Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27923007
page views since June 01, 2005
MS06 - 12/02: Những Con Chim Đa Đa

Di Dân & Nhập Tịch

Ngô Kim Việt

Vào một buổi chiều trời sẩm tối, tôi sửa soạn ra về thì nhận được một cú điện thoại khẩn cấp. Đầu dây là giọng một cô gái có lẽ còn rất trẻ; cô hỏi tôi với giọng hết sức lo lắng, “ Chị ơi, em mới tới Mỹ theo diện bảo lãnh Fiance. Có làm kết hôn rồi, nhưng mà ảnh đánh em nhiều quá.

Ảnh không cho em đi đâu hết, nhốt em trong nhà không à... Rồi cuối cùng, em trốn đi được, nhưng mà em không có giấy tờ, bâây giờ em làm sao hả chị?” 

Nói tới đây, cô gái bật khóc. Tôi lập tức trấn an cô và  xin cô địa chỉ cùng số diện thoại để tiến hành hồ sơ ngay lập tức. Trong khi bắt đầu bắt tay vào việc, tôi không nén nổi tiếng thở dài và đột nhiên nhớ tới bài hát nào đó, nói về loài chim đa đa và có câu, “Sao em không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa!” Bây giờ đi lấy chồng nơi xứ lạ quê nguời, một thân một mình, không bạn bè, không thân thuộc, không quen biết một ai… bây giờ bị hành hạ, đánh đập, đe dọa… liệu những “con chim đa đa” có còn đủ sức tự mình bay lên ?  

Trở lại với trường hợp của cô gái đáng thương.  Thưa quí vị, đây chỉ là một trong hàng chục hồ sơ mà tôi đã và đang tiến hành giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như pháp lý.  Đa số các nạn nhân đều rất trẻ, chỉ trong độ từ 20 đến 24 tuổi.  Tất cả đều có nhan sắc và trình độ Đại học tại Việt nam.  Có người nói với tôi rằng:  những cô gái này muốn đến Mỹ thì phải chịu như thế thôi! Nhiều khi lấy chồng Việt Kiều rồi qua bên này giở chứng, bày đặt đua đòi! Rồi mới sinh chuyện...

Tôi không nghĩ như thế!  Đồng ý là cũng có những trường hợp chỉ tìm cách qua Mỹ, rồi sau đó, thay đổi tính tình và tìm cách bỏ rơi người chồng bằng cách này cách nọ.  Nhưng, đối với những người chuyên làm việc về vấn đề chống xung đột trong gia đình, từ luật sư cho đến những nhà xã hội, cảnh sát… họ đều được huấn luyện để biết xem trường hợp nào là thật và trường hợp nào là giả. (Chính tôi cũng từng từ chối hai trường hợp khi phỏng vấn và biết chắc là họ chỉ tìm cách vu oan cho người chồng đã bảo lãnh mình sang Hoa Kỳ.)

Điều tôi muốn nói ở đây chính là sự thay đổi 180 độ của những người đi về Việt nam để lấy vợ.  Tôi không trách móc hay chỉ trích những người có ý định chọn người bạn đời tại Việt Nam. Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp về Việt Nam để nối lại sự liên hệ với người quen cũ, có thể là một cô bạn gái cùng trường ngày xưa, hay cùng làng xóm láng giềng, hoặc có thể là đồng nghiệp ngày trước.  Cũng có khi là sự giới thiệu mai mối.  Sau khi nối lại mối quan hệ cũ và có thời gian tìm hiểu, họ đã trở nên vợ chồng và có một cuộc sống thật hạnh phúc nơi xứ lạ quê người.  Chính bản thân tôi cũng có cô em gái họ, con người dì ruột, lấy chồng Việt kiều do mai mối, bây giờ đã có hai con và đang sống rất hạnh phúc tại vùng Nam California. 

Trở lại chuyện thay đổi của những người về Việt Nam lấy vợ. Tôi vẫn không hiểu là tại sao họ lại có những hành động vũ phu và dã man như thế!  Khi trở về VN, gặp được ý trung nhân, họ hứa hẹn tốt đẹp, chẳng hạn: “Khi  em đến Mỹ, mặc dù anh nghèo lắm, nhưng anh sẽ cố gắng cho em đi học lại để có cái bằng gì đó. Cuộc sống chúng ta sẽ ổn định hơn”, hoặc là: “Em an tâm đi. Anh đi đi về về VN mấy lần rồi. Em biết là anh ở bên Mỹ không có nhà cửa gì hết, nhưng nếu em đi theo anh qua bên đó, chúng mình cùng đi làm, sau này cuộc sống sẽ khá hơn nhiều”…Tôi tin đây là những lời hưá thật tình của những người muốn tìm kiếm cho mình hạnh phúc.  Nhưng khi thực sự bước vào cuộc sống lưá đôi, phần vì thấy vợ mình có nhan sắc nên sợ bị “dòm ngó” chăng mà bỗng trở nên khó tính? Hoặc giả, e ngại vợ mình, ngày nào đó, sẽ có trình độ cao hơn mình chăng nên bắt đầu suy nghĩ lại và tốt hơn hết là dùng chính sách “siết chặt gọng kềm”. Thay vì cho đi tập lái xe, dẫn đi xin số an sinh xã hội, xin thẻ đi làm việc, tìm các lớp Anh văn vỡ lòng, giúp cho người bạn đời của mình thích nghi với đời sống mới, thì lại nhốt người vợ trong nhà, hạn chế giao thiệp, tìm cách ngăn cản sự giao tiếp với thế giới bên ngoài, kiểm soát tất cả hành động của vợ mình.  Có khi, lại còn cấm gọi điện thoại về VN. 

Lẽ đương nhiên, một thiếu nữ mới đang độ tuổi đôi mươi, bị giam hãm như tù ngục, sẽ cảm thấy chán chường. Từ đó mâu thuẫn xảy ra. Người chồng muốn dùng quyền lực để sai khiến và bắt người vợ phải theo ý mình.  Thế là chuyện gì phải đến thì sẽ đến! Bản tính hung bạo có sẵn trong con người anh ta bắt đầu trổi dậy, phần vì tức tối đã tốn bao công sức để bảo lãnh vợ mình đến Mỹ.

Anh ta bắt đầu dùng tới những cái tát tai nẩy lửa, những cú đấm đá để đe dọa vợ mình.  Cùng lúc, những lời hăm doạ sẽ báo cho sở di trú để trục
xuất về VN được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.  Lúc bấy giờ, người vợ mới thấy rõ được bản tính hung bạo của chồng thì đã quá trễ.  Tâm hồn cô trở nên trống trải và mệt mỏi. Cô trở nên sợ hãi, không còn dám tới gần anh ta nữa.  Mỗi cái liếc mắt của anh thôi cũng đủ làm cô khiếp sợ rồi!  Cô bắt đầu tìm cách né tránh anh để mong được yên thân.  Mới hôm nào đôi bàn tay ấy đã vuốt ve mái tóc dài của cô, nay đôi tay ấy dùng để nắm tóc và dộng đầu cô vào tường, không những chỉ là một mà rất nhiều lần trong một tuần.  Ngày gặp nhau ở VN, anh ấy toàn nói những lời dịu dàng thân ái, sao bây giờ toàn dùng những lời thô tục và chướng tai hết sức? Ngày qua ngày, người vợ sống trong sự chán chường và cuối cùng thì làm sao còn có được tình yêu? Như một ly nước đã đầy, chỉ cần một giọt nước sẽ làm cho nước tràn ra.  Cô không chịu nổi cảnh bị đánh đập và hành hạ, ban đêm thì bị dày vò về thân xác, cô đã trốn đi phó mặc cho số phận!

Có những nạn nhân khi gặp tôi vẫn còn lo sợ bị theo dõi.  Và, hầu như đều đã có ý định quyên sinh, và có người đã thực sự quyên sinh đến hai lần! Được cứu sống, người chồng lúc đầu tỏ ra hối hận, hứa hẹn đủ thứ, nhưng rồi vẫn chứng nào tật nấy.  Khi nghe mỗi nạn nhân tường trình lại những sự hành hạ mà họ đã trải qua, tôi không thể nào tưởng tượng được với số tuổi đời còn quá trẻ, được sống trong sự yêu thương đùm bọc của gia đình, thế mà đã phải chịu đựng những tô mì nóng hất vào mặt, những cú đấm đá bầm người, chịu đựng những hành động ép buộc tình dục mà họ không thể ngờ. Đôi khi, lại còn bị nhốt trong phòng hay dưới basement, cấm không được ló mặt ra ngoài! Những gương mặt non trẻ thất thần, ngơ ngác, đôi mắt thâm quầng vì bị mất ngủû nhiều đêm, những giọt nước mắt lăn dài trên má trong những lần tâm sự với tôi. Mỗi khi tiếp chuyện với từng nạn nhân xong, tôi từng tự nhủ phải giữ cho lòng thật thanh thản, nhưng bao giờ đầu óc tôi cũng trăn trở. Họ còn quá trẻ, chỉ mới ngoài đôi mươi; có cô còn đang học năm thứ nhất đại học bên Việt Nam.  Khi được hỏi đến gia đình, liệu có biết tình trạng của họ không? Tôi đều nhận được câu trả lời, “Dạ, em dấu hết,  không cho gia đình biết.  Biết thêm buồn, vì tuị em làm đám cưới rình rang lắm, ba má bên nhà đâu có ngờ như vầy!  Bây giờ em cũng không biết làm sao, quá lắm, em mới trốn đi.”  Tôi ngậm ngùi chẳng nói được lời nào.”  Tôi không nghĩ là cha mẹ muốn con đi Mỹ mà sẵn sàng chấp nhận sự hành hung như thế!  Rất nhiều lần, tôi được xem những tấm hình đám cưới của họ, những gương mặt rạng rỡ vui tươi, cảnh chạ mẹ dặn dò con gái trong ngày vu quy. Cha mẹ nào chẳng muốn cho con gái mình có chỗ nương tựa vững chắc!  Tôi dám quyết rằng:

Chẳng có cha mẹ nào muốn hạnh phúc con mình bị dang dở!  

Hiện nay, sở di trú Hoa Kỳ đã có visa cho phép những người đến Mỹ theo diện vợ chồng, (hoặc Fiance và đã kết hôn) nếu bị hành hạ và có chứng cớ, (xin nhắc lại rằng: chứng cớ phải thật rõ ràng) được phép ở lại định cư vĩnh viễn tại Hoa Kỳ theo luật Violence Against Women Act, gọi tắt là VAWA.  Luật này chỉ áp dụng cho những người đã lập thủ tục kết hôn ở Viêt nam hay tại Hoa Kỳ. 

Thế nên, có rất nhiều trường hợp đến Mỹ theo diện Fiance, bị hành hạ, khi gọi đến tôi nhờ giúp đỡ, tôi thật tiếc phải chối từ trong việc giúp xin định cư tại Hoa kỳ. (Nhân đây, tôi xin được phép nhắc quí vị rằng, nếu như quí vị có thân nhân đang được bảo lãnh theo diện Fiance thì hãy CẨN THẬN!)  Cô luật sư Jean Bruggeman, người giúp cho các trường hợp xin visa theo diện VAWA trong nhiều năm, đã từng nói với tôi: Có lẽ chúng ta nên nói với sở di trú là đổi tên của FIANCE VISA thành ABUSER VISA (Abuser: Kẻ  hành ung).             

Để kết thúc bài này, tôi tha thiết mong qúi vị, nếu biết những trường hợp nào đang rơi vào một trong những tình trạng như vưà nêu ở trên thì liên lạc ngay với văn phòng Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển qua số điện thoại 703-538-2190.  Tôi tin là với nỗ lực của tất cả mọi người trong cộng đồng chúng ta, sự hành hung những người con gái đáng thương sẽ được chấm dứt!  Chúng ta sẽ mang lại cho họ một đời sống mới.  Xin đừng làm ngơ trước những nỗi đau khổ mà họ đang phải chịu.  Mong thay! 

Posted on Friday, February 17 @ 12:49:10 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Di Dân & Nhập Tịch
· News by tuyethoang


Most read story about Di Dân & Nhập Tịch:
Chiếu Khán Di Trú và Chiếu Kháng Du Học Sinh

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Di Dân & Nhập Tịch


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang