 - 07/07







This article comes from Mach Song - Life Stream
http://www.machsong.org

The URL for this story is:
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1049