Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811327
page views since June 01, 2005
MS96 - 07/10: Những Lỗi Căn Bản Khi Xin Việc

Phát Triển CĐ

Minh Công

Bạn nói chuyện quá gấp gáp, bạn tránh nhìn vào người đối diện khi phóng vấn, bạn hỏi quá nhiều câu hỏi không cần thiết, bạn dùng quá nhiều nước hoa hay mỹ phẩm, bạn không thành thật về quá trình làm việc trước đây, bạn tới buổi phỏng vấn trễ, bạn không tìm hiểu về công ty và trách nhiệm công việc mới, v.v. Và  bạn ngạc nhiên tại sao bạn vẫn không thể xin được việc làm?

Eli Davidson, chuyên viên kinh tế và là tác giả cuốn sách “Kẻ Luộm Thuộm Thành Người Sang Trọng” (Funky to Fabulous), nhận xét không có một người nào mà không mắc phải sai lầm khi tìm việc. Tuy nhiên phần lớn các sai lầm đó đều có thể tránh khỏi khi người tìm việc có sự chuẩn bị chu đáo và cần thiết.

Cách tốt và nhanh nhất để kiếm được công việc phù hợp là phải tập trung trong khi tìm việc. Bạn cần xác định rõ là muốn làm công việc loại gì, trong lĩnh vực nào, ở đâu, các điều kiện đòi hỏi cho công việc, v.v. Các câu hỏi trên sẽ giúp cho bạn có thể tập trung vào những công việc phù hợp với bản thân, từ đó nâng cao khả năng xin việc thành công.



Những bạn trẻ mới tốt nghiệp thường kiếm việc với suy nghĩ  “mình sẽ kiếm được bao nhiêu tiền khi đi làm”. Các bạn thường hay thiếu sự khiêm nhường, hay ảo tưởng và thường xin vào những công việc vượt quá khả năng của mình.

Dưới đây là những sai lầm thông thường mà người tìm việc hay mắc phải:

1. Không tập trung: Rất nhiều người tìm việc quan điểm rằng càng gửi nhiều hồ sơ xin việc (resumes) đến nhiều công ty thì khả năng kiếm được việc càng cao. Thật sự ra đó chỉ là một việc làm uổng phí thời gian mà thôi. Nếu nộp đơn vào những công việc vượt quá khả năng, đa số các công ty sẽ từ chối hồ sơ của mình. Trái lại, người tìm việc cần nên dành thời gian để tìm hiểu và chọn lựa ra loại hình công việc nào là thích hợp với mình nhất cho hiện tại và tương lai. Từ đó tập trung nộp đơn vào những công việc tương tự, đồng thời trau dồi thêm kiến thức để đủ khả năng.

2. Dùng các cách thức nộp đơn xin việc khác lạ: nhiều người xin việc tin rằng một lá đơn xin việc nổi bật sẽ giúp mình trong quá trình tìm việc. Điều đó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên rất đễ nhầm lẫn một lá đơn xin việc nổi bật với một lá đơn xin việc lạ thường. Ví dụ gửi cho nhà tuyển dụng một video clip giới thiệu về bản thân là lạ thường (trừ khi được yêu cầu trong nội dung tuyển dụng), dùng các loại giấy màu, mùi, hay các hoa văn trang trí cho resume.

3. Tỏ ra thân mật trong quá trình phỏng vấn: không bao giờ dùng tên (first name) của người phỏng vấn mà phải dùng họ (last name) khi trao đổi, ngay cả khi được sự cho phép. Chỉ khi người phỏng vấn nhiều lần yêu cầu bạn dùng tên thì hãy làm theo yêu cầu.

4. Quá cởi mở về cuộc sống cá nhân: Trước khi bắt đầu tìm việc, hãy kiểm tra và xóa đi những hình ảnh quá cá nhân trên các trang mạng xã hội (facebook, myspace). Đồng thời trong quá trình phỏng vấn cũng không nên nói về cuộc sống cá nhân của mình.

5. Không tìm hiểu về công ty và công việc trước buổi phỏng vấn: Một trong những lỗi lầm cơ bản nhất là người tìm việc không hề biết gì về những đòi hỏi trong công việc mà bản thân đang xin vào. Tìm hiểu sơ lược về công ty tuyển dụng là một điều rất đơn giản nhưng rất cần thiết.

6. Ăn mặc quá luộm thuộm hay cầu kỳ: không ăn mặc quá lố lăng, luộm thuộm, nhưng cũng không ăn mặc quá cầu kỳ hay dùng quá nhiều trang sức, mỹ phẩm, nước hoa đến buổi phỏng vấn. hãy ăn mặc tương xứng với công việc tuyển dụng.

7. Xin việc để mà có việc: đừng hao tốn thời gian và công sức gửi đơn xin việc cho tất cả công việc đang cần người. Tập trung xin những việc mà bản thân thấy phù hợp và hứng thú.

8. Quá ngắn ngọn trong buổi phóng vấn: người phỏng vấn không mong chờ từ các người tìm việc những câu trả lời Có hoặc Không (Yes or No). Họ mong chờ những câu trả lời trực tiếp, đồng thời kèm theo đó là những ví dụ, câu chuyện liên quan đến quá trình làm việc hay học tập của người tìm việc.

9. Dùng các email hay thông tin liên lạc không chuyên nghiệp: người tìm việc có thể tạo riêng một địa chỉ email riêng cho việc tìm việc, không nên dùng chung với các email cá nhân. Tuyệt đối không dùng các email kiểu: hotboy123@ hay là partygirl81@.

10. Viết quá nhiều trong resume: không cần viết tất cả chi tiết những bằng cấp và công việc của mình vào resume. Người tuyển dụng sẽ không có thời gian đọc qua những resume có trên 2 trang. Thông thường nhà tuyển dụng có từ khoảng 15-30 giây để coi qua một resume. Chính vì thế người tìm việc chỉ nên viết trong resume những điểm mạnh của mình về học vấn hay kinh nghiệm công việc. Những thông tin khác có thể nói trực tiếp trong buổi phỏng vấn.

11. Không có quan hệ rộng rãi (no networking): Mở rộng và duy trì quan hệ rộng rãi với bạn bè, gia đình và thầy cô là cách tốt nhất và nhanh nhất tìm được những công việc thích hợp. Đừng ngần ngại nhờ người quen giúp đỡ trong quá trình tìm việc.

12. Không nói cám ơn: Kết thúc tốt buổi phỏng vấn chưa hẳn là kết thúc quá trình kiếm việc. Luôn nhớ gửi thư hay email cảm ơn tới người phòng vấn trong vòng 48 tiếng sau đó. Dùng cơ hội này để tạo một thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng.

13. Nói xấu về các công ty cũ: không bao giờ nói không tốt về công ty, chỗ làm cũ. Nếu nhà tuyển dụng hỏi về việc làm cũ, hãy thể hiện bản thân là một nhân viên tốt và trân trọng thời gian làm việc ở đó.

14. Không có những câu hỏi cần thiết: Buổi phỏng vấn là một quá trình để người tuyển dụng và người tìm việc học hỏi về nhau. Chính vì thế đừng ngần ngại đặt ra những câu hỏi dành cho người tuyển dụng. Nói một cách khác, thông qua các câu hỏi, người tìm việc có thể chứng minh với nhà tuyển dụng là bản thân đang rất hết sức thích thú và quan tậm đến công việc mà họ đang tuyển dụng.

Sau đây là một số câu hỏi ta nên hỏi trong buổi phỏng vấn:
- Tương lai của công việc sẽ tiến triển tới đâu?
- Làm sao để có thể hòa nhập tốt với công việc và môi trường mới nhanh nhất?
- Tại sao vị trí này lại tuyển dụng?
- Công việc này có lâu dài không hay chỉ ngắn hạn?
- Có bao nhiêu người được tuyển dụng cho công việc này trong 2 năm qua?
- Điểm mạnh và điểm yếu của công ty này là gì?
- Có thể mô tả về môi trường làm việc ở đây?

Chương trình Tự Lập Qua Tiết Kiệm và Giáo Dục (RISE) của BPSOS được tài trợ bởi Administration for Children and Families để giúp những người cha có được một nền kinh tế vững vàng, nuôi dạy con cái nên người và có được mối quan hệ mật thiết và tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái.  Chương trình này hiện chỉ được thực hiện tại tiểu bang Virginia.  Số chương trình:  90FR0038. Những ai hội đủ điều kiện đều có thể tham gia vào chương trình RISE này.  Chúng tôi không phân biệt sắc dân, giới tính, tuổi tác, tàn tật, hay tôn giáo.

Posted on Thursday, June 17 @ 12:41:25 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Phát Triển CĐ
· News by ngochuynh


Most read story about Phát Triển CĐ:
Dùng sở trường và ưu thế

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang