Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816246
page views since June 01, 2005
BNG Hoa Kỳ Tài Trợ Cho CAMSA

Chống Buôn Người

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Cấp Ngân Khoản Cho Nỗ Lực Chống Buôn Người

 

Năm nay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cấp ngân khoản cho Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) để củng cố hoạt động ở Mã Lai.

 

Ngân khoản tổng cộng hai trăm ngàn Mỹ kim cho 24 tháng, được cấp bởi Văn Phòng Theo Dõi và Bài Trừ Nạn Buôn Người (viết tắt là Văn Phòng GTIP), giúp cho Liên Minh CAMSA xây dựng thực lực cho các tổ chức chống buôn người có địa bàn hoạt động trên toàn quốc Mã Lai.

 

“Ngân khoản từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ biểu hiện sự tin tưởng và yểm trợ của chính phủ Hoa Kỳ đối với kế hoạch của chúng tôi nhằm giải trừ nạn buôn bán người lao động từ Việt Nam sang Mã Lai,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển), nhận xét.

 

Ông là đồng sáng lập viên của Liên Minh CAMSA mà BPSOS là một thành viên nguyên thuỷ.

 

Đại Sứ Luis CdeBaca và phái đoàn GTIP họp với đại diện Liên Minh CAMSA và một số đại diện của các tổ chức Mã Lai, 27/08/09, Kuala Lumpur, Mã Lai



Theo Ông, khi cấp ngân khoản như vậy thì có nghĩa Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chính thức hợp tác với Liên Minh CAMSA và có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động và các hồ sơ của liên minh này. Điều này được thể hiện qua hai phái đoàn của Văn Phòng GTIP liên tiếp đến Mã Lai vào cuối tháng 8. Phái đoàn thứ hai do chính Đại Sứ Luis CdeBaca, Giám Đốc Văn Phòng GTIP, hướng dẫn.

 

Tại các buổi họp ở Hoa Thịnh Đốn và ở Mã Lai, Liên Minh CAMSA cung cấp cho Văn Phòng GTIP một số hồ sơ cụ thể để chuyển cho chính phủ Mã Lai.

 

“Đây là các hồ sơ mà chúng tôi đã hoặc đang chuẩn bị đưa ra toà án Mã Lai qua đơn khiếu kiện dân sự. Chúng tôi muốn chính phủ Mã Lai truy tố hình sự các thủ phạm buôn người chiếu theo luật pháp quốc gia của họ”, Ts. Thắng nói. 

 

Kế hoạch “hai mặt giáp công” này đã được thực hiện trước đây đối với trường hợp của trên 250 công nhân Việt ở đảo American Samoa. Chính phủ Hoa Kỳ đã truy tố thủ phạm buôn người, dẫn đến bản án 40 năm tù dành cho chủ sử dụng lao động là Ông Kil Soo Lee. Đồng thời trong vụ kiện dân sự Toà Thượng Thẩm của American Samoa đã phán quyết hai công ty môi giới quốc doanh Việt Nam phải bồi thường 3.5 triệu Mỹ kim cho các nạn nhân.

 

Khi được hỏi về nhu cầu gây quỹ trong cộng đồng sau khi Liên Minh CAMSA nhận được cấp khoản của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ts. Thắng cho biết, “chúng tôi tiếp tục cần sự yểm trợ của đồng bào ở hải ngoại để đẩy mạnh và nhanh hơn nữa việc giải trừ nạn buôn bán người lao động Việt Nam ở Mã Lai.”

 

Theo Ông, ngân khoản của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là để giúp củng cố hoạt động cho các tổ chức của Mã Lai chứ không phải để duy trì hoạt động của Liên Minh CAMSA. Một cách cụ thể, Liên Minh CAMSA sẽ tài trợ cho Tenaganita, một tổ chức hàng đầu của Mã Lai về chống buôn người, để tuyển nhân viên toàn thời nhằm hoàn bị cơ cấu tổ chức cũng như xoáy mạnh vào công tác chống buôn người ở Kuala Lumpur.

 

“Muốn hoạt động hiệu quả ở Mã Lai, chúng tôi cần nương tựa vào các tổ chức bản xứ. Họ càng vững mạnh thì điểm tựa của chúng tôi càng vững. Mặt khác, chúng tôi cần duy trì hoạt động của Liên Minh CAMSA và tiếp tục cần sự yểm trợ tài chánh của đồng bào; đây là lãnh vực mà ngân khoản của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không tài trợ”, Ts. Thắng cho biết.

 

Theo Ông, Liên Minh CAMSA đang vận động gây quỹ 75 ngàn Mỹ kim để duy trì hoạt động ở Penang và thực hiện các vụ kiện dân sự cho 12 tháng tới đây. Đó là chưa kể kế hoạch phát triển hoạt động sang Đài Loan vào cuối năm nay.

 

Được thành lập vào tháng 2 năm 2008, chỉ hai tháng sau đó Liên Minh CAMSA đã thiết lập hoạt động thường trực ở bang Penang, một khu kỹ nghệ có đông công nhân Việt Nam. Trong một năm rưỡi hoạt động, văn phòng Penang đã can thiệp thành công cho ba ngàn công nhân trong gần 40 vụ lớn, nhỏ và đem lại gần một triệu Mỹ kim tiền bồi thường cho họ.

 

Tháng 9 năm ngoái, Toà Bạch Ốc đã mời BPSOS đại diện Liên Minh CAMSA chia sẻ với các tổ chức quốc tế về kế hoạch bài trừ nạn buôn người đã có hiệu quả đáng kể trong thời gian rất ngắn.

 

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: UBCNVB, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.

 

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA

PO Box 8065

Falls Church, VA 22041 - USA

 

Posted on Monday, October 05 @ 12:19:02 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang