Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27892339
page views since June 01, 2005
MS42 - 12/05: Tường Thuật Buổi Hội Thảo

Mái Ấm Gia Đình

về Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình

Bùi Ngọc Ghi

Vào khoảng 10 giờ 30 sáng   Thứ Tư, ngày 9 tháng 11 năm 2005, một buổi hội thảo đã được tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo, 1538 N. Century Blvd. Santa Ana, CA 92703 do Hội Hy Vọng Phục Vụ Cộng Đồng và Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển tổ chức.

Buổi sáng hôm ấy trời hơi lạnh và mưa lắc rắc vì miền nam California đã ở vào cuối mùa thu. Tuy nhiên số người tới tham dự buổi hội thảo khá đông đảo làm chật kín một căn phòng trong hội trường. Họ gồm nhiều thành phần, quý ông quý bà, già và trẻ, hầu hết họ đã có gia đình. Sĩ số đếm được khoảng trên sáu chục người. Họ ngồi vào hai dẫy ghế trong một bầu không khí vui tươi và ấm áp.

Thuyết trình viên là ông Phạm Văn Hoạt từ tiểu bang Philadelphia tới. Mở đầu, ông Nguyễn Xuân Hân, Giám Đốc Điều Hành của Hội Hy Vọng Phục Vụ Cộng Đồng giới thiệu cha Mai Khải Hoàn, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo, nói mấy lời khởi đầu buổi hội thảo.

Theo Cha Giám Đốc, hoàn cảnh gia đình của người Việt Nam hiện nay trên đất Mỹ, dù tốt đẹp trên một số phương diện, vẫn gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Chúng ta, những người hiện diện trong buổi hội thảo này, đã là những ông bà hay cha mẹ. Cho nên chúng ta có trách nhiệm tìm hiểu về những trắc trở đó để hướng dẫn con cháu, những người còn trẻ tuổi trong những thế hệ sau. Đó là lý do đầu tiên đưa đến buổi hội thảo hôm nay.

Cha nói thêm, theo một số thống kê gần đây, số gia đình bị đổ vỡ trong hôn nhân trong cộng đồng chúng ta đã lên tới 50%, một kết quả thật đau lòng và hối tiếc. Trước tình trạng bi quan này, nhiều người đã đưa ra câu hỏi “tại sao?” Và thuyết trình viên hôm nay sẽ từ trả lời chi tiết cho câu hỏi ấy.

Sau đó ông Nguyễn Xuân Hân một lần nữa đứng ra giới thiệu thuyết trình viên cùng với cử toạ. Ông Phạm Văn Hoạt lên diễn đàn và cúi cầu chào. Một tràng pháo tay của toàn thể cử toạ vang lên đón chào người nói chuyện trong buổi hội thảo. Ông Hân cho hay ông Hoạt mới từ một tiểu bang xa xôi bên miền đông về đây để trình bày cùng cử toạ một vấn đề rất thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Đó là Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình.

Mọi người đều nhận ra đề tài hữu ích này qua một biểu ngữ lớn phía trước hội trường trước khi bước vào phòng họp. Họ tới đây tham dự buổi hội thảo vì họ quan tâm nhiều đến gia đình của nhiều người Việt Nam hiện nay định cư tại hải ngoại.

Đứng trước cử toạ, ông Hoạt đã mở đầu cuộc nói chuyện bằng cách đưa ra mấy điều chính yếu của vấn đề ông sẽ nói và hướng dẫn cử toạ. Điều đầu tiên ông nêu lên là tình trạng gia đình nói chung trên toàn nước Mỹ. Bằng mấy biểu đồ nhỏ trên màn ảnh nhỏ, ông đưa ra những con số trong mấy bảng thống kê hiện nay nói về tình trạng đi xuống của nhiều gia đình trên quốc gia chúng ta hiện sống.

Trong các gia đình người Mỹ hiện nay, nhiều gia đình ít tìm được hạnh phúc trong hôn nhân, nhất là các bà. Hạnh phúc gia đình suy thoái là mầm mống cho việc đổ vỡ gia đình rồi đi đến ly dị. Tỷ số ly dị lên cao khi hạnh phúc gia đình xuống thấp.

Tuổi trẻ mỗi ngày có khuynh hướng ít thiết tha với cuộc sống hôn nhân vì nhiều trở ngại trong cuộc sống. Kết cục nhiều cặp hôn nhân đổ vỡ và đi tới ly thân và ly dị. Hiện nay nhiều người trẻ tuổi hướng vào lối sống mới là cuộc sống chung không hôn thú.

Theo một số thống kê, tình trạng sống chung không hôn thú trong năm 2004, đã gia tăng tới 40% và nó còn sẽ lên cao hơn trong hoàn cảnh hiện nay. Tình trạng xã hội này mỗi lúc đã ảnh hưởng sâu rộng vào cuộc sống của lớp thanh thiếu niên Việt Nam tại hải ngoại. Ngoài ra, tác hại của nó tạo ra nhiều nguy cơ và khó khăn cho nhiều gia đình của người Việt Nam tại đây. Là những người quan tâm tới việc giáo dục của thế hệ trẻ, chúng tôi muốn tìm hiểu phương pháp  để ngăn chặn hay ít ra làm giảm thiểu những tại hoạ này.

Kế đó ông Hoạt đưa ra mục tiêu chính của cuộc hội thảo là tìm cách giải quyết những khó khăn trong gia đình hiện nay. Nói cách khác, cuộc hội thảo hướng về cách giải quyết những xung khắc đã tạo ra việc đổ vỡ trong nhiều gia đình.  Ngược dòng thời gian, ông Hoạt nói về quan niệm gia đình ngày xưa tại nhiều gia đình ở Việt Nam. Họ ít khi đặt căn bản cho hôn nhân bằng tình yêu mà bằng việc việc sinh con cái để nối dõi tông đường. Có lẽ vì vậy mà việc xung khắc luôn diễn ra trong nhiều gia đình Việt Nam ngày xưa.

Hôn nhân ngày nay đã biết đặt căn bản trên tình yêu. Tuy nhiên nhiều gia đình cũng không thoát khỏi việc xung khắc giữa vợ chồng. Tại sao vậy? Theo ông Hoạt, nhiều cuộc nghiên cứu và sưu tầm về vấn đề này cho rằng nhiều cặp vợ chồng thiếu nghệ thuật sống với nhau. Cho nên họ không hiểu nhau và tạo ra xung khắc trong gia đình. Nghệ thuật sống này tạo được thứ nhất là do kinh nghiệm cá nhân của mỗi người rồi sau đó họ bổ xung bằng cách học hỏi thêm qua kinh nghiệm của người khác trên sách báo hay các cuộc hội thảo.

Sự thật hạnh phúc của mỗi người phải cố gắng hay nói mạnh mẽ hơn là phấn đấu để tạo thành. Nó không dễ dàng đi tới chúng ta. Những câu đối thoại giữa hai vợ chồng cũng là một

Ông Hoạt đưa ra nhiều nguyên nhân tạo ra xung khắc trong gia đình. Điều đầu tiên là bất đồng ý kiến giữa hai vợ chồng.

Cùng một vấn đề hai người nghĩ khác nhau. Cho nên họ tranh luận và dễ đưa đến xung khắc. Điều thứ hai là thiếu nhường nhịn nhau. Không ai chịu thua trong cuộc tranh luận dù vấn đề nhỏ. Điều thứ ba là thiếu hiểu nhau. Dù hai vợ chồng đã sống với nhau nhiều năm mà trên nhiều lãnh vực họ vẫn chưa hiểu nhau. Điều thứ tư là cá tính khác nhau. Người nói nhiều, người nói ít. Người thâm trầm người nóng nảy. Và điều thứ năm là quan niệm “chồng chúa vợ tôi”. Dù trong thời đại mới này, nhiều người con duy trì trong đầu óc mình tư tưởng “cổ hủ” này và đã tạo ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hôn nhân.

 Ông Hoạt ngưng cuộc nói chuyện để đưa ra việc hội thảo trong cử toạ. Người đầu tiên đưa ý kiến để giải quyết việc xung khắc trong gia đình là vợ chồng nên nói chuyện với nhau, tạo sự thông cảm giữa hai bên và từ từ câu chuyện đưa đến việc thoả  thuận. Người thứ hai đề nghị khi hai vợ chồng không hiểu nhau mà đưa đến xung khắc, ít ra một người nên nhịn rồi sau đó tìm cơ hội khác nói chuyện với nhau để đưa đến thông cảm và hiểu nhau. Một bà kế tiếp cũng đồng ý cách nhịn nhau là tốt nhất để giải quyết xung khắc giữa vợ chồng.

Một bà trẻ tuổi phát biểu rằng khi xung khắc, họ cần nói với nhau bằng cách chứng minh lời nói của mình qua mấy quan niệm đã được viết trong sách. Cách này có nhiều mãnh lực thuyết phục đối phương.

Một cô cho kinh nghiệm sống của mình bằng cách nín thinh khi người chồng gây gổ. Theo cô, tới một lúc người chồng phải hối hận mà năn nỉ.

Trở lại cuộc nói chuyện, ông Hoạt đưa ra một số thăm dò về nguyên nhân xung khắc trong gia đình để tạo ra đổ vỡ là tiền bạc, con cái, vấn đề tình dục và cách giúp đỡ họ hàng.

Đôi khi không phải là trong gia đình quá thiếu thốn về tiền bạc mà là cách và nhiệm vụ trong việc chi tiêu trong gia đình. Việc này liên quan đến cách điều hành trong gia đình. Sự phân định không rõ rệt hay một người thiếu trách nhiệm dễ tạo ra sự xung khắc.

Đối với con cái, vợ chồng không đồng quan điểm về đường lối giáo dục và hướng dẫn. Mẹ thường thông cảm nhiều hay nói cách khác chiều con nhiều hơn người cha. Việc này luôn tạo ra tranh cãi trong gia đình.

Về vấn đề tình dục, từ trước theo quan niệm cổ xưa, người Việt Nam ít khi coi trọng việc này. Nhất là đối với người công giáo, họ coi việc “chăn gối” giữa hai vợ chồng như là hành vị của tội lỗi hay ít ra họ ngại ngùng về việc này. Sự thật nhiều cặp vợ chồng đi đến đổ vỡ trong hôn nhân vì thiếu “thoả mãn” trong cuộc sống tình dục.

Cuối cùng là cách giúp đỡ họ hàng hai bên. Một số người cho rằng việc giúp đỡ họ hàng bên vợ và chồng phải đồng đều. Người khác cho rằng, người nào cần sẽ được giúp đỡ nhiều hơn không phân biệt họ hàng bên nào. Vấn đề này cũng luôn tạo ra sự xáo trộn trong nhiều gia đình Việt Nam tại hải ngoại.

Ông Hoạt đưa ra cách duy trì hạnh phúc trong gia đình là thứ nhất vợ chồng cần phải hiểu nhau. Sự cảm thông giữa hai vợ chồng luôn là liều thuốc tốt duy trì hạnh phúc của vợ chồng. Thứ hai là biết tâm sự với nhau. Hai người cần chia sẻ với nhau trong mọi vấn đề của cuộc sống. Điều thứ ba là khi gặp khó khăn, hai người cùng giải quyết vấn đề chung với nhau. Rồi điều thứ tư là hai người cần phải tôn trọng nhau. Điều này dễ tạo nên sự quý mến và thương yêu nhau.

Còn đối với những gia đình thiếu hạnh phúc, việc đổ vỡ luôn đe doạ cuộc sống của họ. Việc nhịn nhau chưa chắn đã duy trì được hạnh phúc giữa vợ chồng. Sự nhường nhịn có thể chỉ giúp đỡ họ trong tạm thời. Sau đó họ phải cố tìm cách gỡ bỏ nguyên nhân gây ra xích mích giữa hai người. Trong khi tranh luận, họ cần tìm cách dàn xếp để không người nào bị thiệt thòi. Mỗi người nhún một chút để đối phương không cảm thấy thiệt thòi hay bị “thua cuộc”. Cuối cùng ông Hoạt đề nghị những cách giải quyết xung khắc:

1. Khi xích mích xảy ra, hai người đừng vội dàn xếp tức khắc. Họ cần phải tìm cơ hội tốt. Tức là họ cần tìm một thời điểm và một nơi thích hợp để nói chuyện với nhau.

2. Họ phải xác định được rõ rệt việc đã gây ra việc xung khắc. Đôi khi ngoại cảnh làm hai người hiểu lầm nguyên nhân này.

3. Hai người phải cùng nhận lỗi. Dù sao, sự việc xảy ra, mỗi người phải nhận một phần trách nhiệm. Việc này có tác dụng xoa dịu đối phương.

4. Nhắc lại những cố gắng trong quá khứ không thành công. Vì vậy họ phải tìm cách khác cho thích hợp.

5. Hai người phải nói hết ra những ý nghĩ của mình rồi ghi lại những việc có thể giải quyết vấn đề.

6. Thảo luận và đánh giá mỗi sự việc rồi chọn một cách thích hợp nhất.

7. Cùng đi đến một cách giải quyết thôi.

8. Đồng ý mỗi người góp một phần công việc.

9. Xếp một buổi họp để đánh giá việc đã chọn.

10. Tưởng thưởng nhau về thành quả đã làm.

Buổi hội thảo đã chấm dứt vào lúc 12 giờ 30 và kết thúc bằng một tiệc nhỏ ngay tại chỗ giữa mọi người tham dự. Tiệc này do Hội Hy Vọng Phục Vụ Cộng Đồng khoản đãi. Trong khi ăn uống nhiều người còn thảo luận tiếp về những vấn đề họ mới nghe. Sự thật đề tài này luôn phong phú và thu hút được nhiều người.

Mọi người ra về với nhiều suy nghĩ riêng tư. Rồi mai đây, trong cuộc sống hằng ngày, họ còn đem ra thảo luận thêm với nhiều nhận định và suy diễn hữu ích cho vấn đề mà nhiều người hằng quan tâm.

Mạch Sống Số 42, tháng 12, 2005

 

Posted on Thursday, December 22 @ 17:48:35 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang