Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27777112
page views since June 01, 2005
MS51 - 09/06: Định Hướng Chữa Trị Đúng

Sức Khoẻ

Các Bệnh Trầm Kha

Trong quá trình làm việc với các bác cao niên, các trung tâm cố vấn tâm lý, trung tâm chữõa trị tâm trí, thì tỷ lệ người Việt Nam tìm đến chuyên viên tư vấn tâm lý trị liệu rất ít so với người Mỹ chính gốc. Khi họ đến thì bệnh đã quá nặng, đôi khi phải áp dụng vài biện pháp cấp cứu, rất khó chữa trị.

TN: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mà muốn phòng bệnh thì cần phải hiểu căn bệnh. Vậy thưa BS, bệnh tâm thần là gì?

BS: Cơ thể chúng ta có sự phối hợp chặt chẽ giữa tinh thần và thể xác. Tinh thần là phần hồn vô hình, không thể trông thấy, cho chúng ta suy nghĩ biết vui buồn, yêu ghét. Còn thể xác thì hữu hình, bác sĩ hoặc ngay cả bệnh nhân có thể nhìn thấy như vết thương, hình phổi lủng, nhịp tim rối loạn trên màn hình…

Nhận định bệnh tâm thần tương đối khó khăn hơn vì những rối loạn tâm lý vô hình.

Đúng là tỷ lệ người Việt tìm gặp chuyên viên tâm lý trị liệu rất ít so với người Mỹ chính gốc và có những lý do riêng.

Người Mỹ có cuộc sống tương đối ổn định và sống có kế hoạch. Ngoài ra nền văn hoá Âu Mỹ khá “cởi mở” và thực tế nên họ sống lạc quan và hoạt động hơn. Khi có dấu hiệu bị căng thẳng (stress) là họ tìm đến chuyên viên tâm lý để nhờ cố vấn. Người cố vấn sẽ “gỡ mối tơ lòng”, trước hết bằng phương pháp nói, (talk therapy).

Người này sẽ hỏi han, kiên nhẫn nghe bệnh nhân kể (open), có khi hàng giờ, cho bệïnh nhân trút tất cả những gì ôm ấp trong lòng, những điều ôm ấp này đôi khi không thể nói với thân nhân. Trên cơ sở đó, hai bên cùng phân tích, tìm ra lối thoát. Tâm lý trị liệu rất quan trọng. Các nghiên cứu khoa học có thể giải quyết vấn đề mà vẫn không cần đến thuốc men.

Đặc biệt với văn hoá Á Đông, tâm lý không muốn “vạch áo cho người xem long” khiến người Việt thường giữ kín vui buồn, không thổ lộ với ai. Họ cũng không có thói quen rút tỉa kinh nghiệm từ người khác, cũng không tin tưởng ở khoa tâm lý trị liệu vì cho rằng người tư vấn chỉ nói nước đôi.

TN: Thưa bác sĩ có nhiều dạng bệnh tâm thần không và triệu chứng như thế nào?

BS: Các loại bệnh tâm thần có thể kể bệnh Nghiện ma tuý, rượu; bệnh Lo Lắng Quá Độ; bệnh Trầm Cảm, và bệnh Di Hậu Chấn Thương (PTSD).

Triệu chứng của căn bệnh thường bắt đầu bằng sự mệt mỏi, và không muốn hoạt động. Sự mệt mỏi này không bình thường mà có khi quá nặng, gần như suy nhược khiến người bệnh không muốn dậy, thậm chí ngại thay quần áo hay vệ sinh thân thể tối thiểu. Dù họ nghỉ nhiều cũng không thấy khoẻ. Rồi bắt đầu cảm thấy đau nhứt toàn thân như đau vai, lưng, đầu, v.v.

Cũng có bệnh nhân không ngủ được hoặc ngủ không yên giấc. Có thể trong một tuần có hơn có hơn bốn năm ngày không ngủ. Họ có thể ăn uống bình thường, nhưng không có cảm giác đói và ăn không thấy ngon. Có người ăn thật nhiều hoặc lên cân hoặc xuống cân.

Về cảm xúc, họ cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng, không muốn sống, hay nghĩ đến cái chết, thậm chí đôi khi còn có tư tưởng muốn tự tử. Một triệu chứng khác là bực bội, tâm thần bất an, đầu óc không sáng suốt, hoang mang và hay quên, không thấy vui, không thích sống, không sinh hoạt những gì thường thích trong quá khứ. Thí dụ như khi trước thích du lịch, hay chơi tennis, và bây giờ thì không còn nữa. Một trạng thái khác là sợ sệt, lo lắng, tinh thần căng thẳng.

Nếu có những triệu chứng trên liên tục hơn hai tuần, và kéo dài đến sáu tháng thì có thể gọi là bệnh trầm cảm. Bệnh này cũng có thể do di truyền hoặc do hoá chất bị xáo trộn trong não bộ.

Bệnh u sầu là lo lắng, lo âu thái quá, có khi sự lo lắng kéo dài cả năm sáu ngày trong tuần và và có khi kéo đến sáu tháng. Tuy con cái họ đang bình an nhưng họ vẫn có cảm giác lo lắng. Người mắc bệnh này không kiểm soát được sự lo lắng. Nó đến bất chợt, không thể kiềm chế. Bệnh cũng có nhiều triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức và cũng có những triệu chứng của bệnh tim như khó thở, chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều, tim đập mạnh, tay chân rụng rời.

Bịnh hậu chấn thương xảy ra khi một người trải qua một tình trạng bị khủng hoảng.

Tình trạng đó có thể là tính mạng bị đe doạ, đã từng chứng kiến sự chết chóc thường xuyên (chiến tranh), hay các thảm cảnh gặp phải khi đi vượt biên (chứng kiến cảnh hãm hiếp, cướp bóc), cảnh tượng của ngày toà nhà tháp đôi bị đổ (911), cảnh bão lụt (Katrina, Tsunami), cảnh chiến tranh ở Iraq.

Những người chứng kiến các biến cố như vậy thì trước sau gì cũng có nhiều triệu chứng hậu chấn thương, như sợ thái quá, thường xuyên bị ám ảnh bởi biến cố đó. Rồi hồi tưởng hoặc tưởng tượng thấy lại những cảnh tượng khủng khiếp đã trải qua. Người mắc bệnh này thường ngủ có chiêm bao, gặp ác mộng hoặc sống lại cảnh tượng từng xảy ra trong quá khứ khiến họ ngủ không yên giấc.

Ban ngày dễ giật mình, nghe tiếng nổ cũng giật mình, nhớ người quen nào đó bị bắn, hoặc quá chú ý đến hoạt động chung quanh, để coi có xảy ra chuyện cũ không. Những người bị hiếp dâm thường hay bị bệnh này.

Những triệu chứng kể trên phải rất nặng và kéo dài ba tháng mới gọi là bệnh u sầu.

Thuốc điều trị phải dùng từ ba đến sáu tháng. Không thể uống trong vài ngày rồi ngưng như nhức đầu thông thường. Nếu ngưng sớm, bệnh sẽ trở lại mà khó trị hơn.

Ngoài ra còn có Bệnh Hoang Tưởng là rối loạn suy tư hay não bộ. Họ có những ý nghĩ điên cuồng hoang tưởng, ví dụ như người đờøi ghét mình, FBI theo dõi mình. Những trẻ em mắc bệânh này thích chống đối gia đình, người chung quanh và cả xã hội.

Người bệnh Tâm Thần Phân Liệt thì muốn làm cái gì khác chứ không phải bản chất con người thật của mình, tâm thần lên xuống bất thường.

TN: Xin cho biết các phương thức trị liệu ạ?

BS: Ít nhất là có hai cách, tâm lý trị liệu sẽ dùng phương cách trò chuyện để bệnh nhân bộc lộ tất cả.Sau đó BS sẽ phân tích hoàn cảnh, tìm nguyên nhân rồi giải quyết bằng tư vấn. Nếu bệnh nặng hơn mới dùng đến thuốc men.

TN: Bệnh tâm thần tác động lên sức khoẻ như thế nào?

BS: Ảnh hưởng khá nhiều. Tôi lấy ví dụ, khi tan sở thấy xe bị đập phá, ta sẽ giận dữ. Cơn giận biểu hiện ra bên ngoài làm đỏ mặt tía tai. Lúc đó cơ thể tiết ra một chất hoá học làm nhịp tim đập nhanh, mạch máu căng lên, tức là đã ảnh hưởng đến tim mạch. Stress làm cao huyết áp. Khi người bạn đời ra đi, buồn bã mất ăn mất ngủ. Gặïp một hoàn cảnh khắc nghiệt đau thương, chán nản bỏ ăn bỏ uống, mất dần lạc thú trong đời, có khi đi đến những ý nghĩ rối loạn suy tư điên cuồng, muốn phá phách hoặïc tự sát.

TN: Thưa bác sĩ còn điều gì nhắn nhủ không?

BS: Các bác cao niên nào vì hoàn cảnh khắc nghiệt hoặc các bác cựu tù cải tạo đã qua những năm thử thách sinh tử, đắùng cay gian khổ không nhiều thì ít cũng có những rối loạn như rơi vào buồn chán, thất vọng. Những lúc như vậy đừong buông xuôi mà hãy bộc lộ với các dịch vụ tư vấn tâm lý trị liệu. Nên tìm đến các tổ chức thiện nguyện như Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển để được hướng dẫn tận tình, tìm nơi chữa trị đúng cách.

Một trong những biện pháp phụ là tập yoga, khí công hay tai chi. Tập cách thở, tập thiền rất hữu ích. Nên coi đó là một hoạt động thường xuyên trong đời sống người cao niên chúng ta.

Mạch Sống Số 51, tháng 9, 2006

Posted on Tuesday, October 03 @ 09:48:39 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Sức Khoẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Sức Khoẻ:
Huyết Trắng và Viêm Âm Đạo

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Sức Khoẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang