Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27894558
page views since June 01, 2005
Đào Tạo Lãnh Đạo

Quan Điểm

Bản Lãnh Về Lãnh Đạo: Quy Trình Làm Quyết Định

Ts. Nguyễn Đình Thắng

 

Để giải quyết một vấn nạn thì phải chọn đúng việc và làm việc đúng cách. Muốn vậy, chúng ta phải tuân thủ quy trình làm quyết định, gồm ba bước.

 

Trước hết, chúng ta phải nhận định xem một vấn đề có phải là vấn nạn có tính cách hệ thống hay chỉ là một sơ xẩy ngoại lệ. Chẳng hạn, tai nạn xe cộ ở một ngã tư nếu chỉ xẩy ra một lần trong thời gian dài thì đó chỉ là sơ xẩy và chúng ta chỉ cần giải quyết hậu quả-như cấp cứu người bị thương tích, khai thông xe cộ bị tắc nghẽn-và ngưng ở đó. 

 

Ngược lại nếu tai nạn xảy ra thường xuyên ở một ngã tư thì chúng ta có thể ngờ rằng đây là một vấn nạn đòi hỏi phải giải quyết tận gốc. Bằng không thì vấn nạn sẽ tiếp tục và có triển vọng trở nên trầm trọng hơn.

 

Có một tình trạng khó phân biệt: Nếu ở ngã tư vừa gắn hệ thống đèn giao thông thì xảy ra tai nạn. Chúng ta cần theo dõi một thời gian để quyết đoán xem rằng đó là một sơ xảy chỉ xảy ra một lần hay đó là triệu chứng đầu tiên của một vấn nạn. 



Khi đã xác định là vấn nạn, bước thứ hai là tìm ra gốc của nó. Thông thường những dấu hiệu tạo chú ý đến vấn nạn chỉ là triệu chứng, là ngọn: người bị thương, lưu thông tắc nghẽn. Muốn giải quyết được vấn nạn thì phải đi tìm căn nguyên của nó, có thể là: đèn giao thông lệch nhịp, có những bảng hiệu bên đường làm phân trí, hay là do mặt đường thường bị trơn trượt. Nhận định sai căn nguyên thì dẫn đến làm sai việc, phí hoài công sức và tài nguyên.

 

Khi truy ra được căn nguyên thì một mục tiêu hiển nhiên là loại trừ nó. Việc đúng và phải làm là những việc nhằm loại trừ căn nguyên. Nguyên tắc này hay bị vi phạm vì con người thường phản ứng theo cảm tính và chỉ đối phó với triệu chứng, vốn là yếu tố cận kề, đập vào mắt và gây bức xúc.

 

Chọn đúng việc rồi thì bước thứ ba là chọn cách làm. Thông thường có nhiều cách làm để đạt cùng mục tiêu, giống như có nhiều đường dẫn về La Mã. Một nguyên tắc căn bản là không quyết định nếu chưa có ít nhất hai biện pháp với triển vọng ngang nhau để đạt cùng mục tiêu. Nguyên tắc này cũng thường bị vi phạm.

 

Theo lời kể lại, Ông Peter F. Drucker, mới qua đời cách đây vài năm và được xem là bậc thầy của thế giới về ngành quản trị kinh doanh tân thời, có lần đã đứng lên tại một hội nghị để phản biện lập luận của diễn giả. Sau khi mọi người giải tán, diễn giả hỏi riêng Ông Drucker, vốn là bạn thân, rằng biện pháp đưa ra chính là của Ông Drucker thì tại sao lại bất đồng ý kiến. Một cách thản nhiên, Ông Drucker trả lòi rằng, biết vậy, nhưng phải đề nghị thêm một biện pháp thứ hai để cử toạ có sự lựa chọn và cân nhắc.

 

Nếu chỉ có một con đường thì chỉ có thể hoặc dậm chân tại chỗ-vấn nạn sẽ còn nguyên hoặc trở nên trầm trọng hơn-hoặc nhắm mắt đưa chân. Trong hoàn cảnh đó khó có thể quyết định một cách sáng suốt. Còn như có hai, ba hoặc nhiều con đường thì chúng ta có thểï phân tích hơn thiệt để chọn lựa. Hơn thế nữa, khi con đường được chọn gặp bế tắc thì đã có sẵn con đường khác làm lối thoát.

 

Nguyên tắc trên chính là yếu tố sức mạnh của nền dân chủ, nơi mà người dân có quyền chọn lựa giữa nhiều chính sách khác nhau chứ không phải nhất trí” như trong các chế độ độc tài. Đó cũng là sức mạnh của thể chế liên bang, khi mà trong cùng một quốc gia mỗi tiểu bang lại thử nghiệm một giải pháp khác nhau cho cùng một vấn nạn dể rồi so sánh lợi, hại. Cũng vậy, muốn cộng đồng vững mạnh chúng ta phải có nhiều con đường khác nhau cho mỗi vấn nạn cần giải quyết. Chúng ta cần sự đồng tâm nhưng không muốn sự "nhất trí" hiểu theo nghĩa chỉ có một con đường.

 

Tóm lại, khi quyết định, chúng ta cần nghiêm chỉnh tuân thủ quy trình tư duy gồm ba bước: phân biệt sơ xảy với vấn nạn, truy tìm căn nguyên của vấn nạn, và tìm ít ra hai biện pháp ngang nhau để chọn lựa. Đây là căn bản để chọn đúng việc và làm việc đúng cách.

 

Làm được vậy thì bản lãnh của người lãnh đạo sẽ tăng lên.

 

 

Posted on Saturday, August 07 @ 10:06:15 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by ngochuynh


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Quan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang