Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27896445
page views since June 01, 2005
Câu Chuyện Thầy Lang

Tuổi Hạc Trái Tim Thi Ca - Trái Tim Khoa học

Một khoa học gia có ý kiến là khi nói tới trái tim nhiều người thường nghĩ tới hai khía cạnh: thi ca và khoa học.

Vì trái tim được coi như cái nôi của tình cảm yêu thương, của lòng trắc ẩn nhưng trái tim cũng là một máy bơm rất công hiệu.

Nhà văn người Anh Edward G Lytton có ý kiến: “Một trái tim ngây thơ là một vật mỏng manh, và chỉ một lời thề ước giả dối có thể làm tan nát nó”

Cho nên ta thấy những tim tan nát, tim đau, tim phai, tim lạnh trong các vần thơ quý giá của văn chương Việt Nam. Như là:

T.T.KH trong mối tình tan vỡ giữa người con gái vườn Thanh với chàng nghệ sĩ, nàng gạt nước mắt se duyên với người chồng luống tuổi:

“Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi”
...
“Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng”
Để rồi:
“Biết chăng chị? Mỗi mùa Đông
Đáng thương những kẻ có chồng như em.
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng”
Vì:
“Biết đâu tôi một linh hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi”
Để:
“Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình”.

Cảm thông hoàn cảnh, nhà thơ Thâm Tâm đáp lại:
“Một cánh hoa xưa màu hy vọng
Nay còn dư ảnh trái tim đau” ,
Chỉ trong một bài thơ “Tim Em” mà Tương Phố đã
bốn lần nói tới trái tim thương tích:
“Tim em tan nát từ năm ấy”, rồi
“Em biết tim em đã nát rồi” và
Tim nát, thời gian lặng lẽ qua”; do trách nhiệm
người mẹ phải:
“Vì đứa con côi em phải sống,
Nuôi con rỏ lệ máu tim hoà,

Tâm sự của Nguyễn Vĩ trong cuộc đời phiêu lãng cô quạnh ngày đêm không bến bờ thì:
Tim đọng tuyết , rã rời tan từng mảnh,
Đêm sầu về tê lạnh lắm, đêm ôi”!
Thanh Tịnh trong Tình yêu thì:
“Nhưng, thời gian xoá vết yêu thương,
Trong quả tim tình tắm lệ sương”.
Dù Muộn màng, Xuân Diệu vẫn muốn:
“Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc
Anh chỉ xin về một chút hương”.

Nhà thơ Nguyễn Bính chung tình với:
“Tim ai khắc một chữ ‘nàng’
Mà tim chị một chữ ‘chàng’ khắc theo”

Huy Cận trình bày nỗi thống khổ ở trần gian sau khi chết để:
“Trước Thượng Đế hiền từ tôi sẽ đặt
Trái tim đau khô héo thuở trần gian”.

Và Huy Thông:
“Nhưng than ôi! Tháng ngày càng tan... biến
Tình vẩn vơ càng quyện trái tim đau”

Đó là vài trong số trăm ngàn vần thơ với con tim. Các nhà tư tưởng cũng nói nhiều tới trái tim với cuộc đời.

Trong L’Homme et l’Amour, Paul Geraldy nêu ra là “Có những thân thể và khuôn mặt toàn hảo nhưng không có những con tim toàn hảo” La Rochefoucauld lại nhận thấy “Trí óc luôn luôn bị con tim đánh lừa”.

Nhà chính trị W. Churchill quan niệm “một trái tim để thương xót và một bàn tay để ban phúc”.
Ngoài ra còn trái tim thiêng liêng Từ bi, Trái tim Vô Nhiễm... mà người người kính trọng.

Chẳng hiểu các lương y, các chuyên viên giải phẫu khâu vá những mảnh tim tan tác như vậy ra sao, nhưng có điều chắc chắn là người trong cuộc cũng chịu nhiều tổn thương thể chất.

Vì về phương diện y khoa học thì các chức năng của khối thịt rỗng ruột, lớn bằng hai nắm tay, nặng khoảng 300 gr, chịu nhiều ảnh hưởng của cảm xúc vui buồn, phẫn nộ.

Đông y ta vẫn thường quan niệm: “Mừng hại tâm, giận hại can, lo nghĩ hại tỳ, buồn rầu hại phế, sợ hãi hại thận” hoặc “Tâm bất lão”, “Lạc giả trường thọ, ưu giả dị yểu”.

Bên Tây y thì từ thế kỷ 16, y sư Hoàng Gia Anh Quốc William Harvey đã có nhận xét: “Bất cứ tâm bệnh nào với đau đớn hoặc lạc thú, hy vọng hoặc sợ hãi đều tạo ra các khích động không tốt cho trái tim”.

Vào thập niên 1920, Walter Cannon đã diễn tả phản ứng “cầm cự hay bỏ chạy” (fight or flight) của con người trước một thách đố, hiểm nguy.

Đầu thập niên 1930, Wilhelm Raab đã chứng minh những rủi ro gây ra do sự quá nhiều các kích thích tố adrenaline và cortisol trong cơ thể.

Rồi tới năm 1956, Hans Selye đã sử dụng từ ngữ “STRESS” cho hậu quả của các tình trạng căng thẳng đối với cơ thể.

Tới năm 1974, sau nhiều nghiên cứu tìm tòi, các bác sĩ Meyer Friedman và Ray Rosenman lại tìm ra sự liên hệ giữa hành vi của con người với trái tim trong lồng ngực.

Trước đó, và ngay cả bây giờ, người ta thường nói tới các nguy cơ bệnh tim như cao huyết áp, mập phì, tiểu đường, thuốc lá. Nhưng các rủi ro này chỉ là phân nửa của nguyên nhân đưa tới bệnh tim.

Trong nửa phần còn lại, phải nói tới các u sầu, căng thẳng, các stress--một sản phẩm của tiến bộ khoa học, của thời đại tân tiến.

Các thầy thuốc Friedman và Rosenman đã tả nhóm người có hành vi cư xử loại A và loại B (Type A & B behavior).

Loại A là những người hay tức giận, nộ khí xung thiên, nộ vi lôi đình. Họ luôn luôn nóng nẩy, khó chịu, đầy ác cảm, mặt mày nhăn nhó, nói năng ồn ào, ngắt lời người khác, mắt chớp liên hồi.

Ngược lại người của nhóm B thì ôn hòa, bình thản, nghe nhiều hơn nói và đầy thiện cảm.

Theo hai tác giả, 15% những người thuộc nhóm A dễ bị cơn suy tim, so với nhóm B chỉ có 7%.

National Institute of Health Hoa Kỳ kết luận là người hành vi nhóm A có nguy cơ gây ra bệnh tim ngang ngửa với các rủi ro khác.

Rồi đến tâm bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là một trong nhiều biến chứng trầm trọng nhất của các bệnh về tim cũng như tai biến động mạch não. Quá bán nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần vì stroke đều rơi vào vòng buông xuôi, u sầu, chán nản. Trong khi đó thì người có bệnh tim mà trầm buồn thì tim bị tổn thương nhiều hơn.

Nghiên cứu kéo dài trong 27 năm trên 270 người tại Đan Mạch cho thấy bị bệnh tim cộng với trầm cảm sẽ bị heart attack nhiều hơn tới 70% và nguy cơ tử vong cao hơn người không trầm cảm tới 60%.

Một nghiên cứu khác với 222 nạn nhân sống sót sau heart attack, công bố trên Journal of the American Medical Association, cho hay là 6 tháng sau khi nhập viện thì tỷ lệ tử vong do trầm cảm lên đến 17% trong khi đó không trầm cảm chỉ có 3%. Cũng ở nhóm này, 18 tháng sau khi nhập viện, nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn ở những người bị trầm cảm tới 14% so với người không buồn sầu.

Ngoài ra, người đè nén cảm xúc cũng hay mắc bệnh tim hơn người cởi mở, dễ dàng thích nghi và tử vong của họ cũng nhiều hơn tới bốn lần.

Tại sao cảm xúc lại ảnh hưởng tới trái tim như vậy? Sinh hoá học đã chứng minh rằng các cảm xúc mạnh kích thích tuyến thượng thận tiết ra hai kich thích tố cortisol và adrenaline nhiều hơn. Trong đoản kỳ, sự tăng kích thích tố này rất cần cho cơ thể đối phó với khó khăn khẩn cấp, nhất thời. Nhưng nhiều cortisol quá sẽ đưa tới rối loạn nhịp tim và nếu kéo dài sẽ đưa tới cơn suy tim (heart attack). Cortisol cũng khiến cơ thể tích tụ chất béo ở bụng thay vì ở hông và nâng cao nguy cơ bệnh tim mạch.

Nhiều adrenaline sẽ làm tăng huyết áp và cholesterol xấu LDL, tăng nguy cơ máu đóng cục, làm tim đập nhanh hơn và sức co bóp mạnh hơn, co hẹp mạch máu. Nạn nhân hay bị hồi hộp, lo sợ, nhức đầu, tay chân run rẩy. Nếu liên tục, các thay đổi trên đều khiến tim làm việc nhiều hơn và đưa tới bệnh hoạn cho cái máy bơm huyền diệu này.

Aáy là chưa kể, người bị xúc cảm mạnh nhiều khi không để ý tới sức khỏe, không uống thuốc như lời khuyên của thầy thuốc, ăn uống, ngủ nghỉ bất thường nên bệnh trầm trọng hơn. Nhất là trong trường hơpï “sầu đong càng lắc càng đầy” vì “ Giết nhau chẳng cái dao cầu; Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa” (Cung Oán Ngâm Khúc).

Kết luận
Nói vậy thì trái tim máy móc của ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng của trái tim cảm xúc, tốt cũng có mà xấu cũng không phải là ít.
Mà ở đời thì nào ai muốn chuyện xấu.

Cho nên “Nuôi cái tâm thì không gì hay hơn là ít tham muốn”, hoặc: “Nhân hữu kê khuyển phóng, tắc cầu chi; hữu phóng tâm nhi bất tri cầu, ai tai!” (Mạnh Tử). Mất con gà con chó còn cất công đi tìm, mà để tâm mình lạc lối lại không biết mang về đường phải, tai hại thay!

Khi trái tim bị hoen ố thì nước đại dương nào rửa sạch được. Nói chi đến hậu quả bệnh tật của tim do quá nhiều “Hỉ, nộ, ái, ố, lạc” gây ra.

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas 30-7-04.

Posted on Friday, May 06 @ 10:35:58 EDT by admin
 
Related Links
· More about Tuổi Hạc
· News by admin


Most read story about Tuổi Hạc:
Ba Ly Cà Phê Thôi Nhỉ

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tuổi Hạc


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang