Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27810197
page views since June 01, 2005
Không thể lên võ đài mà không học võ

Quan Điểm

Hoạt Động Xã Hội Dân Sự: Không Dễ

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 4 tháng 8, 2014

http://machsong.org

Hoạt động xã hội dân sự trong môi trường dân chủ đã khó; hoạt động xã hội dân sự dưới một chế độ độc tài thì khó bội phần nên phải được trau dồi, đào tạo kỹ lưỡng hơn nữa. Để có khái niệm "khó" ra sao, chúng ta hãy so sánh các khu vực khác nhau trong xã hội.

Ba khu vực trong xã hội

Trong một nền dân chủ ổn định, xã hội được chia thành 3 khu vực: chính quyền, kinh doanh và dân sự, cân bằng và kiểm soát lẫn nhau.

Lấy tổng tập hợp là toàn thể các cơ cấu tổ chức trong xã hội, chính thức và không chính thức. Nhắc lại, đơn vị tính kể ở đây không là cá nhân mà là cơ cấu tổ chức. Trừ đi các cơ cấu chính quyền, quân đội và đảng phái; trừ đi các doanh nghiệp; trừ đi các đơn vị gia đình. Cái còn lại đó là khu vực xã hội dân sư, gọi tắt là xã hội dân sự.

Hoạt động trong đó là những tổ chức chính thức, như tổ chức từ thiện, nghiệp đoàn, tổ chức dân quyền, tổ chức dịch vụ (đại học, bệnh viện, bảo hiểm...) phi lợi nhuận, tổ chức tôn giáo, Hội Thanh Sinh Công, Hội Hồng Thập Tự... Các cơ cấu này người ta gọi là NGO (tổ chức phi chính phủ). Bên cạnh đó là những nhóm không chính thức như hội thân hữu, hội đồng hương, hội sinh viên, nhóm bóng chuyền, nhóm yêu cải lương, nhóm cầu nguyện tư gia, nhóm hàng xóm tương trợ...

Tổng Thống Đài Loan Mã Anh Cửu và Ts. Nguyễn Đình Thắng, Đài Bắc ngày 10/12/2011



Trong khu vực này có một loại NGO được gọi là tổ chức xã hội dân sự (CSO). CSO không làm từ thiện, không phục vụ cá nhân, mà chủ trương xây dựng và phát triển khu vực xã hội dân sự và thay đổi các qui tắc trong xã hi.

Điều hành và quản trị một tổ chức trong khu vực xã hội dân sự nói chung khó hơn là điều hành và quản trị một tổ chức chính quyền hay tổ chức kinh doanh ngang tầm vóc vì các lý do sau đây.

Xung đột nội tại

Một tổ chức thuộc khu vực xã hội dân sự luôn luôn có hai mục tiêu song hành và thường xung đột nhau: (1) phục vụ nhân quần và (2) tự tồn để còn phục vụ nhân quần. Muốn tự tồn thì phải có tài chánh, nhưng không phải bất kỳ loại tài chánh nào. Nếu tài chánh ấy đi ngược lại tôn chỉ phục vụ nhân quần thì không thể chấp nhân: giá trị đạo đức là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với một tổ chức trong khu vực xã hội dân sự.

Cách đây chưa lâu, một tổ chức từ thiện giúp trẻ em thuộc các gia đình nghèo ở Florida, nhận được trên 1 triệu Mỹ kim do một người trúng số tặng. Khi khám phá rằng đây là tiền trúng được trong sòng bài thì tổ chức này đã trả lai vì quan niệm rằng sòng bài là nguyên nhân làm hỏng nhiều trẻ em, đối tượng phục vụ của tổ chức.

Hoặc, ngay sau trận bão Katrina tàn phá vùng vịnh duyên hải Tây Nam Hoa Kỳ, tổ chức BPSOS mà tôi làm Giám Đốc được hãng Nike ngỏ ý tặng 20 nghìn Mỹ kim để giúp các ngư phủ Việt lâm nan. Khi tìm hiểu ra rằng hãng Nike lúc ấy đối xử bạc với công nhân ở Việt Nam, chúng tôi đã cảm ơn và từ từ chối.

Tổ chức chính quyền không bị xung đột như vậy vì mỗi khi hụt ngân sách thì chỉ cần đánh thuế.

Tổ chức kinh doanh cũng không bị xung đột kiểu này vì mục đích của họ là lợi nhuân, còn phục vụ nhân quần chỉ là thứ yếu và tuỳ lương tâm của chủ nhân.

Thiếu khuôn mẫu tổ chức phù hợp

Trải qua nhiều nghìn năm, khuôn mẫu tổ chức duy nhất mà nhân loại có là khuôn mẫu của quân đội vì quân đội là hình thức tổ chức đầu tiên và trường tồn nhất của loài người. Các cơ cấu chính quyền và kinh doanh phần lớn áp dụng hay mô phỏng theo khuôn mẫu hàng dọc hình kim tự tháp của quân đôi.Khuôn mẫu này không thích ứng cho xã hội dân sự vì các tổ chức trong đó hoạt động trong thế giới phẳng và chuyển biến liên tục. Một cấu trúc tổ chúc hàng dọc, rập khuôn và cứng ngắc hoàn toàn không phù hợp. Khu vực xã hội dân sự phức hợp hơn nhiều so với hai khu vực kia.

Thế nhưng chỉ từ khoảng 30 năm trở lại đây mới bắt đầu có những nỗ lực nghiêm chỉnh để tìm khuôn mẫu tổ chức cho xã hội dân sự. Nghĩa là loài người còn trong thời kỳ hồng hoang về tổ chức xã hội dân sự. Ở Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ lâu đời, các người hoạt động xã hội dân sự vẫn còn rất lúng túng về tổ chức.

Thiếu môi trường đào tạo

Hiện nay trên thế giới có nhan nhản các trường cao đẳng, đại học và hậu đại học để đào tạo người điều hành hay quản trị trong khu vực chính quyền và trong khu vực kinh doanh, nhưng lại rất ít chương trình đào tạo giới điều hành và quản trị cho khu vực xã hội dân sự. Lý do cũng dễ hiểu: Khối kiến thức còn quá mỏng và số người có kinh nghiệm để truyền đạt một cách chính quy còn rất thưa.  

Phần lớn những người hoạt động trong khu vực xã hội dân sự phải theo học các chương trình quản trị chính quyền hay quản trị kinh doanh rồi tìm cách tuy nghi ứng dụng, theo kiểu tự mày mò, sai thì sửa, sửa mà sai thì sửa nữa.

Thấy được sự khiếm khuyết này, cách đây khoảng 30 năm Ông Peter F. Drucker, người gốc Do Thái sinh ra ở Đức và được tôn vinh là một trong hai vị "guru" của khoa quản trị kinh doanh đương đại, quyết định dành phần đời còn lại để nghiên cứu những khuôn mẫu đặc thù cho khu vực xã hội dân sự. Theo Ông, đây là khu vực quan trọng nhất trong xã hội vì sứ mạng của nó là cứu người và thăng tiến con người, và chỉ nó là có chức năng giải quyết các vấn nạn của xã hôi. Không phải chính quyền. Không phải doanh nghiệp.

Những điều khám phá được Ông đưa vào chương trình đào tạo về điều hành và quản trị tổ chức trong khu vực xã hội dân sự tại trường Cao Học Claremont (California), nơi Ông giảng dạy. Những ai muốn dấn thân vào lãnh vực xã hội dân sự đều ao ước theo học tại đây, chẳng khác người xưa học võ thì mơ đến Thiếu Lâm Tự.

Năm 1990 Ông thành lập Drucker Foundation để tạo môi trường học hỏi lẫn nhau cho những người lãnh đạo trong cả 3 khu vực chính quyền, kinh doanh và xã hội dân sư. Năm 2002 Tổng Thống George W. Bush của Hoa Kỳ trao cho Ông Huy Chương Tự Do của Tổng Thống, sự vinh danh cao quý nhất cho thành phần dân sự. Giáo Sư Tiến Sĩ Drucker qua đời cuối năm 2005, thọ 95 tuổi.

Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm 2011, Tổng Thống Mã Anh Cửu và Chủ Tịch Quốc Hội Vương Chính Bình của Đài Loan trao Giải Nhân Quyền và Dân Chủ Á Châu cho BPSOS và CAMSA. Trước buổi lễ trao giải, hai người này gặp riêng tôi trong phòng tiếp tân. Lẽ ra chỉ là những lời xã giao trong khi chờ buổi lễ bắt đầu. Dè đâu Tổng Thống họ Mã cho biết là đang đọc sách của Ông Drucker.

Tôi kể rằng năm 2001-2002 tôi được chọn vào chương trình "fellowship" của tổ chức Drucker Foundation và sau đó vẫn tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức này, nay đã trở thành Leader to Leader Institute. Hai bên trao đổi về tư tưởng và kinh nghiệm liên quan đến bậc "thầy" chung này. Rồi Tổng Thống Mã Anh Cửu chỉ tay sang Ông Vương Chính Bình nói: “Con gái Ông này đang theo học ở trường Cao Học Claremont.”

Vậy là cả ba có những liên đới thật bất ngờ và câu chuyện trở nên thân mật.

Điều này nói lên sự quý trọng chung dành cho Ông Drucker ở khắp nơi trên thế giới.

Kết luân tạm

Hoạt động xã hội dân sự trong nền dân chủ ổn định lâu đời mà còn phải đối đầu với biết bao thử thách, huống hồ là dưới chế độ độc tài đầy dẫy bưng bít, cấm đoán và trừng phạt.Thế mà đến nay, hoàn toàn chưa có một nỗ lực nào để đào tạo, hướng dẫn những người có ý hướng hoạt động xã hội dân sự ở trong nước.

Các nỗ lực huấn luyện người trong nước chỉ xoay quanh những kỹ năng cần thiết nhưng rất sơ đẳng như lấy tin, viết tin, đối thoại với người ngoại quốc, trình bày một vấn đề, đối phó với công an... hoặc về lý thuyết dân chủ và các khái niệm như pháp trị, đa nguyên... hoặc về kỷ cương đảng hay kỷ luật tổ chức, hoặc về quy cách thi hành công tác do tổ chức giao phó.

Tuyệt nhiên không có chương trình đào tạo về hoạt động xã hội dân sự, như là thành lập và phát triển tổ chức, hợp tác liên tổ chức, giải quyết xung đột giữa các tổ chức hay trong nội bộ tổ chức, phát triển vốn xã hội trong và ngoài tổ chức, làm quyết định trong những việc hệ trọng, tìm giải pháp cho vấn nạn xã hôi, phát triển tài năng lãnh đạo, xây dựng tính trường tồn cho tổ chức...

Tình trạng đó như thể lên võ đài mà không một ngày học võ, chữa bệnh nhân mà không một ngày qua trường y, ra mặt trận mà không một ngày qua quân trường. Nếu không giải quyết tình trạng này thì còn lâu lắm chúng ta mới có một xã hội dân sự phát triển đủ để trở thành bệ đỡ cho nền dân chủ tương lai.

Đó là lý do của loạt bài dành riêng cho những người dấn thân xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam. 

 

Bài liên quan:

Hoạt Động Xã Hội Dân Sự: Tâm Tình và Chia Sẻ

http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2892

Chính Phủ Đài Vinh Danh Tổ Chức Việt Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2317



Note:
Posted on Monday, August 04 @ 19:00:58 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by ngochuynh


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 2


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Quan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang