Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27895145
page views since June 01, 2005
MS44 - 02/06: Bồi Thường Cho Nạn Nhân Của Tội Ác

Bạo Hành Gia Đình

Nirupa Narayan
Chuyển ngữ: Thuy Huynh

Trong cộng đồng chúng ta, vấn đề bồ thường cho Những Nạn Nhân của Tội Ác rất ít được biết đến. Vì vậy chương trình Chống Bạo Hành trong Gia Đình của BPSOS xin được giới thiệu đến quý vị về vấn đề này.

Bồi Thường Cho Những Nạn Nhân của Tội Ác là một chương trình của chính phủ nhằm mục đích giúp đỡ về tài chánh cho nạn nhân của tội ác, như nạn nhân của bạo hành trong gia đình, nạn nhân của sự cố sát có chủ mưu, nạn nhân của sự đe doạ hoặc dùng vũ lực, nạn nhân bị trộm cắp tài sản hoăc bị hăm doạ, v.v. Ở mỗi địa phương có nhiều cơ quan và văn phòng khác nhau để quản lý chương trình này. Nạn nhân được đền bù qua những hậu quả trực tiếp thương tích cá nhân hay tử vong. Chẳng hạn như tiền chi phí thuốc men và bệnh viện, chi phí cho việc gặp các chuyên viên cố vấn tâm lý hay tâm thần, chi phí cho tất cả những việc đi lại, mai táng và chôn cất, mất thính giác hay máy hỗ trợ thính giác, gãy răng hay mất răng giả, làm kiếng mới hay sửa tròng mắt kiếng; làm sạch hiện trường xảy ra tai nạn, chi phí thay thế cho những tài sản cá nhân được dùng làm bằng chứng và những chi phí tương tự khác. Tuy nhiên, tất cả những chi phí nêu trên đều phải được kê khai ở mức độ hợp lý. Tiền này cũng không thể dùng để trả cho những sự mất mát khác như phí tổn luật sư hay những đau đớn và chịu đựng mà nạn nhân gánh chịu. Tất cả những phí tổn này phải được đòi lại ở toà án.  Thêm vào đó, chương trình này là một giải pháp cuối cùng trong việc đền bù. Tuy nhiên, tiền bồi thường này không dựa trên những tiền bồi thường khác. Nếu nạn nhân hội đủ điều kiện, chương trình có thể thường trước cho nạn nhân. Số tiền lấy lại sau này từ bị cáo có thể được trả thẳng đến chương trình để dùng cho những trường hợp khác.

Phần lớn những người được chính phủ chi trả là những nạn nhân chính trong sự việc. Tuy nhiên, chính phủ cũng có thể chi trả nhưng rất giới hạn cho những nạn nhân khác có liên quan, chẳng hạn như gia đình của nạn nhân bị giết hại, phối ngẫu của nạn nhân bị hãm hiếp, cha mẹ của những trẻ em bị hành hạ về thể xác hay sách nhiễu tình dục, người giúp đỡ ngăn cản kẻ khác phạm tội, người giúp đỡ nhân viên thi hành luật, người giúp đỡ nạn nhân của tội ác hay người làm nhân chứng cho vụ án. Những ngưới có thể đứng ra xin tiền bồi thường sẽ là những nạn nhân vô tội hoặc là những người bị hại, thân nhân của người bị hại đã qua đời, người được nạn nhân uỷ quyền để xin hay là người phụ thuộc, cha mẹ hay người thân khác trong gia đình ở mức độ giới hạn.

Để lấy được tiền bồi thường này, trước hết nạn nhân hay những người có liên quan phải báo cáo vụ án hay tai nạn này với nhà chức trách trong vòng một thời gian nhất định tuỳ theo từng tiểu bang, hay phải tường trình vụ việc trong thời gian hợp lý. Hầu hết tất cả các vụ án đều phải được báo cáo trong vòng một năm để nhận được tiền bồi thường, trừ phi chứng minh được tại sao báo cáo trễ. Nạn nhân và người đứng đơn kiện phải hợp tác với nhà chức trách trong suốt quá trình điều tra và xét xử của sự việc. Tiền bồi thường không thể trả cho người đứng đơn kiện nếu như người này không chịu hợp tác. Trong trường hợp khẩn cấp, nạn nhân có thể được nhận trước tối đa là $1.000. Tiền này chỉ được lãnh khi bị mất việc, không có thu nhập, trả tiền bệnh viện trong trường hợp khẩn cấp hay chi phí mai táng. Tuy nhiên số tiền này sẽ bị khấu trừ trước khi nạn được lãnh trọn số tiền còn lại.

Để được tiến hành công việc này, nạn nhân hay những người có liên quan phải điền đơn “Bồi Thường Thiệt Hại cho Nạn Nhân của Tội Ác” để xin tiền bồi thường và cung cấp đầy đủ các thông tin. Đơn này có ở tất cả những văn phòng của cảnh sát hay toà án, văn phòng luật sư, Dịch Vụ Xã Hội hay Dịch Vụ Y Tế địa phương. Ngoài ra, nạn nhân cũng có thể điền đơn trên mạng internet. Khi điền đơn đòi bồi thường, nhân viên công lực, các bác sĩ, các tổ chức đoàn thể có liên quan sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin. Cơ quan xét duyệt hồ sơ sẽ quyết định xem có thể bồi thường cho nạn nhân hay không và với số tiền là bao nhiêu.

Chương trình có thể bồi thường thiệt hại nếu như nạn nhân bị thương hay ảnh hưởng tâm lý. Nạn nhân không nhất thiết phải bị thương mới xin được tiền bồi thường, tuy nhiên các án mạng phải bao gồm cả thương tích hay bị đe doạ đến tính mạng. Nếu kẻ hành hung không bị kết án hay bị xét xử, nạn nhân vẫn có thể hội đủ điều kiện để xin tiền bồi thường nếu có thể tìm được bằng chứng rằng vụ án đã xảy ra và nạn nhân đã hội đủ điều kiện theo yêu cầu. Ngoài ra, các nhà chức trách sẽ dựa vào việc tìm kiếm bằng chứng trội hơn - tiêu chuẩn thấp hơn đòi hỏi của uỷ  viên công tố trong việc luận tội. 

Nếu bị cáo bị phán xét là có tội, các nhà chức trách vẫn phải xem xét lại những yếu tố khác để xác định nếu nạn nhân hội đủ điều kiện. Chẳng hạn như, vụ án đã được báo cáo và điền đơn trong thời gian hợp lý. Tư cách của nạn nhân cũng sẽ được xem xét coi nếu nạn nhân có bị xúi giục hay trong trường hợp nạn nhân đã tiên đoán được những điều có thể xảy ra. Vì vậy kết quả của toà án cũng không đủ để xác định được nạn nhân có thể được tiền hay không. Nếu như buổi xét xử ở toà án bị huỷ bỏ vì nạn nhân yêu cầu như vậy, nhà chức trách sẽ tìm hiểu lý do tại sao nạn nhân lại từ chối không hợp tác. Ví dụ như nạn nhân không hợp tác vì bị đe doạ bởi kẻ hành hung hay những người khác, thiếu sự ủng hộ của những người trong gia đình, bị trở ngại trong việc tìm tới toà án v.v.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nạn nhân phải nên hợp tác trong mọi tình huống và nhà chức trách sẽ tìm lý do tại sao nạn nhân lại quyết định như vậy.

Cũng nên biết chương trình Bồi Thường Tiền cho Nạn Nhân của Tội Ác không đòi hỏi về vấn đề thu nhập, họ chỉ cần xem xét nếu nạn nhân hội đủ điều kiện để được giúp đỡ và đã phải chịu đựng nhiều thiệt hại thì họ có thể nhận được sự giúp đỡ ngay cả khi họ có khả năng chi trả các chi phí khác. Một điều khác cũng nên biết là nếu nạn nhân đang sống chung với kẻ đã hại mình thì sẽ không được lãnh tiền bồi thường, tuy nhiên chương trình vẫn có thể trả tiền cho những người khác nhân danh nạn nhân.

Muốn biết thêm chi tiết về Chương Trình Chống Bạo Hành Trong Gia Đình, xin hãy gọi cho chúng tôi ở số điện thoại miễn phí: 1-866-883-9556, hoặc :703-538-2190 nếu ở tại Virginia.

Mạch Sống Số 44, tháng 2, 2006

Posted on Thursday, February 23 @ 17:15:57 EST by tuyethoang
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Bạo Hành Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang