Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27813328
page views since June 01, 2005
35 năm hoạt động của BPSOS

Tị Nạn

Năm 2015: Chuẩn bị kỷ niệm 35 năm hoạt động

Mạch Sống, ngày 11 tháng 9, 2014

http://machsong.org

Từ ngày chính thức bước vào hoạt động, chỉ vài tháng nữa là BPSOS đúng 35 tuổi tròn.

“Chúng tôi đang chuẩn bị ráo riết để đánh dấu mốc điểm quan trọng này trong năm tới”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc của tổ chức BPSOS, nói. “Và cũng là đánh dấu 40 năm người Việt định cư ở Hoa Kỳ.”

BPSOS là một trong những tổ chức lâu đời nhất của người Việt ở Hoa Kỳ và hiện có 11 cơ sở trong nội địa Hoa Kỳ và 3 quốc gia Á Châu. Trong 35 năm phục vụ, BPSOS đã giúp cho trên 150 nghìn đồng bào khi còn ở Việt Nam, lênh đênh trên biển, trong các trại tị nạn, hoặc đã đặt chân đến Hoa Kỳ.

Chỉ riêng trong 12 tháng tính từ tháng 8 2013 đến tháng 8 2014, tổ chức này đã phục vụ trên 28,500 đồng bào: 8,000 ở Georgia; 5,500 ở Texas; 4,000 ở California; 3,750 ở Alabama và Mississippi; 3,300 ở New Jersey và Pennsylvania; 3,000 ở Virginia; 1,000 ở ngoài Hoa Kỳ.

Sứ mạng tiên khởi của BPSOS là vớt người Biển Đông. Trong 10 năm ròng rã các con tàu ra khơi đã vớt được trên 3,300 đồng bào trên biển. BPSOS cũng hợp tác và đóng góp tài chánh cho chương trình vớt người của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, cứu vớt được trên 30,000 đồng bào thuyền nhân.

Cuối năm 1988 chính phủ Hồng Kông đóng cửa trại tị nạn và thay vào đó là các trại giam, biến thuyền nhân thành tù nhân. Tháng 3 năm sau các quốc gia khác trong vùng rập khuôn theo. Trước biến chuyển này BPSOS quyết định dời chuyển từ San Diego, California về Bắc Virginia. Ts. Thắng, lúc ấy vừa tốt nghiệp bằng tiến sĩ kỹ sư cơ khí và đang làm việc tại một trung tâm nghiên cứu của hải quân Hoa Kỳ, tham gia và trở thành Giám Đốc Điều Hành, hoạt động tình nguyện sau giờ công sở.

 

Ts. Thắng thăm trại giam thuyền nhân Chimawan ở Hồng Kông, 20 tháng 12, 1988 (ảnh ĐQAT)



Lúc ấy tình hình đã hoàn toàn thay đổi -- quốc tế quyết tâm hồi hương khoảng 90% số thuyền nhân và cố tình phủ nhận tư cách tị nạn của họ. Đối phó lại, BPSOS khởi xướng hai nỗ lực hoàn toàn mới: trợ giúp pháp lý và vận động chính sách.

Ts. Thắng cùng với một luật sư, Daniel Wolf, đồng sáng lập dự án LAVAS (Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers) để bảo vệ quyền tị nạn cho đồng bào. Họ đã đến Phi Luật Tân và rồi Hồng Kông để thành lập văn phòng LAVAS, dùng làm bàn đạp gửi các toán luật sư đến các trại tị nạn lập hồ sơ cho đồng bào. Trong hàng nghìn hồ sơ can thiệp, chỉ hơn 300 đồng bào được xét lại thành công sau khi đã bị khước từ quy chế tị nạn bởi CUTN/LHQ.

Số hồ sơ còn lại, với đầy đủ chứng cớ của sự bất công, được BPSOS dùng cho cuộc vận động Quốc Hội. Cuộc vận động này đã thành công trong việc ép các quốc gia trong vùng chấp nhận giải pháp Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees (ROVR).

"Ts. Thắng đến gặp tôi và báo động về số phận của các thuyền nhân sắp sửa bị cưỡng bức hồi hương về nơi mà nhiều người trong số họ sẽ bị đưa vào nhà tù", DB Christopher Smith nói. "Nhờ cuộc vận động của Ts Thắng, chúng tôi thực hiện 4 buổi điều trần, gồm cả một buổi điều trần kín; sau đó tôi đưa ra một tu chính án với sự hướng dẫn của Ts. Thắng, cấm việc sử dụng tiền của Hoa Kỳ để cưỡng bức hồi hương bất kỳ một thuyền nhân nào."

Tu chính án của DB Smith thông qua Quốc Hội, nhưng bị Tổng Thống Bill Clinton phủ quyết. Tuy nhiên Toà Bạch Ốc đồng ý hợp tác để hình thành chương trình ROVR. Chương trình này cuối cùng đã giúp đưa vào Hoa Kỳ 18 nghìn thuyền nhân sau khi bị hồi hương. Sau đó, chương trình này đã được nới rộng để định cư số gần 2 nghìn cựu thuyền nhân còn kẹt ở Phi Luật Tân.

(Phát biểu của DB Christopher Smith: https://www.youtube.com/watch?v=ltQMpQNuRiM)

Sau khi lịch sử thuyền nhân đã sang trang, năm 1997 BPSOS tập trung phát triển cộng đồng ở Hoa Kỳ. Năm 2001 Ts. Thắng từ bỏ ngành kỹ sư để dành trọn thời gian xây dựng tổ chức này từ 1/2 nhân viên lên thành một tổ chức toàn quốc với trên 50 nhân viên.

Thực lực của tổ chức được thử thách khi trận bão thế kỷ Katrina tàn phá Vùng Vịnh Duyên Hải Đông Nam Hoa Kỳ năm 2005. BPSOS gấp rút huy động nhân, tài, vật lực từ hệ thống các văn phòng địa phương để giúp cho trên 20 nghìn đồng bào trong cảnh màn trời chiếu đất. Và rồi năm 2010, BPSOS lần nữa huy động toàn lực từ các nơi để giúp hàng nghìn gia đình ngư phủ ở Vùng Vịnh đối phó với tình trạng mất công ăn việc sau vụ dầu tràn của công ty BP.

Nữ Dân Biểu Judy Chu, Chủ Tịch Nhóm Dân Biểu Á Châu và Thái Bình Dương (CAPAC), ghi nhận: "CAPAC hợp tác với BPSOS để đặt vấn đề trách nhiệm với BP... Điều này quả là quan trọng vì các tàu thuyền của ngư dân Á Châu lên đến 1/3 tổng số ngư thuyền đăng ký trong Vùng Vịnh. Do đó tôi cảm ơn BPSOS về số năm không thể đếm được và sự tận tuỵ phục vụ các người di dân và tị nạn Đông Nam Á trên toàn quốc."

(Phát biểu của nữ DB Judy Chu: https://www.youtube.com/watch?v=vcq8Ml8kW9A)

Để duy trì năng lực cho cộng đồng trong tương lai dài, năm 2010 BPSOS khởi xướng kế hoạch "500 trong 5 năm", nhằm đào tạo 500 nhà lãnh đạo trẻ cho cộng đồng các nơi trong thời gian 5 năm.

"Tôi cũng muốn cảm ơn giới lãnh đạo BPSOS. Tổ chức này tạo thế lực, tổ chức và trang bị các cá nhân và cộng đồng Việt trong mưu cầu tự do và nhân phẩm. Quý vị tiếp tục thành công trong sứ mạng này và đóng góp thật nhiều cho sự trải nghiệm Hoa Kỳ", Thượng Nghị Sĩ John McCain nói trong lời phát biểu đánh dấu 30 năm hoạt động của BPSOS. "Tôi cũng muốn khen ngợi sự thực hiện thành công Hội Nghị Toàn Quốc Về Lãnh Đạo Việt-Mỹ lần đầu tiên được tổ chức, với sự tham dự của trên 200 nhà hoạt động thuộc nhiều thế hệ và đến từ các lĩnh vực chính trị, kinh doanh, bất vụ lợi, đại học và truyền thông".

(Phát biểu của TNS John McCain: https://www.youtube.com/watch?v=IKCO2fjM2-c)

Tựa vào nội lực ở Hoa Kỳ, năm 2008 BPSOS mở các chương trình chống buôn người, bảo vệ người tị nạn và đóng góp cho trào lưu dân chủ ở Á Châu.

"Chúng tôi lần lượt mở hoạt động ở Mã Lai, Thái Lan và Đài Loan", Ts. Thắng nói. "Qua đó chúng tôi phối hợp với các tổ chức trong vùng để phát huy nhân quyền và dân chủ toàn vùng trong đó có Việt Nam."

Ghi nhận những đóng góp đáng kể của BPSOS cho nhân quyền và dân chủ ở Á Châu, Tổng Thống Mã Vĩnh Cửu và Chủ Tịch Quốc Hội Vương Chính Bình của Đài Loan đã trao giải thưởng Nhân Quyền Và Dân Chủ Á Châu cho BPSOS nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm 2011.  

(Tổng Thống và Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan trao giải thưởng cho BPSOS: https://www.youtube.com/watch?v=AZo3uQlZYBU)

Ts. Thắng cho biết là BPSOS đang tổ chức một chuỗi sinh hoạt trong năm tới để đánh dấu 40 năm người Việt ở Hoa Kỳ và 35 năm hoạt động của BPSOS.

Bài liên quan:

Đằng sau chuyến đi Việt Nam năm 1997

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2727

BPSOS Được Vinh Danh Với Giải Dân Chủ và Nhân Quyền Của Đài Loan

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2304

Chọn Cuộc Đua Để Đẫn Đầu

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2919

Note:
Posted on Thursday, September 11 @ 21:58:42 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tị Nạn
· News by ngochuynh


Most read story about Tị Nạn:
Tị Nạn ở Thái Lan: Bảo Vệ Pháp Lý

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn NgườiPhát Triển CĐTị Nạn


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang