Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27876007
page views since June 01, 2005
MS126 - 01/13: Con Tim Đã Vui Trở Lại

Mái Ấm Gia Đình

Dạ Lữ Hành

Khi nói về tương quan hiện hữu, một giáo sư tâm lý phát biểu tất cả đều ảnh hưởng tới nhau. Một tiếng động trong rừng vắng âm u, một tiếng thở dài của một mẹ già trong một túp lều tranh lẻ loi cô đơn đều âm vang tới cả vũ trụ. Nếu quả là thế thì những biến cố xảy đến trong đời một người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã vang dội, lay động, ảnh hưởng một cách sâu xa đến cái thế giới anh sống với, và thế giới rất riêng tư, rất thầm kín trong tâm khảm anh.



Những câu chuyện điển hình:

Đúng là “lính mà em”. Sơn một sĩ quan quận trưởng trẻ đẹp, hào hoa, trấn an đường biển và đường vào U-Minh. Thoa một cô gái miền Cà Mâu đầy nhựa sống và cởi mở. Trai anh hùng, gái thuyền quyên, hai người chung sống với nhau và con cái xum xuê. Khi Sơn bị lùa vô trại cải tạo, vợ mới ngoài ba mươi và 6 đứa con vẫn còn non dại. Trong chín năm trong cảnh ngục tù, vợ chỉ đến thăm chồng một lần duy nhất, những lá thơ hàng tháng Sơn gửi về như bay vào cõi thiên thu, không hồi âm. Khi trở về với bộ dạng tù nhân, không còn dáng vẻ oai hung của người lính chiến, Thoa nhìn anh lắc đầu “thôi đường anh anh đi, đường tôi tôi đi.” Một nửa con cái theo cha, một nửa theo mẹ. Sơn cảm nghiệm một nỗi mất mát, một nỗi trống rỗng của một người chiến bại: bại trong cuộc chiến, bại trong cuộc tình, bại trong nghĩa cha con, bại trong cuộc đời.

Bốn cha con tìm về sống bên những người quen thân, tần tảo nuôi nhau. Nhưng biết làm gì đây? Cả một dĩ vãng chỉ biết súng đạn, rồi tù tội; ba cháu nhỏ thì ngơ ngác với hoàn cảnh mới, với người xa lạ, với người bố không quen biết. Mấy bố con lúng túng không tìm ra sự ràng buộc với môi trường, với những người xung quanh, và với chính bố con với nhau.

Trong cái lúng túng ấy, một người đàn bà khác xuất hiện trong đời Sơn. Chị là cô giáo trong vùng, có nhà máy sản xuất cà-rem, vừa mãn tang chồng dược một năm, có hai đứa con cùng trang lứa với ba đứa con của Sơn. Sơn và cô giáo cảm thấy  “Con tim đã vui trở lại, và niềm tin đã dâng về người.” Hai người thành hôn với nhau làm thành một gia đình mới gồm con anh và con em.

Hai năm sau, gia đình sang Mỹ với diện HO. Họ chọn môt nơi có nhiều diện HO cho có bạn. Tuy nhiên mọi chuyện đều bỡ ngỡ mới lạ nơi đây; mọi chuyện phải làm lại từ đầu; một lần nữa Sơn rơi vào tình trạng bấp bênh của thành công và thất bại. Khi ra khỏi nước cũng giống như khi ra khỏi tù Sơn chỉ có một vốn liếng duy nhất là súng đạn, nên chi anh chỉ phụ vợ trong việc mưu sống và tự nhủ thôi thì gặp thời thế, thế thời phải thế. Cái thế hồi xưa là của chồng công vợ, cái thế lúc này là của vợ công chồng.

Thoại và Trinh thành hôn với nhau năm 1968. Khi Việt-cộng chiếm đóng Ban-Mê-Thuật vào tháng Tư năm 1975, hai người có 4 đứa con, con lớn 7 tuổi và con nhỏ 2 tuổi. Trong thời gian này, Thoại đang tham dự huấn luyện lớp cao cấp về tiếp vận tại Saigon. Mẹ con Trinh bồng bế nhau chạy theo làn sóng người hớt hải, kinh hoàng di tản khỏi tỉnh lỵ dưới mưa bom, đại bác và liên thanh. Nhiều người trúng đạn chết, bị thương nằm rên siết trên đường. Trinh quyết định nếu một đứa con trúng đạn, cả năm mẹ con sẽ nằm lại tại chỗ. May mắn họ thoát nạn.

Vợ và 4 con mừng mừng tủi tủi gặp lại Thoại tại Saigon. Thời gian thật phù du, chỉ một tuần sau, thủ đô Saigon thất thủ, Thoại bị bắt và bị đưa đi biệt âm vô tích. Trinh phải tìm đường sống. Saigon sau 30 tháng Tư 1975 không phải là nơi hữu nghị, thân thương; không ai muốn giúp đỡ ai; không ai muốn tin tưởng ai, không ai chó giờ cho ai. Tình trạng như thế thật thất vọng và khủng khiếp cho năm mẹ con Trinh, những người chân ướt chân ráo từ một tỉnh nhỏ vùng cao nguyên.

Trinh quyết định con mình phải sống, nhất là con trai; vì thế bằng mọi giá và bất chấp nguy hiểm, năm 1979 chị và đứa con trai cùng với 400 người khác vượt biển tìm tự do. Tàu của họ bị hải tặc cướp của, may chưa bị giết người và cưỡng hiếp nhưng lại trôi dạt vào một hòn đảo hoang. Sau 2 tuần họ đã được cứu và cho tỵ nạn tại Pulau Bidong; sáu tháng sau hai mẹ con được Mỹ cấp giấy tỵ nạn.

Thoại không hay biết những gì xảy đến cho vợ con, mãi tới năm 1980, mẹ vợ và hai người con gái còn lại tới trại Hoàng-Liên-Sơn để thăm nuôi anh lần đầu tiên. Năm 1983 Thoại được ra khỏi tù, và năm 1990 gia đình được đoàn tụ tại Mỹ qua diện HO.

Ông Nam chơi với hai cháu ngoại 3 tuổi và tuổi rưỡi, bà Ninh dạy tiếng Việt cho cháu nội 4 tuổi. Hai và ông bà đã thành hôn được 45 năm và sinh được 6 người con, ba trai, ba gái. Vào năm 1975, đứa lớn nhất 6 tuổi và đứa nhỏ mới 6 tháng.

Tháng Tư 1975, Việt cộng tới đâu dân hoảng hồn bỏ chạy tới đó. Gia đình ông Nam là một trong làn sóng di tản đau thương và kinh hoàng nhất từ Trung vô Nam. Rồi ngay sau đó, chính miền Nam và ngay thủ đô Saigon rơi vào khói lửa ngụp trời. Hốt hoảng ông Nam cho hai đứa con trai gia nhập vào nhóm trẻ mồ côi chạy vô phi trường Tân-Sơn-Nhất mà chẳng hiểu tại sao lại làm thế và cũng chẳng biết rồi con mình sẽ đi về đâu. Ông là sĩ quan trong lực lượng cảnh sát, rất lo ngại cho số phận mình nên tìm đường chạy thoát, nhưng rồi cũng rơi vào tay kẻ thù và bị đưa đi biệt giam.

Bà Ninh như rơi vào vực thẳm: chồng mất tích, hai đứa con trai chưa biết bị lạc mất ở đâu, Saigon là đất khách quê người. Thôi đành trở lại miền Trung. Về tới quê, thì hỡi ôi, nhà đã bị kẻ khác chiếm mất. Sáu năm sau, năm 1981, bà Ninh bỗng thấy chồng mình trở về. Tưởng như trong giấc mơ. Suốt sáu năm chồng biệt tích bà nghĩ về chồng từng đêm trong lời nguyện cầu, băn khoăn, lo lắng cho số phận chồng, muốn đi thăm nuôi nhưng chẳng biết chồng nơi mô.

Việc đầu tiên khi trở về ông Nam muốn làm là tìm ra dấu vế hai người con trai. Ông gửi thơ bằng tiếng Việt, tiếp Mỹ, tiếng Pháp tới nhiều hội thiện nguyện và cho cả văn phòng di dân của Mỹ. Sau 8 năm liên tục tìm kiếm, ông được biết con mình đang sống trong hai gia đình người Mỹ. Qua diện HO ông Nam và gia đình đã sum họp sau 15 năm cách biệt.

Nhận định:

Tuy mỗi người một hoàn cảnh, mỗi câu chuyện một tình tiết, nhưng những ảnh hưởng của biến cố năm 75, của cảnh tù tội cũng như vuợt biển Đông để lại trên cuộc sống người Việt di cư nói chung và HO nói riêng một sự tổn thương nào đó.

Những chấn động về cảm xúc:

Theo Mollica Richard, Havard University, Notes of Dr. Robert Weigl, clinical Psychologist, thì trong số những người đã bị giam giữ tù tội tra khảo từ 6 tới 8 năm, có khi tới 15 năm có tới 90% mang dấu về chấn thương nào đó; 49% lộ vẻ trầm cảm nặng; 80% sút kém đi khả năng nhận thức. Vợ và con cái cũng bị lây nhiễm tình trạng chấn thương này.

Cách biệt nhiều năm tháng:

Trong cảnh bị đày ải tra tấn đói khát nơi cảnh ngục tù làm cho sự xa cách vợ con thêm da diết thảm sầu hơn nhiều. Sự thiếu vắng chồng, cha trong khi phải vật lộn khó khăn với cuộc sống tăng thêm sự mong chờ nhớ thương. Trường hợp anh trời Đông trong trại cả tạo, em trời Tây của một nước tư bản giầu có làm cho sự xa cách càng da diết hơn. Có xa cách sẽ có khác biệt. Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại có thể hiểu theo nghĩa một ngày như mọi ngày trong trại tù, còn ở ngoài sự thay đổi của đời sống đi theo sự thay đổi của thời gian. Thay đổi bên trời Đông khác với trời Tây. Vì thế gặp lại vợ con khi trở về từ ngục tù, chồng sẽ thấy vợ khác quá, con cái chẳng nhận ra bố mình. Sự khác biệt sẽ dẫn tới xung khắc, và ông bố ở giữa những người thân thương nhưng cảm giác thật xa lạ, thật cô đơn.

Những tính chất của sự khác biệt:

- Cảm thấy bị xuống cấp: Mỗi người đều giữ vai trò khác nhau trong cơm bánh về cho gia đình mang đến sự thay đổi vai trò trong tương quan. Sự thay đổi này có thể đụng chạm tới cái bản chất của người bị tước mất đi cái vai trò mình đã đóng. Trước kia là người cầm cương nảy mực trong gia đình, là người mang cơm bánh nuôi sống đàn con, bây giờ ông cảm thấy bị tước mất  cái căn cước làm chồng, làm cha.

- Cảm thấy bị phản bội: Ngồi trong nhà tù không được vợ thăm nuôi, hay trở về nhà nghe tin vợ lấy chồng khác, người tù cải tạo sống cái cảm xúc bị quên lãng, bị bỏ rơi, bị xúc phạm, bị hạ nhục. Cái cảm xúc này có thể khiến ông co rút lại, đóng kín, mất tự tin,ôm mối hận tình: tình người, tìn đời. Một khi lấy vợ khác, có thể ông khó lấy lại được niềm tin, vẫn nơm nớp e rằng đàn bà khó mà tin. Điều này có thể dẫn tới tình trạng đồng sàng dị mộng. Ông sẽ dè dặt trong mối tương quan với người vợ mới, giữ một khoảng cách an toàn để lỡ chuyên cũ xảy ra, ông sẽ không phải quá đau thương.

- Cảm thấy bị xa lạ: với con cái, tuổi tác là một chuyện, thời gian con lớn lên giữa những khó khăn của cuộc sống mà không có bóng dáng bố, thiếu khuôn mẫu, những chỉ dẫn để con bước theo, khi gặp lại con, nhiều hụt hẫng sẽ xuất hiện. Sự hụt hẫng này còn sâu rộng hơn khi bố gặp lại con trên đất Mỹ sau bảy tám năm, có khi hơn chục năm xa cách.

Làm sao bây giờ:

1. Dấn thân cho những việc từ thiện.

Có những thương tổn trong cuộc đời khi lành vẫn còn để lại những vết thẹo; có những thương tổn hằn sâu khó mà lành được. Có người nói thời gian là thần dược trị liệu mọi vết thương trong cuộc sống. Lời khuyên xem ra hơi tiêu cực, chờ cho sự biến đổi đến từ bên ngoài. Có người bảo biến tổn thương thành phục vụ để có sự bình an và hạnh phúc. Chuyện kể rằng, ngày nọ một phụ nữ nói với bác sĩ tâm lý trị liệu rằng: tôi rất giàu, muốn gì là có ngay, nhưng tôi vẫn cảm thấy một nỗi thiếu vắng mênh mang, những gì tôi có không làm tôi vui và hạnh phúc, xin bà chỉ cho tôi cách làm cho mình hạnh phúc. Thay vì trả lời thẳng cho câu hỏi, bà bác sĩ xin cô thư ký kể chuyện của cô. Vâng lời bà chủ, cô thư ký từ tốn hỏi bà khách: bà có tin là cái họa thường xảy ra dồn dập không? Bà khách lắc đầu; đời bà chưa bao giờ có tai họa. Cô thư ký gật gù rồi chân thành tâm sự: điều đó xảy đến cho tôi. Ngay sau khi chồng tôi chết, con tôi bị tai nạn xe hơi và tắt thở khi vừa tới nhà thương. Tôi như điên cuồng, mất ăn mất ngủ, lang thang như người mất trí. Một hôm đang thờ thẫn ngồi trước cửa, một chú mèo quyện vào tôi, cái đầu vừa cọ cọ vào chân tôi, miệng vừa kêu meo meo, mắt nhìn tôi như muốn cầu cứu. Tôi bế chú vào nhà, cho ăn. Mèo ăn xong lại tới cọ cọ rồi lim rim nằm dưới chân tôi. Một cảm giác lâng lâng vui vui lén lén vào tim, tôi mỉm cười. Đã lâu lắm từ khi chồng con chết tôi không có được cái vui nhẹ nhàng như hôm ấy. Và Ah! Một ý nghĩ lóe lên trong đầu như một thứ ánh sáng thần thánh. Nếu giúp chú mèo hoang nhỏ bé này đã làm cho tôi vui thì chắc tôi có thể làm được cái gì lớn hơn nữa, và niềm vui của tôi cũng sẽ lớn theo. Từ đó tôi bắt đầu chia sẻ những gì tôi có cho những người kém may mắn hơn tôi. Và con tim đã vui trở lại, và niềm tin đã quay về người.

2. Cởi mở tâm sự những cảm xúc, mong ước của mình.

Câu nói chia vui sẻ sầu được hiểu như khi được chia sẻ niềm vui sẽ tăng gấp đôi, và cái sầu sẻ giảm đi một nửa. Người đàn ông, nhất là đàn ông Việt Nam sẵn sang chia sẻ niềm vui, nhưng cái sầu thì nhất định gữi để một mình mình biết một mình mình hay, vì e rằng khi nói về những cảm xúc buồn là biểu lộ sự yếu đuối của mình, là cầu mong sự thương cảm của người khác. Có lẽ có sự khác biệt giữa chia sẻ tâm sự với than vãn xót xa, và có sự khác biệt giữa tiến trình chữa lành và cầu mong sự vuốt ve an ủi. Khi vợ con lắng nghe trong yêu thương và kính trọng là lúc người chồng dần dần ra khỏi cái vực thẳm nghi ngờ đen tối, đau thương của những ngày tháng phải khai cung, viết tờ tự thú, buộc tội để đi vào thế giới trong sáng của đồng cảm hiểu biết với những hoa trái của yêu thương.

3. Khám phá lại người vợ mình, con cái mình.

Cởi mở với vợ con cũng là chia khóa mở cửa bước vào thế giới của vợ con, một thế giới bị khép lại, đóng chặt từ ngày xa cách. Phải chăng như một thay đổi giây chuyền: một cánh cửa mở, những cánh của khác sẽ mở ra. Khi cánh cửa mở, người chồng có dịp khám phá lại và khám phá thêm cái thế giới của vợ con, dùng lại những “ngôn ngữ tình yêu” đã từ lâu không được “nói và nghe”, cũng như học thêm những ngôn ngữ tình yêu mới. “Ngôn ngữ tình yêu” là ngôn ngữ của lời nói, cũng là ngôn ngữ của hành vi, thái độ, cử chỉ. Chẳng hạn hồi xưa em thích hoa hồng cánh sen, bây giờ cũng tìm dịp tặng lại em thứ hoa hồng đó. Ngày xưa có thể anh đi đâu mặc anh, ngôn ngữ bây giờ có thể anh ở đâu thì em đó, sóng đôi bên cạnh anh. Ngày xưa khi dự tiệc tùng, anh đi từ bàn này sang bàn khác, nói chuyện với ông nọ bà kia chả mấy quan tâm tới em, bây giờ thì đừng bỏ em một mình.

4. Thay đổi cái nhìn về cuộc đời, về hạnh phúc.

Đổi một lối nhìn, một quan niệm không phải chuyện dễ. Einstein cho rằng đập vỡ một nguyên tử còn dễ hơn đổi một não trạng. Người Việt Nam dễ thích ứng hơn, gặp thời thế thế thời phải thế. Thế thời phải thế chứ không thế đành theo thế dù có phải chết. Chuyện kể rằng khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường.Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:

"Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai"

Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:

"Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"

Đặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại câu nói "thế đành theo thế". Ngô Thì Nhậm không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông. 

 “Đổi cái nhìn” về cuộc sống không có nghĩa là “đành theo”, hay thôi thì nắm mắt đưa chân cho qua ngày, một thái độ thụ động tiêu cực. “Đổi cái nhìn” mang tính chất chủ động tích cực, dám liều để chấp nhận thay đổi cho một cái gì lành mạnh tốt đẹp hơn, dám ra khỏi chính mình để vươn tới một giá trị mới. Một nhân xét rất thực tế củaVictor Frank như sau: “Khi chúng ta không có cách chi để thay đổi hoàn cảnh, cái thách đố chúng ta là thay đổi chính mình”.

5. Tham dự những khóa hội thảo về Mái Ấm Gia Đình.

Học nói “ngôn ngữ tình yêu”, học “thay đổi chính mình”, học “lắng nghe để hiểu và được” hiểu là một nghệ thuật để làm phong phú tương quan, nhất là tương quan vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Có nhiều chương trình giúp phát huy cái nghệ thuật này. Cho những cộng đồng người Việt Nam, Chương trình Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển hân hạnh và hãnh diện giới thiệu những khóa hội thảo học hỏi về những nghệ thuật trên. Những khóa này hoàn toàn miễn phí.

Posted on Wednesday, February 20 @ 16:21:43 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang