Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815083
page views since June 01, 2005
MS40 - 10/05: Ba Ly Cà Phê Thôi Nhỉ

Tuổi Hạc

Câu Chuyện Thầy Lang

BS Nguyễn Ý Đức & BS Hồ Ngọc Minh

Người Việt ta thì nước trà hoặc miếng trầu là đầu câu chuyện. 

Với các quốc gia Tây phương, mời nhau uống cà phê là tượng trưng cho lòng hiếu khách.  Người ta rủ nhau ra quán làm ly cà phê để có cơ hội tâm sự, đấu láo cũng như bàn bạc chuyện này chuyện nọ. Tại công tư sở khắp nơi, cà phê được pha sẵn để mọi người dùng trong lúc làm việc cũng như vào giờ giải lao.

Nhiều người đã đồng nghĩa cà phê với tình bạn và sự thư giãn tâm hồn. Còn đối với các bạn học sinh sau nhiều giờ học, ít giờ ngủ thì cà phê là ly thần dược giúp đầu óc tỉnh táo. Cho nên vừa thức giấc vào buổi sáng mà thưởng thức ly cà phê mới pha thơm phức; ăn bữa cơm trưa lại kèm theo chai nước coca lạnh hoặc thư giãn ở nhà buổi tối với tách nước trà Mạn Hảo, thì trong những nguồn lạc thú đó đều có chung một chất: chất caffeine.

Từ lâu, Caffeine đã được coi như một thứ thuốc có tác dụng kích thích và là một gia vị thực phẩm. Nước uống có chất caffeine đã được thông dụng từ nhiều ngàn năm trên khắp hoàn vũ. Dù caffeine đã là một trong những chất được nghiên cứu rộng rãi nhưng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau cũng như ngộ nhận về chất có khả năng một phần nào ảnh hưởng tới tâm tính con người.

Nguồn gốc cà phê.
Theo huyền thoại, một chú chăn dê ở châu Phi thấy bầy dê của y sau khi ăn những hạt cà phê thì suốt đêm chạy nhảy, đùa rỡn với nhau. Cậu bèn ăn thử và thấy trong người tỉnh táo ra, có nhiều năng lực làm việc. Cậu ta mang về cho dân làng dùng thử. Mọi người đều thích thú thưởng thức.

Cà phê được trồng đầu tiên ở Châu Phi cả nhiều ngàn năm về trước. Nơi đây dân chúng dùng hạt cà phê như một thứ tiền tệ để mua bán và làm thực phẩm.

Vào thế kỷ thứ 11, cà phê rất phổ thông ở các xứ Ả Rập. Phụ nữ thường uống cà phê để bớt đau bụng khi có kinh nguyệt. Dân Thổ Nhĩ Kỳ lại cho cà phê là loại kích dục tốt. Nhiều tín đồ tôn giáo uống để được tỉnh táo mà cầu nguyện. Nhưng các vị lãnh đạo tôn giáo chính thống lại phản đối, cho cà phê là loại nước uống độc hại. Kinh Coran nghiêm cấm và trừng phạt người nào uống nước có caffeine. Mặc dù vậy, số người dùng cà phê vẫn gia tăng.

Cà phê xâm nhập Âu châu vào những năm 1600. Khi thấy dân Ả Rập uống nhiều cà phê quá, giáo sĩ Công Giáo phê bình cà phê như một thứ “Nước Uống Quỷ Quái” (Devil Drink) để đáp ứng cho việc Rượu Lễ của mình bị người theo đạo Hồi gọi là “Nước Gây Rồ Dại” (Demonic Drink). Nhưng Giáo Hoàng Clement VIII lại thấy cà phê có hương vị thơm ngon, ngài ca ngợi và phán:“ Cà phê ngon như vậy mà chỉ dành cho dân ngoại đạo dùng là điều đáng tiếc” và cho con chiên được tự do uống.

Vào thế kỷ 17, bên Pháp, cà phê được đặt dưới sự kiểm soát của y giới và được giới thiệu là thuốc trị bách bệnh. Dân chúng rất ưa thích uống cà phê mặc dù y giới chống đối. Lý do là đã xảy ra trường hợp uống quá nhiều cà phê đưa đến triệu chứng ngộ độc như mất ngủ, tâm thần khích động, tim đập nhanh và loạn nhịp, chân tay run rẩy, tai ù, hơi thở gấp rút, rối loạn tâm thần, kinh phong.

Các thảo mộc có caffeine
Caffeine có trong nhiều thảo mộc:

a) Cây cà phê, trồng nhiều ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Hạt cây cà phê rang tới khi nâu đậm sẽ cho một mùi rất thơm và số lượng caffeine là 1-2%.

b) Trà xanh hoặc trà đen, trồng nhiều ở Đông Nam Á châu mà số lượng caffeine nhiều ít tuỳ loại và tuỳ cách chế biến. Trung bình tỷ lệ caffeine trong trà khoảng 4%.

c) Cây Cola có nhiều ở Tây Phi Châu, Tây Ấn Độ với 3% caffeine.

d) Cây cacao nguyên thuỷ ở Mexico, nhưng nay được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Hạt cacao cho một lượng caffeine nhỏ.

f) Cây Guarana là loại cây leo ở Ba Tây, cho lượng caffeine là 3.5%.

g) Có hai loại cà phê phổ thông trên thị trường:

Coffea Robusta (Cà Phê Vối) được trồng ở vùng đất thấp so với mặt biển, nhiệt độ ấm áp như tại các quốc gia miền Đông bán cầu. Loại này dễ trồng, ít tổn phí chăm sóc, cho nhiều hoa lợi nên được sử dụng nhiều để chế biến cà phê bột tan ngay và cà phê hộp. Cà phê này có nhiều caffeine gấp đôi C Arabica.

Coffea Arabica (Cà Phê Chè) mọc tốt ở địa thế cao, khí hậu không quá nóng hoặc quá lạnh, đất phì nhiêu, ẩm nhưng không đọng nước. Cà phê này được coi như có phẩm chất đặc biệt thơm ngon.

Tác dụng của caffeine.
Caffeine là một hoá chất hữu cơ thuộc nhóm purines. Một giờ sau khi uống, lượng caffeine từ hệ tiêu hoá nhập vào máu lên cao nhất. Sau đó caffeine được gan chuyển hoá rồi được thải ra ngoài qua nước tiểu trong vòng 24 giờ. Thời gian bán huỷ là từ 3-5 giờ nên caffeine không tích tụ trong cơ thể. Uống cà phê mà hút thuốc lá thì caffeine thải ra mau hơn.

Tác dụng chính của caffeine là kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sinh hoạt trí tuệ, làm ta tỉnh táo nhất là khi con người mỏi mệt hoặc chán nản.

Năm 1970, Bác Sĩ J. Murdochitchie đã nghiên cứu rộng rãi sự lợi hại của cà phê và ghi trong tác phẩm The Pharmacological Basis of Therapeutics như sau:

“Cà phê kích thích phần vỏ não. Sự kích thích này làm ta suy nghĩ sáng suốt và mau lẹ hơn, làm cơ thể bớt ngây ngất, mệt mỏi, động tác chân tay bền bỉ hơn. Nếu uống một hay hai ly cà phê, lực sĩ đua xe đạp thấy sức đạp xe tăng lên 7% và kéo dài lâu hơn 40%.”

Trong Executive Fitness Newsletter ngày 13 tháng 10 năm 1984 có ghi caffeine là chất kích thích thần kinh trung ương rất mạnh và đưa tới tăng nhịp tim, tăng chuyển hoá căn bản, tăng dịch vị bao tử, gây khó ngủ; nếu tiêu thụ nhiều hơn thì sẽ có trạng thái lo lắng, bồn chồn, nóng nẩy, nhức đầu chóng mặt, buồn nôn, ói mửa. Caffeine cũng làm đường huyết lên cao nhưng vài phút sau lại giảm xuống ngay; làm co cơ thịt trong thành động mạch, tăng sức bóp của tim, tăng máu từ tim đưa ra, tăng huyết áp, tăng bài tiết nước tiểu. Ngoài ra caffeine làm tăng sự dẻo dai của lực sĩ thể thao, vì thế Uỷ Ban Vận Hội kiểm soát xem họ có dùng quá nhiều chất kích thích này.

Mỗi người có sức chịu đựng với lượng cà phê nhiều ít khác nhau. Bình thường cơ thể chịu được khoảng 200mg caffeine. Khi dùng trên 1000 mg thì có người thấy mất ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh, thở hổn hển, ù tai, buồn tiểu, sót ruột. Tử vong có thể xảy ra khi dùng trên 10 gram (80-100 ly) caffeine.

Ảnh hưởng của caffeine với sức khoẻ
Về ảnh hưởng của chất caffeine lên sức khoẻ thì ý kiến thuận nghịch vẫn còn nhiều. Xin lần lượt tìm hiểu dẫn chứng của đôi bên.

1) Ý kiến thuận
Năm 1958, Cơ Quan Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ đã xếp caffeine vào danh sách các chất được coi như an toàn và không có nguy hại. Tới năm 1983, cơ quan tái xác định quan điểm trên vì có nhiều nghiên cứu mới nêu ra những điểm bất lợi của caffeine. Hội Y Khoa Hoa Kỳ cũng có ý kiến tương tự: uống cà phê hay trà vừa phải không có ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ. Theo nhiều nhà chuyên môn, dùng không quá 300mg caffeine mỗi ngày (tương đương với ba ly cà phê) thì là mức độ trung bình.

Trẻ em với cà phê
Nhiều bậc cha mẹ tỏ ý e ngại khi thấy con trẻ uống nhiều nước giải khát có caffeine. Theo viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ thì trẻ con và người lớn đều có khả năng biến hoá caffeine như nhau và caffeine không có ảnh hưởng gì tới sự năng động và sự tập trung của chúng. Tuy nhiên, caffeine là một chất có tác dụng như dược phẩm nhẹ và tuỳ theo số lượng, có thể kích thích hệ thần kinh. Trung bình các em có thể dùng từ 50-60 mg caffeine một ngày.

Caffeine với ung thư
Có một thời gian, caffeine và cà phê đã bị gán cho là có thể gây ra vài loại ung thư như bao tử, miệng, gan, ruột già, vú. Nhưng các nghiên cứu mới đây đã gỡ nỗi oan này cho caffeine. Tài liệu hướng dẫn về dinh dưỡng của Viện Ung Thư Hoa Kỳ nhấn mạnh là không có bằng chứng nào về việc caffeine làm tăng nguy cơ ung thư các loại.

Nghiên cứu ở Nhật, Na Uy, Mỹ đều trấn an giới tiêu thụ là caffeine không gây ung thư. Đồng thời nghiên cứu của Bác Sĩ Lee Wattenberg tại Đại Học Minnesota lại cho là cà phê xanh có thể ngăn chặn ung thư ở các con vật trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu ở Na Uy cho là caffeine có thể ngừa ung thư ruột già.

Caffeine và bệnh tim
Nhiều người cho là cà phê làm tăng huyết áp nên sợ không giám uống. Cũng có người nghĩ cà phê làm tim đập nhanh, có thể đưa tới suy tim. Sở dĩ họ tin như vậy là vì một nghiên cứu của Đại Học Y Khoa John Hopkins vào năm 1985 cho hay nếu uống trên năm ly cà phê mỗi ngày thì nguy cơ bệnh tim tăng lên gấp ba lần so với người không uống cà phê.

 Sự thực thì caffeine dùng vừa phải (1-2 ly một ngày) không làm tăng huyết áp hoặc cơn đau tim, trừ khi một số người quá nhậy cảm với caffeine thì huyết áp có thể tăng lên chút ít nhưng kéo dài không quá vài giờ đồng hồ. Nhiều nghiên cứu cho hay sự tăng huyết áp này cũng giống như khi ta bước lên mười bậc cầu thang. Mấy nghiên cứu ở Ý năm 1987 cho là đàn bà uống cà phê mỗi ngày thì huyết áp lại hơi xuống.

(xem tiếp kỳ sau)

Mạch Sống Số 40, tháng 10, 2005

Posted on Monday, October 03 @ 12:10:31 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Tuổi Hạc
· News by tuyethoang


Most read story about Tuổi Hạc:
Ba Ly Cà Phê Thôi Nhỉ

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 2


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tuổi Hạc


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang