Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27812632
page views since June 01, 2005
MS02 - 06/02: Tùy bút tuổi trẻ: VIẾT TẶNG NHỮNG AI

Thế Hệ TrẻCách đây khoảng một tuần, tôi nghe các chị ở Boat People S.O.S. Maryland bảo rằng văn phòng sẽ có một tờ báo riêng, một tiếng nói của riêng mình. Tôi bảo rằng tôi sẽ viết một chút gì đó để cho vui. Thật sự lúc ấy tôi cũng chưa “mường tượng” được mình sẽ viết về cái gì cả! Nghe được điều ấy, anh Thắng bảo với tôi rằng: “Tuổi trẻ không đủ kiên nhẫn để đọc dài đâu cậu bé ạ! Ngắn thôi!”. Tôi bật cười không nói...

Và câu nói bông đùa ấy của anh đã “ám ảnh” trong suốt những ngày qua.

Tuổi trẻ Việt Nam ở một môi trường mới, một hoàn cảnh mới dường như đã đánh mất đi một cái gì rất đặc trưng, rất tiêu biểu của riêng mình…

Nếu bảo tôi viết về một “Ý thức hệ”, một “nhân sinh quan”, một “thế giới quan”, hay một cái nhìn “vĩ mô” nào đó... có lẽ tôi sẽ từ chối! Bởi lẽ tôi không đủ bản lĩnh, chưa đủ kinh nghiệm sống để thốt ra những lời ấỵ Tôi chỉ có thể viết ra được những cái gì rất thật, thật đến phũ phàng mà một cậu thanh niên mới lớn như tôi đã, đang và sẽ từng ngày đối diện… Cái vòng xoáy của cuộc sống vội vã này đã ''cướp'' mất đi của tôi, của bạn tôi cái sinh động, sôi nổi vốn có. Thay vào đó là những lo toan, vất vả, trăn trở của cuộc sống đang từng ngày vây lấy... Và kết quả là chúng tôi đã không còn sự ''kiên nhẫn'' tưởng như mơ hồ ấỵ.

Viết đến đây bất chợt tôi nghĩ về anh bạn học cùng lớp Toán với tôi ở giảng đường Đại Học. Bao giờ đến lớp anh cũng “ngáp ngắn ngáp dài”. Hỏi ra mới biết đêm qua anh đi làm tới 10h mới về tới nhà, mà lớp học thì mới 8h sáng đã bắt đầu rồi. “Anh còn phải đi làm để đóng tiền học nữa chứ! Lớn rồi còn gì!”. Anh luôn là học sinh giỏi Toán nhất lớp, một người như tôi không thể nào bằng...

Tôi chợt nghĩ về... tôi, nghĩ về hai năm làm kẻ tha hương, lưu lạc nơi xứ người. Hai năm, so với sáu mươi năm “tưởng tượng” của một đời người thì cứ như một tiếng chuông chùa ngân lên rồi chìm sâu vào cõi hư vô tĩnh mịch, như tiếng kinh cầu của một linh hồn cần được cứu rỗi giữa muôn trùng sóng bể... So với bạn bè tôi ở Việt Nam, tôi có được rất nhiều cơ hội. Tôi có môi trường thích hợp để “vùng vẫy”, để thỏa mãn cái khát khao vô bờ bến của mình; để được tự khẳng định mình bằng những gì tiềm tàng trong cơ thể.

Tôi thèm đi học, thèm được tiếp thu những kiến thức quý báu để làm hành trang cho mình mai sau vào đời... Bạn bè tôi, có đứa cũng như tôi, đang thể hiện bản lĩnh của mình ở những giảng đường Đại Học. Cũng có đứa ngậm ngùi quay trở về với ruộng đồng sau muời hai năm đèn sách vì không đủ khả năng tiếp tục cuộc hành trình tìm tri thức. Thế nhưng những may mắn ấy đã “được” đánh đổi bằng sự sôi nổi và năng động của mình. Những vấn đề mới nảy sinh trên một đất nước mới, một môi trường mới; những lo sợ, phập phồng; những nỗi nhớ quay quắt từng phút, từng giây ùa tới tâm hồn nhạy cảm của tôi… Tôi sống trầm hẳn đi, nếu không muốn nói là đánh mất con người thật của mình... Đâu rồi tuổi trẻ của tôi? Đâu rồi những tuổi mười tám, mười chín đầy kỉ niệm?

Tôi bất chợt nhớ tới cậu bạn ở lớp Tin Học mà thỉnh thoảng tôi vẫn thường giúp cậu ấy viết những chương trình để nộp. Không phải là tôi muốn kể công của mình mà chỉ vì cậu ấy quá bận nên mới nhờ đến tôi. Một lần chở tôi về, cậu ấy vượt đèn đỏ! Tôi hỏi sao không dừng, cậu ấy bảo: “Em không đủ kiên nhẫn để chờ, cái đèn ấy lâu lắm!

Chút nữa em còn phải đi làm!”. Tôi rất buồn khi nghe câu nói ấy. Không phải vì trong sự vô tình cậu ấy đã ám chỉ tôi là một gánh nặng, mà tôi chỉ buồn vì trẻ như cậu ấy cũng đã phải đi làm để tự lo cho bản thân mình, để bớt đi một phần gánh nặng của gia đình...

Bạn bè tôi ở Việt Nam vẫn  thường email, hoặc viết thư hỏi tôi rằng: “Mình nghe nói tụi Mỹ nó học dở hơn dân Việt mình phải không?”. Tôi trả lời rằng: “Không biết!

Nhưng các bạn nghĩ xem, dân tị nạn tụi mình ngoài học vấn ra thì đâu có cái gì để người ta phải nhờ giữa xã hội này...”

Có lẽ tôi nên dừng lại ở đây, viết thêm kẻo bị chê là dài mất. Nhưng tôi muốn nhắc đến một câu nói rất hay mà một anh bạn mới quen ở Việt Nam đã viết: “Sống trên đời không phải để khi chết lại trở về cùng cát bụi, mà phải in dấu chân của mình trên cát!” Chúng tôi đồng cảm với nhau vì câu nói ấy. Thật sự tôi rất sợ phải làm cái bóng của chính mình. Tôi sợ bị lạc lõng giữa cuộc đời này. Sợ sống mà những người chung quanh không ai biết rằng tôi đang hiện diện...
    

Posted on Wednesday, March 08 @ 14:32:56 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Thế Hệ Trẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Thế Hệ Trẻ:
Nghĩ Về Tệ Nạn Ma Túy

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Thế Hệ Trẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang