Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27894882
page views since June 01, 2005
Buôn bán cả trẻ em

Chống Buôn Người

Riêng chuyện các em… Kỳ 1

 

LTS: Cô H. là một phụ nữ Anh gốc Việt hiện đang tình nguyện với CAMSA ở Mã Lai. Qua những điều mắt thấy tai nghe, cô tường thuật thảm cảnh của đồng bào bị mắc nạn ở Mã Lai, quốc gia có đông người lao động xuất khẩu nhất trên thế giới.

 

Đây là câu chuyện riêng của 9 em thanh thiếu niên Việt Nam lưu lạc xứ người tìm lẽ sống,  nhưng lạI là câu chuyện chung cho một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam nghèo, tương lai vô định và càng ngày càng mờ mịt thêm.

 

Ngày 31/1/2013, bên thềm năm mới Quý Tỵ, Johor Bahru, Malaysia.

 

Xin bắt đầu  với hình ảnh các em trong bộ áo tù, lúng túng xoay người dấu chiếc còng số 8 trên tay, mắt ngỡ ngàng nhìn “cô đầu bạc” và “chú mặc com lê sắc lẻm” nói tiếng Việt nhưng chẳng biết họ là ai, sẽ giúp mình hay sẽ lại hại mình nữa đây. Tất cả cùng đứng ngồi trước cửa phòng Tòa án có tấm bảng ghi “ Tòa án trẻ vị thành niên”, nét căng thẳng trong từng ánh mắt.

Chú mặc comlê, chú L., tự giới thiệu là thông dich viên cho Toà, là người Việt nhưng là nhân viên của Bộ Tư Pháp Mã lai, không bị ảnh hưởng của một thế lực nào cả, sẽ giúp thông dịch trung thực những gì các em muốn thưa trước Tòa.

 

Nét căng thẳng dịu xuống thấy rõ.



Cô đầu bạc, cô H., lên tiếng xưng hô gọi các em là con, hỏi thăm hoàn cảnh từng em. Các em dạ rân, tranh nhau mà “dạ", “dạ phải” , “phải đó cô”, “con cũng vậy nữa cô”… khi cô hỏi lại cho chắc chắn rằng tất cả các em thấy đều đã bị lừa, phải đóng trước cho môi giới nhà nước Việt Nam hơn 2,000 đô la trước khi đi và đổi lại là một việc làm 6/7 ngày mỗi tuần, làm từ 12 tới 14 giờ mỗi ngày và đồng lương lại chưa chắc đủ trả tiền lời cho các món nợ mà cha mẹ đã vay mượn cho con có dịp vào đời thành công.

 

Nếu có sẵn vốn và không phải trả tiền lời cho 2,000 đô la phí xuất khẩu lao động đó, và nếu các em nhịn ăn suốt một năm ròng thì tiền công các em kiếm được do công ty xuất khẩu lao động nhà nước đã tìm cho các em, vừa tạm đủ trả xong món nợ 2,000 đô la đó. Còn nếu các em có… lỡ bị đói và phải ăn thì phải hết hai năm mới trả nổi. Bữa cơm đạm bạc nhất cũng mất 5 Ringit mới no lòng.

 

Các em chỉ được trả lương ngày làm 12 giờ tới 14 giờ là 19 Ringit 60 xu trong khi hồi trước khi đi được hứa là làm 8 giờ một ngày lãnh 21 Ringgit, làm thêm giờ nào lãnh thêm gấp rưỡi cho giờ ấy. Như vậy làm 12 giờ mỗi ngày phải được trả 31.5 Ringgit cho 12 tiếng hoặc 36.75 Ringgit cho 14 tiếng làm việc.

 

Đến lúc nầy thì các em trò chuyện thoải mái và hồn nhiên, không chút e dè, quên cả lo trông chừng cánh cửa Toà án có chữ “Toà án trẻ vị thành niên”. Các em nói về xuất khẩu lao động theo cái nhìn ngây thơ nhưng rất đau lòng của các em. K. bảo V.: “Thì cũng như người ta xuất khẩu thủy hải sản vậy thôi, xuất khẩu lao động là xuất khẩu tụi mình nè, con tôm bị làm đông lạnh, ăn xong là hết. Tao với mầy không bị làm đông lạnh, còn ngo ngoe được, còn làm mãi cho đến khi hết nhúc nhích như con tôm đông lạnh vậy. Giá xuất khẩu của mình là 24 triệu một con. Kiếm được hơn cái đó thì lời, kiếm không nổi, yếu yếu xìu xìu thì… đông lạnh thôi.”

 

T. nghiêm chỉnh hơn, nói: “Tao tốt nghiệp lớp 9 xong, tìm mãi không có gì để làm trong xã tao, lên Huyện thấy cũng không có gì, tao xin Ba má tao bán đất cho tao đi xuất khẩu lao động kiếm chút tiền lập nghiệp. Ai dè phen nầy lỗ to với ông nhà nước xuất khẩu. Ổng vét đàng đầu rồi thả mình qua đây thì mình chỉ còn nước từ lỗ đến thua thôi. Phải chi không bị bắt, tao ráng làm cho Ba Má tao chuộc đất ổng bả lại.”

 

T. tâm sự: “Nhớ lại con còn hãi quá đi cô ơi, nó đẩy con vô rừng sâu làm mộc, muỗi cắn, tối sợ cọp ăn thịt, không có bóng người, con nhắm hướng trốn chạy, chạy thí mạng, may mà gặp môi giới Mã lai dẫn vào làm việc với công ty đây, lương tới 40 Ringgit một ngày 12 tiếng.”

 

Tất cả các em đều trốn thoát những nhà máy mà môi giới Việt Nam đã đưa các em vào làm việc ngày 12 - 14 tiếng, lương 19,6 Ringgit, và rồi được môi giới Mã Lai đưa vào làm việc bất hợp pháp tại xưởng Diversified Factory.

 

Lần lượt các em cho biết các công ty môi giới “giời đánh” (tiếng kêu than của chính các em) ấy là: “Xóa nghèo bền vững”,”Châu Hưng”, “Liên Việt”, “E.C.O”,”HALASUCO”, “VITA’. Không một công ty môi giới nào lên tiếng khi các em báo cáo tình trạng thê thảm của các em. “Họ lặng thinh như thể họ chưa hề có mặt”, một em than như vậy. Có em ngây thơ hỏi, “Rồi họ trả lại tiền cho mình không cô?” Em bị bạn bè “xì”, “hứ”, “nạt” là ngây ngô nhưng cô H. vẫn từ tốn bảo, phải xem hợp đồng con đã ký mới rõ được nhưng thông tin chắc chắn nhất là chỉ có ở VN mớI thu phí cao đến thế, cao nhất vùng châu Á nầy.

 

Một ông cảnh sát di trú quan sát cách cô cháu chuyện trò thân mật với nhau cũng buột miệng chen vào: “Tôi chưa thấy có toà đại sứ nào phớt lờ giỏi như toà Đại sứ Việt Nam. chúng tôi liên lạc về các em, họ chỉ nhấc máy đôi lần rồI buông xuôi. Những lần sau chúng tôi gọI lạI, họ chẳng buồn bắt máy.”

 

Ông cảnh sát áp tải ra dấu cho các em yên lặng, chuẩn bị vào phòng toà xử. Các em lại lúng túng kéo nhau đi vào, “tay trong tay” với chiếc còng oan nghiệt xích chung từng cặp. Chú L. vào Toà trước, các em ngoái lại nhìn cô H., cô bảo cô cũng vào vớI tụi con. Trong Toà, các em được tháo còng, ngồi thoải mái, lưng thẳng, mắt ánh lên niềm vui, nhè nhẹ cử động hai tay. Cô H. thoáng cúi đầu, ngăn giọt nước mắt xót thương mấy đứa nhỏ.

 

Thông tin từ nội dung phiên tòa: ngày 4/7/2012, cảnh sát di trú kiểm soát nhà máy chế tạo linh kiện điện tử Diversified Factory, phát hiện các em công nhân làm việc không giấy phép và bắt giữ hơn năm tháng qua. Một số các em được phát hiện là còn dưới tuổi vị thành niện khi các công ty xuất khẩu lao động dưới sự quản lý của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài để lao động. Vì có các em nầy trong nhóm nên phiên tòa đã được biệt cách xử riêng tại tòa án cho trẻ dưới tuổi vị thành niên. Các em còn phải ra hầu tòa lần sau nữa như là nhân chứng xử người xử dụng lao động trái phép. Tại trại giam, các em hiện được tham gia làm việc nhưng mức lương trọn ngày là 3 Ringgit, có tính cách tượng trưng mà thôi.

 

 Xin đón đọc kỳ 2, theo dõi diễn tiến phiên toà và số phận các em cùng với sự quan tâm, nếu có, của chánh quyền nhà nước Việt Nam đã “xuất khẩu các em như xuất khẩu hàng thủy hải sản đông lạnh mà thôi” như lời của em K. bảo em V. trên đây.

 

Bài liên quan:

 

BPSOS: Th ành quả năm 2012

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2587

 

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm 4 tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau bốn năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên 4 nghìn nạn nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia liên hệ.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA

 

Posted on Sunday, February 17 @ 14:49:19 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang