Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815924
page views since June 01, 2005
Vì Cộng Đồng và Đất Nước

Quan Điểm

Bất Đồng

 

“Tôi cần bạn nghĩ khác, làm khác tôi” là thái độ cần thiết cho sự tiến bộ của loài người.

 

Sự bất đồng về tư tưởng và hành động không chỉ là đặc điểm của nền dân chủ mà còn là yếu tố cần thiết cho một tập thể vững chải và trường tồn. Tập thể ấy có thể là một tổ chức, một công ty, một cơ quan chính quyền, một đất nước hay cả xã hội loài người nói chung.

 

Nguyên tắc rất căn bản trong tiến trình làm quyết định là có sự chọn lựa giữa hai giải pháp ngang ngửa nhau về triển vọng hiệu quả và khả thi. Nếu không có sự chọn lựa thì việc làm quyết định trở thành vô nghĩa.

 

Ông Jack Welch, vị tổng giám đốc nổi tiếng của hãng GE được xem là một nhà lãnh đạo và quản trị tài ba, tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc này. Theo lời kể lại, tại buổi họp với các nhân viên cao cấp, khi một giải pháp được đề nghị mà mọi người đồng ý thì Ông Welch lập tức ngưng cuộc họp và cho biết chỉ họp trở lại khi có ai đưa ra được một giải pháp thứ hai để đối chiếu với giải pháp thứ nhất.



Thêm một ví dụ nữa. Có lần kia, một diễn giả thuyết trình đưa ra một đề nghị được mọi người tán thưởng. Trong cử toạ hôm ấy, ngồi hàng ghế đầu có Ông Peter F. Drucker, được mệnh danh là bậc thầy của nền quản trị kinh doanh cận đại và cũng là bạn thân của diễn giả. Ông Drucker giơ tay lên và đưa ra một đề nghị đối nghịch và tranh luận gay cấn với diễn giả.

 

Khi mãn buổi hội thảo, diễn giả đến bên Ông Drucker hỏi: “Sao lạ vậy, điều tôi đề nghị chính là ý kiến của anh cơ mà!”

 

Ông Drucker điềm nhiên trả lời rằng cử toạ cần có cơ hội so sánh và cân nhắc hơn, thiệt giữa ít ra hai giải pháp.

 

Quả vậy, nếu chỉ có một giải pháp, thì tầm nhìn của chúng ta dễ bị đóng khung. Không những vậy, khi giải pháp độc nhất gặp bế tắc thì chúng ta sẽ lung túng, không biết xoay sở ra sao. Còn như có hai hoặc nhiều giải pháp để lựa chọn thì chúng ta đã có sẵn những giải pháp dự phòng. Giống như người đi trên con đường độc đạo, gặp vật cản thì phải ngừng lại hay thối lui, không có đường lách.

 

Đây chính là điểm mạnh của thể chế dân chủ so với độc tài. Trong nền dân chủ, lúc nào cũng có nhiều giải pháp được đề nghị để người dân chọn qua lá phiếu. Khi tình thế thay đổi, thể chế dân chủ cho phép sự thay đổi giải pháp cho phù hợp, một cách hoà bình. Như ở Hoa Kỳ, hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hoà có cùng mục đích là nước hùng cường, dân hạnh phúc; tuy nhiên mỗi đảng lại chọn một con đường khác nhau nhằm đạt mục đích này. Con đường lịch sử không phải là một đường thẳng đuột mà là hình chữ chi lách giữa hai hoặc nhiều giải pháp.

 

Thể chế liên bang của Hoa Kỳ đi xa hơn một bước: đối diện cùng một vấn nạn, mỗi tiểu bang có thể chọn và thử nghiệm một giải pháp khác nhau. Đất nước Hoa Kỳ là lò thí nghiệm với hàng chục cuộc thử nghiệm tiến hành cùng một lúc, làm tăng triển vọng tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn nạn. 

 

Từ đó chúng ta có thể rút ra một chân lý: Cùng mục đích nhưng đa dạng về đường lối thực hiện để tăng triển vọng thành công. Chân lý này áp dụng cho xã hội, quốc gia, tổ chức, công ty…

 

Đây không phải là thái độ “ba phải”, thấy con đường nào cũng hay, cũng đúng. Ngược lại, mỗi con đường cần phải đánh giá qua một kế hoạch hành động rõ ràng và qua những thành quả được báo trước cho từng thời kỳ.

 

Trên nguyên tắc, hiểu được sự cần thiết của nhiều con đường cùng dẫn về La Mã thì thái độ trưởng thành giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà phải là, “tôi cần anh khác tôi” và cầu cho nhau, giúp cho nhau đi xa nhất có thể được trên con đường của mỗi đảng vì phúc lợi tối thượng của tổ quốc.

 

Trong cộng đồng chúng ta cũng vậy, những người cùng mục đích đối với cộng đồng, đối với dân tộc, chúng ta cũng cần nhắc nhở lẫn nhau: “Tôi cần bạn khác tôi”. Khi ấy chúng ta sẽ thấy sự bất đồng chính là yếu tố bảo chứng để thoát khỏi ngõ cụt và mở ra thông lộ cho cộng đồng và dân tộc.

Posted on Friday, October 15 @ 00:13:59 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by ngochuynh


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Quan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang