Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27892959
page views since June 01, 2005
MS37 - 07/05: Ba Mươi Năm Kỷ Niệm

Lịch Sử Qua Lời Ke

(tiếp theo kỳ trước)

Hai chúng tôi sinh sống ở một vùng quê hẻo lánh, nhà nọ cách nhà kia có hơn 200 mét, hằng ngày Văn trồng trọt từ chuối, khoai lang nhất là khoai mì. Cực nhất là những lúc bị ngập lụt, khoai mì phải vội vã nhổ lên vừa để ăn, nuôi heo hoặc bán rẻ mạt còn hơn bị úng thối. Sức khoẻ chồng tôi còn quá kém, sốt rét liên miên, cơn sốt rét từ những ngày tháng đầu bị muỗi đốt ở Đồng Trăng. Còn tôi vẫn công việc bán rau, trái, khoai ở chợ và không quên mua làm vốn bột cám để trộn với những lát thân chuối cắt mỏng cho heo lớn và quyệch nhuyễn trong cối giã cho đàn heo xia nhỏ.



Chồng tôi cứ lên cơn sốt rét triền miên và cứ hàng tuần như kỳ hạn, tôi luôn đi tìm y tá tư đến nhà chuyền serum pha thuốc cho chồng. Có người bày tôi gọt thân cây hoa sứ trắng phơi khô sắc thuốc cho Văn uống. Tôi nếm thử, màu nâu đen của thuốc đắng kinh khủng mà chồng tôi uống một hơi có lẽ như đã từng chịu đựng nên chẳng cần hỏi han tôi thuốc gì. Cuộc sống có khó khăn, nhưng tôi thấy vui hơn; dù sao chúng tôi vẫn còn những ngày giờ tự do bên nhau.

Năm 1983 một buổi sáng không nhớ rõ ngày tháng, tôi nhận tin một lá cờ vàng 3 sọc đỏ được treo cột vào cành cây cắm cạnh bờ con sông trước nhà không quá 500 mét. Thế là trưa hôm đó công an đi lục soát khu vực và chúng vào nhà tôi vừa thăm dò, vừa hạch hỏi chồng tôi và từ đó chúng đến quấy rầy bất kể giờ giấc. Từ đó, mỗi khi có động tịnh ngoài nhà, tôi dặn anh ở trong nhà quan sát, tôi cầm đèn và cẩn thận trước khi mở cửa. Chúng tôi đã có với nhau đến 4 đứa con từ  1 tuổi đến 6 tuổi.

Từ sự phiền toái sống nơi hẻo lánh, vợ chồng tôi dời qua một xã khác và buôn bán một sạp nhỏ trước nhà. Ngồi viết đây mà nhớ lại gian hàng năm xưa nào là bù lon, chì, sắt, giây kẽm, lưỡi câu, giấy bút, dây dừa, dây cước, v.v. mỗi món một chút trông mà tội nghiệp cho bà chủ sạp như tôi, nhưng dù sao cũng đã giúp cái gia đình vượt phần nào qua giai đoạn khó khăn trong chế độ mới. 

Hằng năm vài ba lần tôi phải đút lót chút ít cho công an, thuế vụ khi kiểm tra hàng hoá. Gian hàng của tôi gom lại đựng không hơn 5 thùng giấy đựng lon sữa bò vậy mà có lần chồng tôi bị giam giữ tại công an xã vì lý do dư hàng kiểm kê tồn khô.

Tháng 4 năm 1985, chúng tôi cứ mãi bên nhau vì thế có thêm 2 đứa con nữa. Như thế là chúng tôi đã có được 2 trai và 4 gái. Với cái tuổi gần 29, tôi đã có một mái gia đình đồ sộ nhân số nên sự làm việc càng nhiều hơn. Chồng tôi đã miễn nhiễm được sốt rét và sức khoẻ bình phục nên anh đã phải làm đủ nghề từ nghề điện, thợ máy, nghề xay bắp, xay bột, xắt thuốc lá, ấp trứng vịt, làm ruộng muối… tôi cũng chẳng nhớ hết.  Cũng trong mùa hè năm đó cậu em chồng tôi vượt biển và tự ý dẫn con trai lớn của chúng tôi mới 7 tuổi ra đi. Thế là chồng tôi lại một phen rắc rối với công an, xã đội. Chúng đày đoạ chồng tôi nào đào mương thủy lợi, đào ao cá, nào gánh cát dưới lòng sông cạn, kiểm điểm, tự khai. Còn tôi vẫn miệt mài mua bán để có đủ chi tiêu gia đình nuôi 5 con với 1 chồng.

Từ đó chúng tôi sống mãi trong sự lo âu, tính toán, hồi hộp, lo sợ và tìm đủ manh mối bỏ nước ra đi. Tôi mua bán thêm loại thùng nhựa 5 lít, 10 lít, 20 lít để có cơ hội làm quen người dân biển bắt mối ra đi. Bao nhiêu chuyến chúng tôi ra đi lại về, hao hụt mất mát, may rằng chưa lần nào chúng tôi bị bắt tại điểm hẹn; nhờ Trời thương chúng tôi không bị anh em khai báo mỗi khi bị “bể”, bị đánh đập khai thác tàn nhẫn của công an. 

Đầu tháng 7 năm 1986 chúng tôi cùng 5 con nhỏ ra đi trong đêm tối. Không may tôi và 2 con nhỏ nhất bị rơi rớt trên đường, sự rủi ro không thể nào ngờ. Gần 2 giờ sáng, tiếng máy ghe mỗi lúc một rời xa. Tôi và 2 con rã rời tuyệt vọng, loay hoay về nhà trong nỗi lo sợ. Tôi thật quá lo lắng chưa bình tâm để cầu nguyện, tạ ơn cho chồng và 3 đứa con đi được thì hai hôm sau tôi bị bắt vào đồn công an tra khảo. Tôi nhờ người lo lót và sau vài tuần họ thả tôi ra. Cũng trong thời gian này tôi đã nhận được điện tín từ Nhật từ chồng tôi sau một chuyến đi thập tử nhất sanh, 10 ngày lênh đênh trong bão tố được tàu Anh vớt và đưa 4 cha con anh chuyển tàu đến Okinawa trị bệnh. 

Tôi quá mừng mà không cần biết các đứa con ấy bệnh tình ra sao trong bệnh viện. Tôi hoàn toàn tin vào tài năng khoa học ở những nước văn minh, coi trọng sinh mạng. Giờ đây tôi là vợ của người vượt biển, cái danh hiệu mới xì xầm bây giờ là “...con đó có chồng vượt biển”. Tôi vui hơn và sống trong niềm tự tin hơn bao giờ hết.

Giờ đây gia đình tôi 3 nơi cách biệt, đứa con trai đã gần 9 tuổi ở Palawan, chồng và 3 con gái ở bệnh viện Nhật, còn tôi hằng đêm ôm gọn 2 con nhỏ 3 tuổi và 1 tuổi vào lòng. Căn nhà giờ này sao mà thưa vắng quá. Tôi cho gia đình người em chồng vào ở vừa cho vui và vừa để căn nhà bớt trống trải, tránh sự nhòm ngó mỗi khi tôi vắng nhà. Từ đó ý chí ra đi thật mãnh liệt. Tôi không an tâm như mọi người thân khuyên bảo hãy đợi chờ sự bảo lãnh của chồng. Vì thế hậu quả của cái ý chí đó là tôi và 2 con bị bắt giam 3 lần nữa cùng tội trong 3 năm sau đó, lúc thì ở đồn công an, lúc nhốt trong huyện đội, lúc ở nhà giam Trần Phú, ra toà 2 lần, án nọ chồng chất án kia.  Tôi luôn là đối tượng theo dõi đêm ngày của bọn cộng an.

Qua thư từ, tôi biết chồng và 4 con tôi sum họp tại Bataan, Phillippines và rồi định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 1987.  Tôi và 2 con chẳng còn gì, gian hàng của tôi sập sình, èo ọt, bán ra mà chẳng mua vào, cuối cùng bế tắc. Tôi chuyển sang buôn bán hàng chuyến từ Sàigòn cho các tiệm tạp hoá nhỏ. Chính sự đi lại thường xuyên đã giúp tôi tìm manh mối vượt biển dễ hơn. Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn để có thể đánh giá mối thật mối dỏm nhưng cũng không ít hơn 1 lần bị lừa của bọn trung gian.

Cuối cùng, tháng 4 năm 1989 chuyến ghe vượt biển mang tôi và 2 con (4 tuổi, 6 tuổi) đã được tàu Na Uy vớt đến Nam Hàn sau 3 ngày lao đao trên biển. Tôi suýt chết chìm trong biển nếu không kịp thời được giúp đỡ của ân nhân trên ghe trước đó. Tôi và 2 con nhỏ vui sướng vô kể đã đến đất nước tự do, dù rằng lúc ấy lệnh đóng cửa trại ban hành từ Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Họ từ chối cho tôi đi đoàn tụ vì lý do chúng tôi đi sau ngày đóng cửa tị nạn. Tôi bị buộc học tiếng Na Uy. Nhưng cuối cùng khó khăn rồi cũng vượt qua.

Cuối tháng 12 năm 1990 tôi và 2 con được định cư tại Hoa Kỳ. Tám con người của gia đình chúng tôi với ba lần vượt biển, mỗi chuyến đi đều trải qua bao gian truân và cuối cùng đoàn tụ thật trọn vẹn. Tôi mạnh dạn ôm anh trong khung trời mới trọn vẹn tự do và ấm áp. Nơi đây tôi biết, chồng tôi biết cũng còn biết bao điều lo âu mới khác cần đối phó để xây dựng hạnh phúc nơi xứ người, nhưng có sá gì khi chúng tôi đã thật sự yêu nhau bên đàn con quấn quít. Thử hỏi có sự thách đố nào hơn bằng hy sinh và tủi nhục được tôi luyện từ chế độ mới trả thù lên mỗi người cũ của chúng tôi.

Vợ chồng tôi có dịp đến tượng đài Việt – Mỹ tại Westminster. Chúng tôi say đắm nhìn mà suy tưởng những gì đã qua hơn 33 năm biết nhau. Chúng tôi dạo chơi vòng vòng, chụp hình như ôn lại một cuộc sống trẻ trung trước đó mà sự kiện 1975 đã xáo trộn vô ngần.

Nhìn chặng đường tôi đã trải qua, giờ đây với việc làm 50 giờ mỗi tuần, tôi sẽ còn đi mãi những buớc đi cần thiết cho gia đình, trong niềm hạnh phúc còn lại bởi lẽ hai lần vợ chồng tôi chia cách, cảnh gia đình từng chia cắt ba nơi, tôi như càng vững vàng hơn trong cuộc sống. Người đàn bà 49 tuổi trong tôi, dù chưa được một niềm vui trong quá khứ mà chỉ biết luôn nhận sự khinh bỉ, mỉa mai, nhưng giờ đây tôi đã được đắp bù trọn vẹn niềm vui từ các con, hạnh phúc bên chồng, rồi tự an ủi chính mình: dù rằng tôi không hoàn toàn là vợ của một Sĩ Quan Việt Nam Cộng Hòa thì ít ra tôi cũng hãnh diện là vợ của Lê Văn, vợ một tù cải tạo.

Vợ Tù Binh

Tân hôn, tôi biến vợ tù
Giông với bão giáng xuống đầu hai tôi
Ngày một tháng tư, một chín bảy lăm
Sống trong kinh hãi, honeymoon kinh hoàng
Kề nhau, cứ thấy chia xa
Anh cải tạo, mà em còn thơ ngây
Nát thân anh, đày đoạ
Chìm em, vào cô đơn...

Từ đây là vợ tù binh
Vượt sông, vượt suối thăm chồng
Nhìn thân xác, mà tưởng chừng hồn ma
Xa rừng về với cô đơn
Đêm đen đến mà dịu hơn nắng hồng...

Rời tù nhỏ anh vào nhà tù lớn
Biết ngày nao mãn được kiếp tù
Gặp nhau vượt biển cùng đi
Rơi rớt rụng, em vào tù vượt biên

Cô đơn, đau đớn, dày vò
Nhờ biển cả, thoát cuộc đời hai tôi
Lắm phen tan tác vì chế độ
Tưởng chết tiệt, biến thành hoa bất ngờ
1/91


Tìm Nhau

Em dám vượt trùng dương
Mang bao cả đau thương
Vào vùng trời xa thẳm
Bất chấp những viễn hình
Đất khách em nào biết
Mà mắt rực hướng nhìn
Vì muốn đến bên anh
Gian truân nào đâu ngại
Bao lần ta chia xa
Em ngỡ như ngàn trùng
Từng hồi hơi trống vắng

Em, như suối cạn nguồn
Có còn nhớ không anh?
Những năm tù giam hãm
Anh, xác thân vùi dập
Em, bồn chồn xót xa

Từ bóng đen hố thẳm
Anh tìm lại tự do
Từ nhung nhớ khát khao
Em đày đọa mong chờ
Bao lần em liều thân
Là bao lần gây bởi
Chế độ như cơn giông
Xoáy lòng người chịu đựng
Thân em như mòn mõi
Thân con hồn bơ vơ
Bởi xã hội, vắng anh
Em tranh và giành lấy
Vì, chồng con ngóng bên bờ đại dương
Bao tang thương hợp lại nhau
Niềm đau xoa dịu, niềm tin vun đầy
Vợ tù binh, vợ vượt biên
Còn bao đau khổ, rải đầy quê hương
2/92

Mạch Sống Số 37, tháng 7, 2005

 

Posted on Thursday, September 08 @ 17:55:13 EDT by admin
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by admin


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Lịch Sử Qua Lời Ke


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang