Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27890163
page views since June 01, 2005
MS04 - 09/02: Thành Phố Williamsburg, VA

Lịch Sử Qua Lời Ke

Lịch sử của thành phố Williamsburg là một thành phố lịch sử ở về phía đông nam của tiểu bang Virginia, nằm giữa hai con sông James và York, cách Newport News 27 dặm (43 cây số) về phía tây bắc. Người Anh đã định cư ở đây lần đầu tiên vào năm 1633. Nơi này được rào lại trong phạm vi 6 dặm (10 cây số) để đối phó với các cuộc tấn công của bộ lạc da đỏ Powhatan. Trường Đại Học William và Mary, cơ sở giáo dục cao cấp xưa đứng hàng thứ nhì sau trường Đại Học Harvard, được thành lập vào năm 1693. Năm 1699, sau khi Jamestown ở gần đó bị cháy, Williamsburg trở thành thủ đô của Virginia. Tên của thành phố được đặt để vinh danh nhà vua William III.

Sau đó, Williamsburg trở thành trung tâm chính trị, xã hội, và văn hóa của thuộc địa. Đây là nơi có nhà hát đầu tiên (1716), nhà in đầu tiên (1730), tờ báo đầu tiên (1736), và nhà máy giấy đầu tiên (1744). Ngày 15/5/1776, Hội nghị Virginia thông qua quyết nghị đòi Đại hội Lục địa tuyên bố độc lập của Mỹ quốc thoát khỏi sự cai trị của Anh quốc. Williamsburg mất địa vị quan trọng sau khi chính phủ tiểu bang dời về Richmond năm 1780. Trong cuộc Nội Chiến Mỹ quốc, các lực lượng Liên bang bị đánh bại trong trận Williamsburg (5/5/1862) và thành phố rơi vào tay của nhóm Liên Minh miền Nam cho đến khi chiến tranh chấm dứt.

Thành phố Williamsburg được phục hưng kể từ năm 1926 theo ý kiến của kỹ nghệ gia kiêm  mạnh thường quân John D. Rockfeller Jr., người bảo trợ dự án. Kể từ đó, khu vực lịch sử được mở rộng và hiện nay có diện tích khoảng 1 dặm (2 cây số) chiều dài và nửa dặm (1 cây số) chiều rộng. Hơn 500 dinh thự được trùng tu và kiến thiết lại. Các tòa nhà triển lãm -- bao gồm Quốc hội, Dinh Thống Đốc và Khu Vườn, nhà tù cùng Quán rượu Raleigh -- được trang bị lại giống như hồi thế kỷ 18, và toàn khu vực được chỉnh trang lại theo phong cảnh giống y như thời thuộc địa. Những bà chủ nhà, những thợ thủ công, những dân quân, và các người hầu đều ăn mặc theo kiểu xưa của thời đó cho chúng ta hương vị của một lịch sử sống động. Công viên Thuộc địa Quốc gia và Lịch sử  là một phần của thành phố Williamsburg. Ở gần đó là khu định cư Carter’s Grove (Tiểu Lâm Carter) và Viện Bảo tàng Khảo cổ học Winthrop Rockfeller.

Khu vườn và phong cảnh vẫn để như thuở xưa, không thay đổi. Khu vườn của thành phố Williamsburg (bắt đầu từ năm 1698) là điển hình của kiểu vườn trong thành phố của Anh và Hòa Lan. Nền kinh tế của Williamsburg tuỳ thuộc chính yếu vào các dịch vụ của Bệnh viện Tiểu bang miền Đông (được thành lập năm 1773), trường Đại Học William và Mary, cùng công ty Du lịch. Dân số của thành phố là 11.409 (1990); tăng lên 12.922 (1998).

Một chuyến du hành về quá khứ để chứng kiến sự ra đời của Mỹ quốc

Từ năm 1699 đến năm 1780, Williamsburg là thủ đô của thuộc địa Virginia. Ở đây Thomas Jefferson đã học luật, và sau này ông, George Washington, Patrick Henry, cùng những nhà lãnh đạo ái quốc khác mưu đồ kiến tạo nền tự do của Mỹ quốc thoát khỏi quyền cai trị của Anh quốc.

Năm 1926, Tiến sĩ W.A.R. Goodwin tiếp cận John D. Rockfeller Jr., với giấc mơ trùng tu lại Williamsburg. Tập họp lại quanh dải đất dài nửa dặm trên con đường Duke of Gloucester, thành phố mà chúng ta thấy hiện nay chỉ thay đổi một chút so với thành phố lúc các nhà sáng lập đầu tiên đã xây cất. Nhà cửa và quang cảnh buôn bán đã được phục hồi và kiến tạo lại chính xác trên những nền nhà và những vật liệu sử dụng đúng như thời xưa. Ngay cả những thú vật cũng thực như ở thế kỷ 18, dựa trên những giống được gây thời bấy giờ.

Âm nhạc ở quán rượu của những nhạc sĩ bình dân, mùi thơm ngọt ngào toả ra từ lò bếp, mùi vị bánh mì mới làm trong lò bánh mà chúng ta thấy và ngửi khi đi tham quan làm chúng ta có cảm giác hoàn toàn trở về quá khứ.

Thành phố thuộc địa Williamsburg sống động và bận rộn trong công việc.

Những thợ thủ công nghệ khéo tay chế tạo những món hàng như yên ngựa, y phục và bánh xe ngựa hay xe bò, dành cho các thương nhân và công dân của Williamsburg thời xưa, những người thực sự sống ở trong những căn nhà mà chúng ta đi qua và  các sinh hoạt thương mại giống như thực được diễn lại trong những cửa hiệu và quán rượu của thành phố, không phải chỉ trong một vài giờ trong ngày và hạn chế trong một mùa, mà suốt cả ngày đêm và quanh năm.

Ở một thời điểm chủ yếu trong lịch sử, trở thành người Mỹ là một sự lựa chọn
Bước lui về quá khứ để lấy kinh nghiệm về những ý tưởng và ước mơ của những người dân vừa vĩ đại vừa bình dị trong thời gian ngay trước cuộc Cách Mạng của Hoa Kỳ là một điều kỳ thú. Tiến trình định nghĩa những giá trị và niềm tin của Mỹ quốc bắt đầu ở Williamsburg từ hơn 200 năm nay và vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay.

Trong 301 mẫu đất và hơn 500 tòa nhà được phục hồi, chúng ta khám phá ra hàng trăm người tiêu biểu cho những công dân thực sự của thành phố Williamsburg ở thế kỷ 18. Chúng ta thấy họ chào đón khách ở các quán rượu, đốt lửa bên ngoài nhà của tá điền và xét xử phạm nhân ở tòa án. Chúng ta nghe họ bàn luận về thuế má của người Anh, về tự do tôn giáo và về khái niệm báo động sự thoát ly vĩnh viễn khỏi mẫu quốc.

Để thực hiện dự án trùng tu lại ở Mỹ quốc, người ta đã vận dụng một ban nhân viên 3.500 người, bao gồm những nhà khảo cổ học, những nhà nghiên cứu và sử gia cũng như những nhà diễn giải lịch sử. Người ta sử dụng 800 nhân viên thiện nguyện. Viễn kiến của Rockfeller là “tương lai có thể học hỏi từ quá khứ.” Bằng cách làm như thế, thế kỷ 18 sẽ được duy trì sống động và tốt đẹp cho tất cả mọi người để rút ra kinh nghiệm của bài học lịch sử Hoa Kỳ.

 

Posted on Wednesday, March 01 @ 18:56:01 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by tuyethoang


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Lịch Sử Qua Lời Ke


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang