Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27814958
page views since June 01, 2005
MS54 - 01/07: Những Đứa Con Của Cha Mẹ Ly Dị

Mái Ấm Gia Đình

Phạm Văn Hoạt

Sáu tháng quen biết hẹn hò. Năm năm chung sống. Một năm “có mà như không”, nghĩa là vợ chồng tạm thời xa nhau theo luật định. Sáu tháng đưa nhau ra toà. Bây giờ thì chính thức đường ai nấy đi. Chẳng còn gì để khóc với sầu, để thương với nhớ.

Gia sản được thương lượng chia đôi, kể cả căn nhà vợ chồng mua ba năm trước đây. Phải khó khăn lắm Vân-Anh mới dành được đứa còn về phần mình, vì lợi tức của nàng thấp quá; có lẽ phần thắng về mình, bởi vì Hoàng, chồng nàng, phải đi công tác nhiều quá, tháng nào chàng cũng vắng nhà ít nhất là hai tuần.

Sau khi bán nhà, hai mẹ con về ở với ông bà ngoại. Vân-Yến, đứa con gái hai tuổi rưỡi, ít khi thắc mắc khi thấy bố vắng nhà lâu, nhưng từ khi về với ông bà ngoại, lại hay hỏi, “Mẹ, khi nào bố đi làm về hở mẹ?”. Vân-Anh đắn đo câu trả lời. Trong suốt thời gian một năm ly thân và sáu tháng hầu toà, Hoàng và Vân-Anh cố gắng che dấu sự rạn nứt giữa hai người vì sợ con mình bị ảnh hưởng không tốt. Đôi lần Vân-Yến cũng có mặt tại toà án, nhưng chẳng hiểu ất giáp gì. Đôi lần hai vợ chồng to tiếng trước mặt con, Vân-Yến chỉ biết ôm mẹ như can ngăn, như bảo vệ; có những lần tinh thần quá suy nhược, Vân-Anh khóc nức nở với con, Vân-Yến chỉ biết lấy khăn lau mặt mẹ, lo lắng hỏi “mẹ có sao không?”.

Bây giờ thì sự đã rồi. Thực ra thì “sự đã rồi” cho một mối tình, nhưng lại là bước đầu cho một đời sống. Đời sống của Vân-Yến. Dần đần cô bé sẽ cảm thấy một sự thiếu vắng mất mát, sẽ có những câu hỏi về tình yêu của cha mẹ mình, về tình yêu của cha mẹ cho mình, về tình yêu của mình, về sự an toàn.

Hầu hết những xung động tình cảm, những quan tâm về con cái xảy ra ngoài khung cảnh toà án. Quan toà, luật sư, những cán sự xã hội có thể cố gắng hết mình, với lương tâm nghề nghiệp, tìm những giải pháp tốt nhất cho những đứa trẻ, nhưng chỉ có cha mẹ, với tình yêu, mới có những quyết định chân tình nhất cho con cái mình.

Khi cha mẹ ly dị, con cái cũng phải ly dị. Các em phải chia lìa với cha hoặc mẹ, phần nhiều là với cha. Khi xếp đặt lại cuộc sống, các em có thể phải chia lìa với những thân thương được tạo nên với thời gian: phòng ngủ quen thuộc ấm cúng, cái nhà chòi trên cây sau nhà, bạn bè và ngôi trường thân yêu; đôi khi phải hy sinh cả con chó, con mèo, con cá… Những chia cắt này tạo một vết hằn đau thương, buồn giận sâu xa nơi kinh nghiệm sống của các em không phân biệt tuổi tác. Đa số các em không được chuẩn bị tương xứng để đối diện với những chia lìa này; chỉ 10% các em nhận được sự nâng đỡ tinh thần và tình cảm từ người lớn trong giai đoạn cha mẹ xa nhau. Không giống bất cứ kinh nghiệm đau buồn nào. Cái tai hoạ gia đình phân tán lại do chính những người đã nhân danh tình yêu gây dựng nên và cũng do chính những người thương yêu các em hè nhau mang tới. Tính cách nghịch lý này, mặc dầu không hiểu, phát sinh nơi các em một thứ trầm cảm đặc biệt: một cảm giác tổn thương vì gia đình phân ly, cảm giác đau buồn, oán giận vì sự toàn vẹn của gia đình bị đánh cắp (nhiều em không hề biết hôn nhân của cha mẹ có vấn đề), và cảm giác bất lực, bó tay trước biến cố xảy ra. Nhiều thanh thiếu niên cảm thấy lo lắng sợ rằng chính mình rồi cũng sẽ thất bại trong tình yêu và hôn nhân.

Vậy cha mẹ nên làm gì trong tình huống này?

Nói với con cái về quyết định ly dị.

Mới chỉ có rất ít tài liệu đề cập đến hậu quả lâu dài của ly dị đối với con cái. Trong hai thập niên qua, quan niệm quần chúng thay đổi khá nhiều về vấn đề này. Trước đó, ly dị được coi là một giải pháp tốt cho con cái. Một đứa trẻ hết ngày này qua ngày khác phải sống trong “vùng chiến tranh” giữa cha mẹ có hại hơn nhiều so với đứa trẻ được ổn định do ly dị. Điều này cũng dễ hiểu, vì sự xung khắc triền miên và không được giải quyết rút tỉa dần sinh lực cần thiết cho đứa trẻ phát triển, rồi học không vô, mất dần bạn bè.

Nên nhớ rằng ly dị không chỉ đơn giản là đoạn tuyệt tình vợ chồng, mà mọi phần tử của gia đình đều bị liên luỵ. Điều này đòi hỏi cha mẹ suy nghĩ thật chín chắn về việc tiến hành cách nào để những thương tổn cho con cái nhẹ chừng nào hay chừng đó. Một trong những bước cần làm là nói với con cái về quyết định của mình. Nên nói với con cái hay không nên, và nói như thế nào vẫn là một băn khoăn không dễ có câu trả lời trong trường hợp ly dị. Nói gì và nói thế nào tuỳ thuộc tuổi và sự hiểu biết của con cái. Đứa đã khôn lớn đủ, nói rõ cho con về ly dị.

Nói với con cái về chuyện-khó-nói phải nhận là khó-nói-chuyện, vì vậy cần để ý tới những gì góp phần gây tổn thương cho đứa nhỏ. Vợ chồng cần tạm gác những xung động, bất đồng, buồn nản… để đồng ý với nhau về những gì cần nói với con cái và nói như thế nào. Sự hiện diện của cha lẫn mẹ trong khi đối thoại với con cái cho chúng một bảo đảm rằng chuyện gì đi nữa, dù cha mẹ không sống chung với nhau nữa vẫn cùng nhau dìu dắt chúng.

Mục đích đối thoại với con cái để chúng có thể hiểu cha mẹ, và để cho cuộc đối thoại có thể diễn tiến tốt đẹp cha mẹ cần thấy và hiểu vấn đề trong vị thế của con cái. Những điểm đề cập dưới đây có thể đúng trong trường hợp này, mà không hợp trong hoàn cảnh khác.

a) Dưới mái nhà:
Nơi cư ngụ ảnh hưởng tới cảm nhận của đứa trẻ. Theo sự điều nghiên thì nhiều đứa trẻ cảm thấy ngôi nhà trước khi ly dị đầm ấm hơn; trường hợp đứa trẻ lẫn lộn giữa một ngôi nhà bất hạnh với một gia đình hạnh phúc, rất có thể em sẽ phản ứng mạnh về chuyện ly dị. Khi đứa trẻ cảm nhận rằng gia đình em chẳng hạnh phúc gì có thể em đó sẽ tin ly dị giúp giải quyết nhiều chuyện. Trường hợp đứa trẻ sống trong ngôi nhà ít xung khắc, và nếu có thì chỉ có những xung khắc nho nhỏ, thường sẽ đỡ tổn thương vì ly dị hơn đứa trẻ phải sống trong ngôi nhà đầy dẫy xung khắc.

b) Phái tính của đứa trẻ:
Được tài trợ của National Institute of Mental Health, chương trình Transaction Project của Tiểu Bang Iowa, sau thời gian gần chục năm theo dõi, tìm hiểu gần 600 gia đình, đã nhận định rằng ly dị làm cho những đứa con trai dễ rơi vào tình trạng trầm cảm. Ngay cả khi cả cha lẫn mẹ (sau khi ly dị) tiếp tục can thiệp và hỗ trợ, tụi con trai vẫn dễ bị trầm cảm vì người cha không còn trong cùng một mái nhà. Những dữ kiện thu thập được cũng cho thấy rằng người cha, vì không đồng cư ngụ với con cái, làm cho chính ông cảm thấy lúng túng trong vai trò của mình, và như muốn thay thế vai trò làm cha bằng một thứ tương quan bạn bè với con cái. Thái độ này làm cho người cha không hữu hiệu mấy trong việc giúp con cái giải quyết vấn đề, dạy dỗ cách cư xử, áp dụng kỷ luật. Những đứa con trai không còn tìm được nơi cha mình cái mẫu mực về phái tính, và dễ trở thành khó dạy.

Những nhận định khác về phái tính của đứa trẻ liên quan đến ly dị phải kể đến:

- Những xung khắc của cha mẹ xảy ra trước khi ly dị làm cho con trai bị trầm cảm; trái lại, những xung khắc của cha mẹ xảy ra sau khi ly dị tăng nguy cơ là con gái sẽ có vấn đề.

- Cha mẹ ly dị ảnh hưởng mạnh tới sự xung động của con trai hơn con gái. Số con trai trong những gia đình ly dị bị trầm cảm nhiều hơn những đứa con trai trong gia đình còn nguyên vẹn, ngay cả khi người mẹ tạo được sự bình thản an vui và đóng trọn vai trò phụ huynh.

c) Tâm trạng con cái:
Như những con chim non bị động tổ: ngơ ngác, run sợ, lo âu, mặc cảm. Vì cha mẹ là hai người duy nhất đem sự bình tâm đến cho chúng, hai người cần cùng ngồi lại với con cái để tâm tình, trước khi có những thay đổi, về một vài điểm quan trọng như:

- Tại mình: Nhiều em thiếu niên nghĩ rằng vì mình mà cha mẹ ly dị. Một em gái tâm sự rằng: cha mẹ em ly dị, em không nghĩ rằng cha mẹ sẽ trở về với nhau, tuy nhiên em tin tưởng rằng cha em sẽ, một ngày nào đó, can dự hơn vào đời sống của em, nhưng chuyện đó chẳng bao giờ đến. Em nghĩ em sống ngoan ngoãn, làm những gì em phải làm, em đã cố gắng làm như thế, nhưng rồi chẳng có gì thay đổi. Trong một thời gian thật dài, em cảm thấy tất cả là tại em. Hành động của cha em là lỗi tại mình. Càng ngày em càng cảm thấy khổ sở hơn vì mặc cảm đó.

Để giúp làm nhẹ cảm giác có lỗi như trên, cha mẹ quả quyết với các con là không phải lỗi của chúng, và chúng cũng chẳng có thể làm gì để có thể thay đổi, hàn gắn. Nhấn mạnh rằng con cái là món quà quý báu nhất của hôn nhân và cha mẹ sẽ gìn giữ bảo trọng.

- Những xếp đặt: Nói với chúng những xếp đặt về chỗ ăn ở, trường ốc, các sinh hoạt, về người coi sóc, về chỗ ởû của người sẽ ra đi, về việc thăm viếng; nói rõ khi nào sẽ bắt đầu sự thay đổi.

- Cha mẹ không nên bày ra những ảo tưởng hay hứa những điều không thể giữ, nhưng nên cho thấy rằng ly dị sẽ có thể tạo ra những khó khăn, mất mát, đau buồn và xin lỗi các con vì những kinh nghiệm sống ấy.

Lắng nghe con nói:
Đa số cha mẹ, khi trong cơn mê của ly dị, bị những nghi ngờ, buồn, giận, tủi hờn bao vây mà quên những nghi ngờ, lúng túng, mất mát của con cái. Ly dị là một chia cắt ảnh hưởng tới mọi người trực tiếp liên hệ. Là phần tử của gia đình, con cái trở thành phần tử của ly dị; chúng cũng phải đi qua những xung động: cảm thấy tức giận, nhục nhã, loại trừ… Cha mẹ cần giúp con cái chuẩn bị để đón nhận, sống với những cảm xúc đó. Ân cần, cởi mở, quan tâm tới những cảm xúc của con cái qua thái độ lắng nghe rất cần thiết.

Nói với con để con hiểu và cảm thông nỗi khó khăn, sự buồn khổ của cha mẹ. Nghe con nói để cha mẹ hiểu và cảm được ý nghĩ và xung động của con. Để đạt kết quả, cha mẹ cần có thái độ đón nhận, và tạo một bầu khí an toàn, cởi mở, yêu thương, săn sóc để con cái có thể tâm sự. Dưới đây là những câu hỏi quen thuộc:

a) Tại sao bố mẹ ly dị nhau?
Một câu hỏi không dễ trả lời. Trẻ con thường rất bén nhạy. Chuyện lúc này chỉ là câu trả lời cho những gì chúng đã cảm nghiệm và lo sợ trong những tháng ngày cơm không lành canh không ngọt, hoặc chiến tranh lạnh giữa cha mẹ. Hãy thẳng thắn trả lời, nhưng tuyệt nhiên tránh tố cáo đổ lỗi cho nhau. Rất có thể trong những lần xung khắc, mỗi người đã tìm cách kéo con cái về phía mình, đặt chúng vào tinh trạng khó xử.

b) Bố mẹ hết yêu nhau, bố mẹ có hết yêu chúng con không?
Tuỳ trình độ hiểu biết, giải thích chung cho tất cả các con sự khác biệt giữa tình yêu nam nữ và tình yêu cha mẹ đối với con cái. Nhấn mạnh cho con cái về tình yêu vô vị lợi, thâm sâu và bền vững của tình yêu cha mẹ đối với con cái. Những phức tạp của tình yêu hôn nhân có thể nói riêng cho những đứa con lớn hơn.

c) Chúng con sẽ ra sao? Chúng con sẽ ở với ai?
Cũng như câu hỏi ai sẽ đưa đón chúng con khi tan trường về, khi đi chơi thể thao, khi tập đàn? Cũng như câu hỏi chúng con có cùng ở với nhau không? Những câu hỏi từ cảm giác bất ổn, sợ bị bỏ rơi, sợ bị quên lãng. Phải rõ ràng và chân thành trong câu trả lời, cho chúng một cảm giác an toàn, một chương trình và điều lệ bảo đảm được cha mẹ tôn trọng. Khi lời hứa không trọn vẹn, đứa trẻ sẽ cảm thấy bị lừa dối, mất niềm tin, mất hứng thú trong việc học hành, bạn bè, cuộc sống.

d) Chúng con vẫn được thăm bố hay bố vẫn thăm chúng con?
Không còn trách nhiệm vợ chồng, nhưng trách nhiệm làm cha mẹ không đổi dời. Sau khi ly dị, lúc mà cha mẹ thiếu vắng, con cái cần sự nâng đỡ về mặt cảm xúc hơn trước. Không có cha thường xuyên mỗi ngày là một hụt hẫng lớn trong tuổi lớn lên. Đôi khi một phía phụ huynh có vẻ như muốn làm cho người kia trở thành không quan trọng hoặc tìm cách làm cho con cái cắt đứt quan hệ với người kia. Thái độ này thực tai hại cho đứa trẻ.

Mất một phần hiện diện và săn sóc của cha hoặc mẹ có thể chỉ có ảnh hưởng đến đứa trẻ một thời gian ngắn, nhưng nếu cha mẹ không duy trì mối liên hệ với con cái hay có người tình mới quá sớm để rồi lơ là con cái, ly dị có thể gây tai hại lâu dài cho con cái.

(xem tiếp kỳ sau)

Mạch Sống Số 54, tháng 1, 2006

Posted on Thursday, February 01 @ 10:40:03 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang