Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27810260
page views since June 01, 2005
MS47 - 05/06: Như Thuở Ban Đầu

Mái Ấm Gia Đình

Phạm Văn Hoạt

“Lời nói chẳng mất tiền mua,
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Theo con đường mòn thoai thoải dẫn tới hồ nước, khi ra khỏi những tàn cây, cơn gió, với những hạt mưa bụi hắt vào mặt, Hoài-Thanh dùng mình nổi gai ốc vì lạnh. Chàng đi bộ như thế từ đường mòn này sang đường mòn khác trong công viên rộng lớn cây cối um tùm. Không biết vì thời tiết tháng Tư nơi vùng Garden State có cái phong khí của mùa đông nơi xứ Huế, có mưa bay, có gió lạnh, hay vì tâm tư đang băn khoăn, man mác buồn về mẩu đối thoại giữa hai vợ chồng chiều qua.

Chọn một ghế đá bên hồ công viên, cẩn thận gạt những hạt nước đọng trên ghế, Hoài-Thanh ngồi lãng đãng nhìn cảnh vật. Ở đây yên tĩnh quá. Cái yên tĩnh không hẳn là buồn, là cô độc nhưng một chút ảm đạm. Nó hợp với tâm tình, với con người của chàng; nó giúp chàng dễ dàng trở về với chính mình. Thói quen của chàng là đối thoại với chính mình về chính mình, về những gì đang xảy ra, đang diễn tiến trong đời mình và ý nghĩa cuộc đời, không phải chỉ tương quan của mình với người khác, nhưng sâu xa hơn về những thái độ, lời ăn tiếng nói, cả ý nghĩ của mình trong mối tương quan với người khác, đã ảnh hưởng tới đời sống của người mà chàng có tương quan với. Chàng vẫn cảm nghiệm rằng “sống-là-sống-với”.

Đã nhiều lần Hoài-Thanh làm công việc “trở-về-với-mình”â, khi thì bên bờ đại dương, khi thì trong cảnh đồng nội. Mỗi lần chàng đều khám phá một điều gì đó về mình, có thể là ưu điểm có thể là khuyết điểm. Hôm nay trên ghế đá công viên, một công viên rộng lớn, dưới mưa bay bay, trong cái gió lành lạnh, yên tĩnh, đưa Hoài-Thanh lại “trở-về-với-mình”, không phải như con ốc rút lại trong vỏ cô đơn, nhưng để điều chỉnh hay phong phú hoá trong cái tương quan với người để sống với người, đặc biệt là với vợ của chàng.

- Em là con người vô tình, thiếu nhậy cảm, ích kỷ. Cả tuần nay, đêm nào em cũng về trễ.

- Em không vô tình. Anh mới là người chỉ nghĩ tới mình. Tưởng như mình phải là người được săn sóc. Lúc nào cũng quạy cọ, nhăn nhó.

Khi việc đến, em phải làm. Anh tưởng là em lờ anh đi sao?

- Thấy chưa, em lại tìm cách làm nhục anh.

Đó là mẩu đối thoại duy nhất giữa hai vợ chồng sau một ngày cả hai “đi cày” về. Sau đó thì chàng tìm đến quán rượu bên nhà, còn nàng từ chối nói chuyện với chàng và tẩy chay không ăn cơm chung ba ngày.

Hôm kỷ niệm 5 năm thành hôn, một số bạn bè tới dự cơm tối; khi cắt bánh, một người bạn chúc “Chúc hai người hạnh phúc như thuở ban đầu.”

Lúc ấy ai cũng cho rằng lời chúc là một cầu mong rất chân thành, rất hợp tình, hợp cảnh. Mắt Hoài-Thanh  bất chợt gặp đôi ngỗng trời trên mặt hồ, có lẽ cả hai mới từ vùng nắng ấm, trở về vùng đất lạnh. Có lẽ cả hai mới qua một “mùa trăng mật”, nay trở về để bắt đầu một gia đình mới, sẽ có còn đàn cháu đông. “Như thuở ban đầu,” đây là lời chúc khá quen thuộc dùng trong cả những trường hợp kỷ niệm 25 năm, 50 năm.

Hoài-Thanh lại nhìn cặp ngỗng đang sóng đôi, chúng bơi sát vào nhau thật gần gũi. “Như thuở ban đầu!” Khi còn đang trên ghế nhà trường, bạn bè thường ví von “Hoài-Thanh Quỳnh-Hoa” như đôi tình nhân Roméo Juliette. Năm đầu của hôn nhân vẫn được khen là cặp vợ chồng hạnh phúc, tốt đôi vừa lứa. Sau năm năm, những nét đẹp “thuở ban đầu” trải qua nhiều thách đố. Nét nhăn nhó thay thế nụ cười, lời châm biếm chen lẫn hằn học, phê bình.

Cái “thuở ban đầu” Quỳnh Hoa thật tế nhị, thông cảm tâm tư của Hoài-Thanh khi chàng thất bại. Chính nàng đã dìu chàng ra khỏi tình trạng trầm cảm khi thất bại trong cuộc tranh cử chức chủ tịch hôïi sinh viên. Năm ngoái khi tức muốn chết vì bị thăng cấp hụt; tưởng sẽ được vợ cảm thông khi về nhà. Ai ngờ! Chàng nhớ mẩu đối thoại như sau:

- Anh phải chấp nhận, nhưng vẫn uất ức là không được thăng cấp kỳ này.

- Nhưng ít ra là anh không bị sa thải.

- Em muốn nói gì? Sa thải? Dĩ nhiên anh không bị sa thải, nhưng đó không phải là vấn đề. Tụi nó dù cái chức ấy như cái mồi nhử anh chạy theo. Em hiểu lý do làm anh tức muốn chết chưa?

- Đừng lo! Đời còn dài.

- Đừng lo! Anh tức điên lên được.

- Có lẽ anh phải để ý hơn về đường công danh. Nhất là những người bạn của anh. Ân, bạn chí thân của anh, đã dòm ngó cái chức đó từ lâu rồi. Không để ý tới khía cạnh đó có thể là một lỗi lầm. Em cũng e ngại cách anh nói chuyện. Nhiều người mất lòng vì anh diễu cợt quá đáng.

- Vừa thôi chứ. Em biết gì mà nói.

Đã không lắng nghe cảm xúc, Quỳnh Hoa còn ra vẻ dạy đời.

Mà có lẽ chính chàng cũng tỏ ra vô tình, nhửng nhưng trước ý muốn của vợ. Chẳng hạn chàng thường vào giường sau mục tin tức; nhiều lần Quỳnh-Hoa mệt mỏi muốn đi ngủ sớm, ngồi cạnh chồng vừa ngáp vừa thờ dài; chàng vẫn bình chân như vại tiếp tục coi TV, rốt cuộc vợ bỏ đi ngủ một mình, nhưng giận quá ngủ không được.

“Như thuở ban đầu?” Hoài-Thanh nhớ có một lần chàng bảo vợ:

- Rồi, bây giờ cô muốn nói gì về tôi nào?

- Anh chẳng bao giờ thèm nghe em. Chúng mình có vấn đề về tài chánh và không thể kéo dài hơn được nữa. Chúng mình cũng cần đi nghỉ hè quá đi chứ, nhưng anh vẫn giả câm giả điếc, đúng không?

- Có lẽ tôi sẽ muốn nghe em cưng của tôi, nếu cô biết thận trọng hơn về tiền bạc.

- Em thận trọng chứ. Nếu anh làm nhiều tiền hơn một chút nữa thì đã chả có chuyện.

- Khổ nỗi tôi không biết rằng mình đã lấy phải một công chúa.

- Chán mớ đời… Mình lấy phải anh “cù lần.”

Như vậy đã có những lúc không còn “gọi tên người yêu” nữa, mà gọi nhau bằng những tên kỳ cục hạ giá, thiếu hẳn sự tương kính.

Một lần khác, vợ anh lên tiếng:

- Anh lại quên trả nợ thẻ tín dụng. Thế là lại bị phạt!

- Đến lượt em trả các chi tiêu tháng này, đâu phải anh.

- Thôi đi cha nội, đừng có dối trá để chạy làng.

- Này! Chính cô là người dối trá. Tháng trước đã đồng ý với nhau là cô trả các chi tiêu tháng này.

- Em trả tháng tới.

- Cô trả tháng này.

- Em có cảm tưởng anh là “thằng cuội”.

“Thằng cuội, thằng cù lần” còn đâu “như thuở ban đầu”! Lời chúc “như thuở ban đầu” vừa rất chân tình, vừa rất đắng cay mai mỉa.

Lời chúc ngày tân hôn là “trăm năm hạnh phúc”, lời chúc ngày kỷ niệm là được “như thuở ban đầu”. Phải chăng lời chúc này rút ra từ thực tế, từ cảm nghiệm sống? Hoài-Thanh thấy đúng, ít ra là trong cảm nghiệm riêng tư đã trải qua.

“Như thuở ban đầu” phải chăng cũng là cảm nghiệm của Xuân Diệu tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Hoài-Thanh nhận thấy rằng trong cái thời lưu luyến ấy hai đứa cảm thấy rất an toàn chia sẻ điều mình nghĩ, diễn đạt thành lời nỗi lo sợ, niềm vui, mối quan tâm, những ước vọng thầm kín nhất của mình.

Hai đứa nhiều khi tâm sự cả giờ đồng hồ. Ngắm đôi ngỗng trời, hình như chúng đang thủ thỉ với nhau, êm vui quá, chúng dẫn ý cho Hoài-Thanh trở về cái thuở ban đầu. Hồi ấy hai đứa.

- Nói điều muốn nói và nói hết ý; không im ỉm, không nói nửa vời để bắt phải đoán ý nhau. Chàng và Quỳnh-Hoa luôn hỏi cho biết rõ, thay vì hiểu ngầm lòng nhau. Hiểu ngầm thường dẫn tới hiểu lầm; khi hiểu lầm là hai người đã nhìn nhau hay nhìn sự vật một hướng khác nhau; nhìn hướng khác nhau dẫn tới xung khắc; xung khắc dẫn tới đổ vỡ và đau thương.

- Đặt tên rõ ràng cho cảm xúc của mình và mình là chủ của những cảm xúc đó. Hoài-Thanh thường nói “anh cảm thấy buồn (vui, giận, ghen) khi em…” Chàng đã không hề nói “em đã làm anh ghen lúc em nói chuyện với…” Chàng dùng ngôi thứ nhất để nói về ý nghĩ, tình tự của mình. Dùng ngôi thứ nhất cũng là để nói về chính mình, chứ không nói thay cho người hay nói về người.

- Tôn trọng, không gọi nhau bằng những tên làm tổn thương nhân phẩm. Cái thuở ban đầu không khi nào Quỳnh-Hoa đã gọi chàng là “thằng cuội, thằng cù lần”. Chàng nhớ mới đây đã buột miệng gọi nàng là “con vẹt, con mẹ lắm điều”.

Nhìn đôi ngỗng trời, Hoài-Thanh cảm thấy ngượng miệng quá. Chàng đâu lỡ dùng những từ ngữ ấy cho những cô gái trong sở làm. Những câu nói giết người thường lại được dùng cho người mình yêu thương nhất.

Cúi xuống, định thắt lại giây giày bata (snickers), Hoài-Thanh nghe tiếng cười trong bụng: vớ chàng mang, một chiếc trắng, một chiếc phớt hồng; chiếc với này là của vợ; bài thơ “đôi dép” chợt đến:

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nổi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau
Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiểng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia

Vô Danh         

Mạch Sống Số 47, tháng 5, 2006

 

Posted on Monday, May 22 @ 14:12:29 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang