Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816549
page views since June 01, 2005
Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN

Nhân Quyền

Các Tổ Chức Dân Sự Đòi Hỏi Minh Bạch Khi Soạn Thảo Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN

 

Báo Mạch Sống, ngày 09/04/2012

 

Ngày 8 tháng 4, 136 tổ chức dân sự đồng loạt lên tiếng đòi hỏi ban soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN phải minh bạch và phải tham vấn các tổ chức xã hội công dân.

 

Việc soạn thảo này được giao cho Uỷ Ban Liên Chính Phủ của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), mà thành viên được chính phủ của 10 quốc gia ASEAN chỉ định. Trên nguyên tắc, các thành viên này cần hội ý với người dân trong tiến trình soạn thảo, nhưng điều này chỉ đã xẩy ra ở Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân và Th ái Lan.

 

“Điều này đe doạ làm mất chính danh của Bản Tuyên Ngôn”, Ông Yap Swee Seng, Giám Đốc Điều Hành của tổ chức FORUM-ASIA ở Bangkok, Thái Lan, nhận định.

 

Ts. Thắng tại buổi họp về nhân quyền ở Bali, Indonesia, ngày 5 tháng 12, 2011 



Chính vị Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc Về Nh ân Quyền, Bà Navi Pilla, cũng đã cảnh cáo rằng "không có cuộc thảo luận về nhân quyền nào đầy đủ hay đáng tin cậy mà không có sự đóng góp có ý nghĩa từ các hội đoàn dân sự và các tổ chức nhân quyền quốc gia".

 

Trong nhiều năm qua, tổ chức BPSOS hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức xã hội công dân ở Đông Nam Á trong cuộc vận động dân chủ chung cho toàn khối ASEAN.  

 

“Thúc đẩy Việt Nam hội nhập nhanh chóng và sâu rộng vào khối ASEAN vừa giúp đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc vừa tạo cơ hội để làn sóng dân chủ lan vào Việt Nam”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, giải thích.

 

Uỷ Ban Liên Chính Phủ hiện đang nhóm họp ở Phnom Penh, từ ngày 9 đến 11 tháng 4, để tiếp tục soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN.

 

Bài liên quan:

 

Trước Vận Nước Phải Có Sách Lược Chung:

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2281

 

Bảo Vệ Nền Độc Lập Của Tổ Quốc:

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2257

 

Nếu Ngày Mai:

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2326

 

Thông Điệp Hy Vọng & Trách Nhiệm

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2337

 

 


 

Bản Tuyên Bố Chung

8th April 2012

Lời kêu gọi phổ biến Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á

 

Chúng tôi, những hội đoàn dân sự và những mạng lưới xã hội dân sự tại Đông Nam Á ký tên dưới đây, xin bày tỏ mối quan tâm sâu sắc cũng như sự thất vọng về tính bảo mật đang diễn ra trong tiến trình soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (AHRD).

 

Ủy Ban Liên Chính Phủ Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á Về Nhân Quyền (AICHR) được uỷ nhiệm theo Điều khoản 4.2 của Điều Khoản Tham Chiếu để viết ra một bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á. Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này nhằm thiết lập một khuôn khổ hợp tác về nhân quyền thông qua các công ước khác nhau của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á và các văn kiện liên quan đến quyền con người. Tại cuộc họp thứ 6 của AICHR tại Viêng Chăn vào ngày 28 Tháng 6 - ngày 2 tháng 7 năm 2011, một nhóm soạn thảo đã được chính thức thành lập bởi AICHR để chuẩn bị một dự thảo AHRD.

 

Tháng 1 năm 2012, Nhóm Soạn Thảo đã trình lên AICHR một dự thảo AHDR để thảo luận và tranh luận. Cho đến nay, bản dự thảo AHDR vẫn còn được giữ kín trong khi sự tham gia cho ý kiến của công chúng thì bị ngăn chặn suốt trong thời gian soạn thảo. Không có một tham khảo nào với người dân tại bất cứ địa phương nào hay bất cứ sự tham gia nào của người dân để đóng góp vào việc soạn thảo AHDR.

 

Trong khi chúng tôi hoan nghênh đại diện của AICHR tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippin vì đã tổ chức hội thảo với các hội đoàn dân sự của họ ở cấp quốc gia, chúng tôi lại lo ngại vì không có những tổ chức tương tự diễn ra tại các nước còn lại trong khu vực của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN).

 

Nếu muốn đạt được khát vọng của tổ chức ASEAN là "lấy dân làm gốc" thì Ủy Ban Liên Chính Phủ Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á Về Nhân Quyền khi được giao nhiệm vụ để bảo vệ các quyền tự do căn bản của các dân tộc trong khu vực là phải làm gương. Ủy ban phải thiết lập một hình mẫu tốt khi mở những cuộc tham khảo . kiến có . nghĩa và có nội dung. Sự tham gia của người dân trong việc soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á sẽ mang tính lịch sử.

 

Do đó chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu AICHR chú ý đến các khuyến cáo của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Về Nhân Quyền khi bà Navi Pilla, Giám Đốc tổ chức nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, cho rằng "không có cuộc thảo luận về nhân quyền nào đầy đủ hay đáng tin cậy mà không có sự đóng góp có ý nghĩa từ các hội đoàn dân sự và các tổ chức nhân quyền quốc gia". Chúng tôi đề nghị: AICHR ngay lập tức đối thoại và tham vấn với các hội đoàn dân sự trên Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á.

 

Chúng tôi cũng kêu gọi AICHR thực hiện các bước sau đây để bảo đảm rằng bản dự thảo cho bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á là đáng tin cậy, toàn diện, minh bạch, phản ánh và nhất quán với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế:

1) Công bố công khai và ngay lập tức bản dự thảo Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á để công chúng có thể tham gia một cách có . nghĩa cho bản dự thảo.Các cuộc tham khảo sẽ vẫn vô nghĩa nếu bản dự thảo này vẫn được giữ kín và xa tầm tay các dân tộc.

2) Những người đại diện AICHR đã tiến hành các cuộc tham khảo cấp quốc gia tại quốc gia của họ. Họ nên tiếp tục làm như vậy, bảo đảm rằng những cuộc tham vấn đó được tổ chức trên toàn quốc một cách toàn diện với các hội đoàn dân sự và thường xuyên hơn. Họ nên khuyến khích các đại diện AICHR khác chưa thực hiện các sáng kiến như vậy. AICHRcũng nên tiến hành các cuộc tham vấn cả ở cấp quốc gia và địa phương, đặc biệt là nếu các cuộc tham vấn chưa thích hợp ở những địa phương đặc biệt tại nhiều quốc gia.

3) Dịch bản dự thảo Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á qua ngôn ngữ từng nước cũng như ngôn ngữ địa phương khác của các nước trong khu vực các Quốc Gia Đông Nam Á để khuyến khích sự tham gia của công chúng rộng rãi hơn.

4) Bảo đảm rằng các cuộc họp tham vấn ý kiến của AICHRsẽ bao gồm tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các hội đoàn dân sự và các tổ chức nhân quyền quốc gia.

 

Cho đến khi và trừ khi AICHR tham khảo và làm việc với tất cả các bên liên quan một cách minh bạch, có ý nghĩa và mang tính cách xây dựng, AICHR nên hoãn việc đệ trình bản dự thảo cuối cùng của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á đến Hội nghị Bộ trưởng AESAN (AMM), dự kiến diễn ra vào tháng Bảy năm 2012.

 

Cuộc kêu gọi này được phổ biến tới công chúng một cách rộng rãi trong 10 quốc gia ASEAN và được công nhận bởi các lĩnh vực khác nhau của các tổ chức xã hội dân sự như các tổ chức thanh niên, các tổ chức phụ nữ, các tổ chức quyền cho trẻ em, các tổ chức LGTB (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển đổi giới tính), các mạng lưới lao động di cư, các công đoàn lao động, các tổ chức nông dân, các tổ chức môi trường, các tổ chức nhân quyền, các tổ chức phát triển và một số học viện. Bản tuyên bố chung cũng được dịch sang các ngôn ngữ chính trong các quốc gia ASEAN bao gồm tiếng Miến Điện, tiếng Indonesia, tiếng Mã Lai, tiếng Campuchia, tiếng Lào, tiếng Thái và tiếng Việt để biểu lộ sự cam kết của chúng tôi nhằm thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân là điều mà công dân có quyền để nhận thông tin và nhận thức về ASEAN và các việc làm của của hiệp hội.

 

Liên lạc truyền thông:

Việt Nam: Cô An Phong, Boat People SOS

 

Điện thoại: +66 (0) 801184729, anphong.vo@bpsos.org

Danh sách các tổ chức k. tên vào bản tuyên bố này:

 

BPSOS cùng với 135 tổ chức đồng ký tên.

 

 

 

Posted on Monday, April 09 @ 20:49:27 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Nhân Quyền
· News by ngochuynh


Most read story about Nhân Quyền:
Vô hiệu hoá công cụ khống chế

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Nhân QuyềnTin Cập Nhật


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang