Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27893222
page views since June 01, 2005
MS85 - 08/09: Lao Động Nước Ngoài

Mái Ấm Gia Đình

Dạ Lữ Hành

Câu chuyện bắt đầu vào tháng Hai năm 1999, những công nhân Việt Nam theo hợp đồng lao động xuất khẩu làm việc tại công ty may mặc Daewoosa ở đảo Samoa, một miền lãnh thổ của chính phủ Hoa Kỳ. Chủ hãng Công ty Daewoosa, ông Kil Soo Lee, thông đồng với hai công ty quốc doanh Việt Nam, Tourism Company 12 (TC12) và International Manpower Supply (IMS), đưa hơn 200 công nhân Việt sang hòn đảo này làm việc. Muốn tham gia, mỗi nhân công phải trả trung bình 4 ngàn Mỹ kim cho hai công ty trên, chưa kể tiền trà nước. Theo hợp đồng, công nhân làm việc 40 giờ một tuần, tiền lương cơ bản từ 390 Mỹ kim một tháng; làm thêm ngày trong tuần được hưởng 150%, ngày lễ được hưởng 200% theo mức lương.



Từ đó, trong thập niên qua, trên báo chí Việt ngữ và Anh ngữ, đặc biệt trên Nguyệt San Mạch Sống, có nhiều bài tường thuật về những bất công, ngược đãi, bóc lột mà công nhân phải chịu, về tính cách buôn người có hệ thống, về liên quan của những nhà chức trách Việt Nam trong đường giây buôn người và, về sự tích cực can thiệp và giúp đỡ của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển cũng như nhiều tổ chức thiện nguyện của cộng đồng người Việt tại hải ngoại cùng các cơ quan của Mỹ, về kết quả tốt đẹp trong việc vận động cho 250 công-nhân-trở-thành-nạn-nhân được định cư vĩnh viễn ở Mỹ và còn được đoàn tụ với người thân yêu của mình.

Đây là một cuộc hành trình dài qua nhiều biến động tâm lý tình cảm, những đau thương về thể xác và tinh thần; những xung động trong đời của những cô thôn nữ bình dị như những lạch sông ngòi đồng nội dấn thân vào biển cả mênh mông muôn mặt của con buôn và chính trị, như chiên lạc trong đàn sói; của những người vợ trẻ con mới vừa thôi bú mẹ thôi cũng đành nhắm mắt đưa chân, để xem con tạo xoay vần; của những người chồng mới cưới vợ muốn ra khỏi tình trạng nghèo đói cho thế hệ con cái mình.

Biến Động Tâm Lý Tình Cảm

1. Ngày giã từ.
Bốn câu thơ sau có thể diễn tả tâm trạng ngày giã từ của người tha phương:
Em (anh) ơi, em (anh) ở lại nhà,
Đàn con em (anh) ngó, mẹ già em (anh) thương,
Mẹ già một nắng hai sương,
Em (anh) đi một bước trăm đường xót xa.

Người tha phương không chỉ giã từ vợ, chồng, con, cha mẹ già, bà con mà còn giã từ con đường mòn trong xóm, cây đa đầu làng, con lạch quanh co, chiếc thuyền tam bản, cây ổi, xoài, sầu riêng…Một mất mát thật lớn, thật sâu thẳm. “Trăm đường xót xa” là vậy.

2. Những ngày tháng nơi đất khách quê người

Những thôn nữ này ra đi bỏ lại đằng sau quá nhiều và mang theo món nợ kếch sù trên vai với hy vọng một ngày trở về tươi sáng, thoát cảnh đói nghèo. Sang đến American Samoa, các công nhân này, đa số là phụ nữ, họ đối diện với thực tế mỗi ngày mỗi phũ phàng đau xót. Họ bị tịch thu mọi giấy tờ, phải làm việc 9 giờ một ngày kể cả ngày Thứ Bảy. Sau mấy tháng làm việc không được trả lượng, tiền túi cạn dần, không ai còn tiền để mua thức ặn Đói, mệt, sống trong tình trạng thiếu thốn mọi thứ; khi khiếu nại họ bị bỏ đói, bị hăm dọa giao trả về Việt Nam.

3. Những đau thương về thể xác và tinh thần

Trong một vụ đàn áp lớn, thuộc hạ của ông Lee đã đánh đập các công nhân cách dã man không nương tay đối với phụ nữ. Một chị đã bị đánh đến chột mắt, một công nhân khác bị thủng màng nhĩ. Đây là lý do khiến chính quyền liên bang can thiệp. Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển đã tích cực trong nỗ lực đưa hơn 200 nạn nhân vào nội địa Hoa Kỳ, ổn định cuộc sống, hoàn thành những thủ tục pháp lý định cư tại Mỹ và bảo lãnh thân nhân. Đến nay hầu hết vợ, chồng, và con vị thành niên đều đã được đoàn tụ với các công-nhân-trở-thành-nạn-nhân-Daewoosa tại Hoa Kỳ, vùng đất tự do, tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền.

Những Mảnh Đời Công Nhận

1. Chuyện một thôn nữ 19 tuổi

Bạch Huệ mừng 5 năm thành hôn, có khá nhiều bạn bè tới tham dự; phần lớn bạn bè của Huệ là những người đã cùng trải qua những ngày tháng đen tối trên đảo Samoa; những đau thương hoạn nạn đã gắn bó họ với nhau. Người chồng của Huệ tướng hiền lành phúc hậu; hai người gặp nhau rồi yêu nhau nhân chuyến Huệ đi thăm một người bạn đồng-hội-đồng-thuyền-với-American-Dawewoosa ở News Orleans. Cả hai nhận rằng “đúng là duyên số,” Huệ còn dí dỏm thêm: “đúng là ghét của nào, trời cho của đó.”. Em là người Bắc, còn anh ấy là Bắc kỳ di cư, rồi lại lớn lên ở Mỹ. Mặc dầu tụi em rất thương nhau, và anh rất hiền, chúng em vẫn có những bất đồng về cách suy nghĩ, cách ăn nói, cách cư xử.Chúng em hay giận nhau, có khi không nói với nhau cả hai ba ngày, vì những chuyện nhỏ nhặt như: em hỏi người này người kia về tiền lương bổng, về tuổi tác. Còn anh ấy thì chê rằng em bất lịch sự không biết cám ơn, hay xin lỗi.

Khi được hỏi về những ảnh hưởng  tâm lý từ chuyến đi làm tại đảo Samoa, Huệ chớp mắt nhiều lần, nhìn vô định vào khoảng không một giây lát trước khi trả lời. Trong làng em ở hầu như mọi gia đình ăn bữa trưa lo bữa tối. Gọi là bữa cho sang, thực ra bữa no bữa đói. Gia đình em còn khốn quẫn hơn; bố bị tàng tật vì chiến tranh, mấy em còn quá nhỏ, chỉ có hai mẹ con làm đổ mồ hôi sôi nước mắt vẫn không đủ ăn ngày hai bữa. Nhìn những đứa em mà thấy tội nghiệp, cơm không đủ ăn, mặc không đủ kín, tương lai chẳng có. Trong hoàn cảnh như thế thì lời hứa nào cũng là niềm hy vọng và thế giới bên ngoài nào đó vẫn sáng sủa hơn. Bố mẹ đành gạt nước mắt cho em ra đi, lúc ấy em mới 18 tuổi. Tâm hồn em khi bỏ làng xóm, bỏ cha mẹ, các em, bạn bè… ở trong tình trạng hỗn mang với lo sợ, buồn thương, háo hức,hy vọng. Em khóc thật nhiều trên máy bay và không ngủ được trong mấy đêm đầu tiên trên đảo.
Và bây giờ có chồng con, sau khi đã trải qua những chia cách, thử thách và những đắng cay đau thương, tâm trạng và cuộc sống ra sao?

Một câu của một bài hát nào đó em không đồng ý nhưng cứ ám ảnh em hoài, câu hát ấy thế này “Bạn thân ơi, cố gắng yêu thương đời…” ...  Em nghĩ, yêu là một tình tự, là rung động rất tự nhiên, phát xuất từ con tim. Yêu mà lòng phải ép uổng, hay yêu do áp đặt, hay yêu mà bảo trái tim phải cố gắng, em nghĩ không phải là yêu nữa. Em thương bố tật nguyền, ông ôm hận vì bị đời bội bạc cho những hy sinh của mình. Em thương mẹ, một bà mẹ quê thân cò lận lội bờ ao kiếm gạo nuôi chồng con. Em thương những đứa em bị trói chặt trong cảnh ngu dại vì nghèo khó. Vì những yêu thương ấy em hy sinh tuổi con gái dấn thấn vào sương gió. Em không dám ví von, nhưng cảm nhận rằng tình yêu thương của em khi ra đi cũng giống như quyết định của nàng Kiều bán mình chuộc cha, một quyết định rất tự nhiên của con tim.


2. Chuyện người vợ hai con

Ở miền quê con gái chúng em lấy chồng rất sớm. Em về nhà chồng năm em 16 tuổi. Gọi là về nhà chồng chứ nhà anh nhà em cách nhau một con lạch thôi. Bố mẹ ruột cũng như bố mẹ vợ vì cật lực lao động nên gìa yếu trước tuổi. Cái mưa phùn miền bắc vừa lạnh vừa ẩm, các cụ mấy chục năm dầm mưa gĩai gió, lội bùn lội sông, lại không đủ ăn đủ mặc nên bệnh tê thấp hành hạ các cụ rất sớm. Trước tình cảnh ấy vợ chồng em coi “lao động nước ngoài” là cơ hội để ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói cơ cực.

Thực ra linh tính nhạy cảm của đàn bà cho em thấy có thể có một cái gì không ổn và em chẳng muốn đi chút nào, phần thì vì thân gái, phần khác nữa hai cháu còn nhỏ. Em tuy là con gái nhà quê, nhưng em đẹp theo kiểu hoa đồng cỏ nội, nhất là con gái hai con ở tuổi 21. Người ta bảo ‘gái một con trong mòn con mắt, gái hai con cột chặt tim anh’. Trong khi đó chồng em và bên nhà chồng thì rất tin vào sự hứa hẹn của người môi giới. Bố mẹ em thì không có ý kiến chỉ nhìn con xót xa; có lẽ hai cụ nghĩ ‘con gái là con người ta’.  Em khóc sưng cả mắt trong mấy ngày cuối trước khi lên đường. Khi em lên xe, chồng em nhìn em rồi cúi mặt, anh phải gỡ mãi mới lấy được đứa con gái nhỏ ra khỏi vòng tay em.

Những ngày tháng bên đảo là những ngày tháng dài vô tận với nhớ thương, buồn khổ, khiếp sợ, tủi nhục. Nỗi tủi của tha phương cầu thực, của mặc cảm bị bán làm thân nô lê; cái khiếp sợ bị bỏ đói, bị hành hạ, bị cảnh sát bao vây, bị dọa nạt đã vậy, thêm cái khiếp sợ của thân gái khi thấy những tên chủ Daewoosa ban đêm đột nhập phòng ngủ vô cớ không kể giờ giấc; tủi nhục và khiếp sợ làm cho cảm xúc nhớ thương chồng con càng thêm sâu đậm não nùng. Bên cạnh những nhớ thương khiếp sợ, tủi nhục, là nỗi khổ tâm khi nhiều cú điện thoại, nhiều fax messages từ quê nhà gửi qua thuc’ dục khuyên răn phải ngoan ngoãn cộng tác với chủ, phải biết ‘ăn cây nào rào ấy’, chịu khó làm việc… Cụ Nguyễn Du quả là chí lý khi bày tỏ sự tột cùng của cô đơn của Kiều, của mình ‘đoạn trường ai có qua cầu mới hay.’

Sau Cơn Giông Tố

Câu chuyện buồn của những nạn nhân Daewoosa  đã kết thúc cách tốt đẹp. Kẻ ác bị phá sản và lao tù, những nạn nhân được sống tự do thoải mái trên phần đất tự do dân chủ mà chính họ cũng không ngờ sẽ có ngày như hôm nay. Sau cơn giông tố, trời lại trong sáng. Nhưng sau cơn giông tố cũng là những đổ vờ hoang tàn. Xây dựng lại trên những đổ vỡ cần nhận diện những xấu tốt, những cái đáng yêu, dễ ghét trong cuộc đời, về tình người.

1. Về cuộc đời
Nhà văn, cũng là nhà giáo Quyên Di nhận xét trong Nhìn Xuống Cuộc Đời như sau: “Cái đầu tiên, theo lẽ tự nhiên là đáng ghét, chính là cuộc đời.  Đời sống đúng là nỗi ưu phiền cay đắng của tôi.  Tôi hi vọng, cuộc đời làm cho tôi thất vọng.  Tôi ước mơ hạnh phúc, cuộc đời đem lại cho tôi nỗi đớn đau.  Tôi muốn sống bình an, cuộc đời đẩy đưa tôi đi vào sóng gió.  Tôi mong được nếm hương vị ngọt ngào, cuộc đời dâng tặng tôi toàn những đắng cay chua chát.  Tôi muốn được cư xử bình đẳng, cuộc đời đối xử với tôi một cách bất công.  Tôi cần được thông cảm, cuộc đời khắt khe lên án tôi.  Tôi cần được ủi an nâng đỡ, cuộc đời cho tôi sự lạnh lùng và vùi dập.  Tôi thích sống chân thật, cuộc đời đây những giả trá điêu ngoa.  Tôi muốn sống yêu thương, cuộc đời cho tôi hận thù.  Dĩ nhiên, phải công bình mà nói, nhiều khi cuộc đời cũng cho tôi niềm vui và hạnh phúc, nhưng nếu đem ra mà cân thì đĩa cân đựng những buồn phiền bất như ý bao giờ cũng nặng hơn.  Chẳng thế, mà bao giờ người ta cũng nói về cuộc đời, thế gian, trần gian... kèm theo một tiếng thở dài.”

Cuộc đời khi bóc trần ra mới thấy nhiều gian dối, vì thế mà gọi là trần gian. Nhưng cuộc đời dệt nên bởi kiếp người. Theo Quyên Di thì : “Nghe đến chữ ''kiếp người" hay ''kiếp nhân sinh'', không cần phải hiểu sâu xa cho lắm, ai cũng thấy cái ''kiếp'' ấy đầy những đau buồn, đó là một cái ''thấy'' vừa do kinh nghiệm vừa do trực giác nên nó đúng lắm. Muốn cho cái kiếp ấy đỡ đau buồn, chỉ có một cách là có nhiều người sống đẹp, cư xử tốt với những người khác.  Mà ta đừng chờ mong người khác sống đẹp trước, cư xử tốt trước.  Chính ta là người phải thực hiện điều ấy trước người khác.  Ở một xã hội có nhiều người dám đi bước trước trong cách sống đẹp, dám có can đảm chấp nhận thiệt thòi mà không đôi co hơn thiệt, xã hội ấy sẽ đẹp hơn, dễ thương hơn, hay ít nhất là cũng dễ thở hơn.”

“Người khác” là người tôi đang sống với ở đây và bây giờ đó là vợ chồng, con cái, cha mẹ, bạn bè.

2. Về tình người

Theo ông Young Hoang, Ph.D. Candidate đồng thời có bằng Tư Vấn về Tâm Bệnh (Licensed Metal Health Counelor ), sau khi trải qua một bi kịch trong cuộc đời chẳng hạn như sự kiện lao nô trên đảo American Samoa, nạn nhân khó mà tha thứ cho những kẻ đã ngược đãi mình.  Không tha thứ được có nghĩa là mình vẫn còn bị trói buộc; tuy không còn trong vòng kiềm tỏa của kẻ ngược đãi, nhưng tâm tư vẫn nặng chĩu sự thù hận. Muốn tự do thoải mái, nạn nhân cần ép mình có những chọn lựa lành mạnh để giúp mình giải tỏa những đau buồn. Chọn lựa có thể là:

a. Thay đổi lối suy nghĩ của mình. Nói cách khác đổi từ lối suy nghĩ “việc xảy ra làm tê liệt, và cản trở tôi tiếp tục cuộc sống” sang lối suy nghĩ rằng “việc xảy ra cho tôi là chuyện chẳng may lành, nhưng đâu phải cuộc sống chấm dứt ở đó, tôi vẫn có thể tiến lên và vui hưởng cuộc sống như bao người khác.”

b. Con chim bị bắn xảy một lần, luôn luôn sợ cành cây cong. Đó chỉ là phản xạ. Nạn nhân cần cho mình thời gian để học, để lấy lại niềm tin sau khi bị phản bội và ngược đãi. Người chồng cần nhẫn nại, từ tốn, bao dung kiến tạo lại cho chính mình và vợ con niềm tin đã bị cướp mất trên đảo Samoa.

c. Cả hai vợ chồng nên đào sâu sự cảm thông lẫn nhau. Người vợ biết ơn chồng về những cố gắng là vai trò của người mẹ, người con gái, con dâu khi vợ vắng nhà. Người chồng cảm nhận những chua xót, đắng cay của vợ khi lao động nước ngoài, và những lo toan, hồi hộp mong đợi  ngày gia đình xum họp.

d.  Hạnh phúc gia đình dựa trên tương ái và tương kính. Người chồng không nên mang mặc cảm tư ti rằng thân phận nam nhi phải lệ thuộc nữ nhi từ việc lo sống, đến việc định cư tại Mỹ. Người vợ lại càng không nên có thái độ “tất cả nhờ một tay bà đây.” Thiếu tương kính sẽ giết chết tương quan dù nhất là tương quan tình yêu.

e. Vợ chồng nên chia sẻ “một mục tiêu” chung; gia đình sẽ vươn lên khi có cùng một mơ ước, một mục tiêu. Từ mục tiêu đơn giản như việc thi vào công dân Mỹ, học tiếng Anh, mở tiệm buôn, tiết kiệm tiền cho việc giáo dục con cái, thời giờ cho nhau, đến mục tiêu phức tạp hơn như làm thế nào để thành công trên đất Mỹ.

Một câu nói rất thông dụng và đầy ý nghĩa.  Đâu có quyết tâm ở đấy con đường trải rộng trước mặt. Sự bế tắc của một con đường mở ra nhiều con đường khác. Hãy quảng gánh lo đi mà vui sống.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Tuesday, July 14 @ 10:56:13 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang