Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816239
page views since June 01, 2005
MS83 - 06/09: Tính Ưu Việt XHCN

Lịch Sử Qua Lời Ke

(tiếp theo kỳ trước)

Ông Ba Cất cười:

- Làm thế cũng dễ thôi, nhưng nện hoài mà nó cứ sống nhăn thì chú Sáu bảo sao?

Chú Sáu cũng cười:

- Ấy! Mình cứ nện hoài thế nào nó cũng nhức đầu long óc mà chết!

Nhờ có chú Sáu vừa làm vừa nói chuyện vui vẻ mà ông Ba Cất thấy ngày qua mau. Buổi trưa hai người nghỉ tay chừng một tiếng đồng hồ để ăn uống rồi lại tiếp tục làm. Trưa hôm qua ông Ba Cất về nhà ăn cơm nhưng chú Sáu đưa ra ý kiến là buổi sáng đi làm nên đem thức ăn theo để trưa khỏi phải về, vừa đỡ mất thì giờ và có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, thế là sáng nay đi làm ông Ba Cất đem theo một gô cơm với một ít con tép kho mặn và một bi đông nước.
Hôm nay ông Ba Cất cũng đóng được 8 két than, mặc dù buổi sáng hai người phải vào chân Núi Lớn lấy đất đến gần 11 giờ trưa mới khởi sự đóng. Buổi chiều trước khi ra về chú Sáu lại nhắc:

- Nhớ là lấy cái gì che đống đất của mình lại kẻo đêm mưa trôi mất! Than là than của nhà nước, trôi bao nhiêu kệ mẹ nó nhưng đất của mình thì mình phải giữ!



“Ðất của mình thì mình phải giữ” nhưng mình đã không giữ được, nên bây giờ chẳng những “mất đất” mà còn mất tất cả: Mất tiền tài, danh vọng, vợ con và có khi còn mất cả mạng sống nữa. Chú Sáu đóng than coi hiền lành vậy mà chú nói nhiều câu rất có ý nghĩa: “Muốn cho bớt mệt, khi sàng than thì cứ tưởng tượng như đang hất than vào mặt người nào mà anh ghét nhất. Khi cầm cái vồ nện vào cái khuôn thì cứ tưởng tượng như nện vào đầu thằng nào đó”! Còn thằng nào nữa, chẳng cần phải nói thì ai cũng biết rồi! Nhưng mà có làm như thế cũng chỉ để cho bớt tức thôi, những cái mình mất cũng đã mất rồi, biết đến bao giờ mới lấy lại được!

Trên đường từ chỗ đóng than về nhà, ông Ba Cất vừa đạp xe vừa miên man suy nghĩ. Có người đã bảo: “Trông ông nhiều khi cứ như một ông cụ non ấy”! Không phải chỉ bây giờ mà ngay cả từ trước kia cơ, ông đã có những thói quen và cách cư xử nhiều khi giống như một ông cụ non thật!

Hai chú cháu làm chung được hơn một tuần lễ thì một hôm không thấy chú Sáu đến làm. Ngày đầu tiên đóng than một mình, ông Ba Cất buồn lắm, nhiều lúc muốn bỏ ra về nhưng lại tự nhủ: Có khi chú Sáu ốm đau hay bận việc nhà không đi làm được, chứ đất để trộn than của chú còn làm được cả tuần nữa mới hết, đời nào mà chú bỏ ngang như thế, hy vọng là mai mốt chú lại đi làm thôi. Thế nhưng ngày qua ngày chú Sáu vẫn không trở lại! Ông Ba Cất cố nấn ná ngày ngày xách cơm đi làm, hy vọng sẽ có người khác đến làm với ông cho vui. Thế nhưng ông làm hết đống đất của ông, rồi hết đống đất của chú Sáu cũng chẳng thấy ma nào đến thế vào chỗ của chú Sáu, thế là ông Ba Cất cũng bỏ luôn, không thèm làm nghề đóng than nữa.

Không đóng than nữa thì quay về với nghiệp… đạp xích lô, nhưng thật sự thì ông Ba Cất chán đạp xích lô lắm rồi. Xe còn đó, nhưng sáng sáng chỉ đẩy ra trước hiên nhà, khoá lại rồi tối lại đẩy vào. Ông nói với bà:

- Ðể anh thảnh thơi ít bữa rồi sẽ tính. Xe mình còn đấy, cùng lắm anh lại đạp xích lô cũng không có sao!

Nghe chồng nói vậy, bà cũng bảo:

- Cùng lắm thì cũng phải quay về với nghề đạp xích lô thôi chứ biết làm sao? Nhưng cứ từ từ, em cũng đang tính xem có buôn bán gì được nữa không?

- Buôn bán thì được, nhưng không buôn theo cái kiểu ngày anh còn ở trong trại, đi những Cà Mau, Châu Ðốc, Cái Nước, Ðầm Dơi đâu, mình đi như vậy anh không thể yên lòng ở nhà được!

Bà trầm ngâm:

- Ngày đó anh đi rồi ở nhà buồn quá, với lại không lăn lóc thì lấy gì mà nuôi con! Nhưng bây giờ khác rồi, lãi mấy em cũng không đi buôn như thế nữa!
Ông đưa ra ý kiến:

- Hay là ngày mai mình sang Láng Cát chơi, thăm anh Mừng với mấy đứa nhỏ. Biết đâu trong cuộc đi chơi này mình lại chẳng nẩy ra được những sáng kiến tốt!

Gia đình người chị cả của ông Ba Cất đang sống ở ấp Láng Cát, tỉnh Bà Rịa. Trong thời gian ông đi tù cải tạo thì ở nhà, cả bên ông lẫn bên bà cả thảy chết mất 5 người. Hai cụ thân sinh ra ông Ba Cất và nhạc mẫu của ông, người chị cả của ông và một người anh em cột chèo với ông. Ông Mừng chồng bà chị cả của ông Ba Cất cùng với mấy đưa con đang sống ở Láng Cát, cũng nheo nhóc lắm. Vợ chồng thằng con lớn nhất của ông Mừng vượt biên đến đảo Galang đã mấy năm nay, nhưng vẫn còn ở đảo, chưa vào được nước thứ ba. Giá chúng nó vào được Mỹ rồi thì may ra gia đình ông Mừng cũng đỡ khổ.

Ông bà Ba Cất, hai người 2 cái xe đạp. Ngày mới ở tù ra, cả nhà ông Ba Cất 5 người chỉ có một cái xe đạp, nhờ ông đạp xích lô, và nhất là nhờ mùa làm bắp nổ vừa qua mà bây giờ gia đình ông mỗi người đã có được một cái xe đạp. Cái xe đạp sườn ngang của ông Ba Cất là cái “xịn” nhất. Ông tháo ống nước của nhà ông ra thuê người ta hàn thành cái khung xe - Bây giờ làm gì còn có nước máy nữa mà cần ống nước - Nó tuy hơi nặng một chút nhưng bền vô địch. Hai ông bà hai cái xe đạp. Từ Vũng Tầu sang đến Láng Cát cũng phải 31 đến 32 cây số, đạp gần ba tiếng đồng hồ. Qua Rạch Dừa bà còn ghé chợ mua mấy cái bánh ú làm quà cho các cháu nên đến Láng Cát cũng đã gần 12 giờ trưa. Mấy đứa con lớn nhà ông Mừng, đứa đi buôn, đứa vào rừng kiếm củi hoặc ra ruộng vơ rơm vơ rạ về làm “chất đốt” nên nhà chỉ còn ông Mừng và hai đứa con nhỏ nhất.

XHCN ưu việt nên cái gì cũng khác với người ta. Láng Cát trước kia chỉ cần đi sâu vào phía trong, cách xa lộ chừng một cây số thì tha hồ mà lấy củi vì đó chỉ toàn là rừng. Trước 1975 Láng Cát còn được coi là “quê” nhưng có nhiều nhà đã nấu nướng bằng than củi hay bằng dầu hôi. Chỉ những người còn kẹt lắm về tiền bạc mới chịu vào rừng kiếm củi về đun, nhưng người ta cũng chở củi từ rừng về bằng xe bò hay bằng xe máy cầy, chứ chẳng thấy ai còn gánh hay đội như thời các cụ ta 5, 6 mươi năm về trước nữa. Ấy thế mà chỉ cần cách mạng vào chưa tới một chục năm là rừng đã biến thành sa mạc. Người dân của nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” ùn ùn kéo vào Nam. Cái đám Bắc Kỳ 2 nút này đi đến đâu thì cỏ cũng không mọc được, chứ đừng nói gì đến những con cào cào, châu chấu. Họ ăn hết, ăn sạch sành sanh.

Người ta kể, ở ngoài Bắc có nơi cả ngày không nhìn thấy một con chim, không nghe một tiếng chim hót. Chim chóc gần như tuyệt chủng đến nơi chỉ vì cái nạn săn bắn bừa bãi của đám công an, bộ đội cụ Hồ. Một anh thượng uý công an xách súng đi rình mò hết bụi rậm này đến gốc cây kia suốt từ sáng đến trưa mới bắn được một con chim chích choè lớn bằng nắm tay đứa con nít, thế mà mặt anh ta hớn hở, sung sướng như vừa hạ được một máy bay B52 của Mỹ vì bữa cơm hôm nay cả nhà anh ta có chất thịt để bồi dưỡng!

Ngày còn ở trong tù cải tạo, ông Ba Cất còn lạ gì cái cảnh cai tù ăn cướp và ăn cắp thực phẩm của tù. Ở ngoài hiện trường lao động, nếu anh may mắn đập được con tắc kè hay con chuột thì phải cẩn thận dấu cho kỹ kẻo bị “cách mạng” tịch thu mất. Tốt nhất là đợi lúc được nghỉ giải lao, vơ nắm cỏ hay nắm lá khô đốt lên, nướng con tắc kè hay con chuột cho chín rồi chia nhau ăn để có sức mà chịu đựng! “Cách mạng” tịch thu không phải để huỷ đi như lời họ nói đâu, mà là để đem về cho vợ, cho con họ lột da, lóc thịt bỏ vào nồi canh nhà họ đấy! Cái độ ở trại Z30C Hàm Tân, Thuận Hải, có thời gian chỗ ông Ba Cất nằm ngay cửa sổ. Nằm ngay cửa sổ có cái lợi là mùa hè mát và thoáng hơn người ta, nhưng về mùa đông cũng khốn khổ hơn người ta. Cửa sổ không có cánh cửa vì thế mà lúc nào cũng “mở” và cấm tuyệt tù nhân không được lấy bất cứ một thứ gì để che cửa sổ lại, dù có gió rét chết cũng mặc. Mục đích là để mấy người công an có thể nhìn từ ngoài vào trong bất cứ lúc nào!

Ông Ba Cất nằm ngay cửa sổ thì “tài sản” của ông - cái gì mà ông có - cũng phải để trên chỗ “xích đông” ngay cửa sổ, rộng không quá 80cm. Lần thăm nuôi ấy, ngoài những món thường có như: mì vụn, đường tán, thuốc rê, muối sả ớt, vài cái bánh ú, bà còn mua cho ông một quầy chuối bom còn xanh.

Chuối bom là loại chuối trái nhỏ, khi chín ăn có vị ngọt hơi chua chua và có lẽ chuối bom là loại chuối rẻ tiền nhất trong các thứ chuối. Ông Ba Cất treo quầy chuối chỗ đầu nằm, ngay nơi cửa sổ, đợi chín trái nào ăn trái ấy, rỉ rả có khi được cả tuần lễ. Tối hôm ấy, trước khi đi ngủ, ông để ý thấy có mấy quả đã chín vàng, ăn được rồi. Ông nghĩ bụng, mai lao động về là có chuối ăn ngon lành. Nhưng sáng hôm sau thức dậy, nhìn đến quầy chuối thì mấy trái chín đã biến mất. Nghi cho ông bạn mằm bên cạnh chơi xấu. Nén giận, ông nhìn người bạn nằm bên cạnh, cười khẩy, bảo:

- Ông nhanh thật, có mấy trái chuối chín, định để hôm nay ăn, thế mà đêm ông đã “chơi” mẹ nó hết rồi!

Người nằm bên cạnh tỏ vẻ sửng sốt:

- Hồi hôm tôi cũng thấy buồng chuối của ông có mấy trái chín thật. Thèm thì có thèm, nhưng tôi không đến nỗi chó má như thế đâu!

Ông ta hạ giọng, thì thào:

- Lúc khuya, cỡ 2-3 giờ sáng, nghe tiếng lịch kịch chỗ cửa sổ ngay đầu ông nằm, nhìn ra, thoáng thấy bóng một con “chó vàng”, chắc là nó đấy!

Ông Ba Cất cũng hạ giọng:

- Xin lỗi ông, tôi đã nghĩ bậy cho ông, thì đúng là nó rồi chứ còn ai vào đây nữa!

Tối hôm ấy, trước khi bê quầy chuối bỏ vào trong mùng, ông Ba Cất bẻ một trái chín đưa cho ông bạn nằm bên cạnh, nói:

- Ðể chuộc lại lỗi lầm ban sáng, xin biếu ông một trái!

Dĩ nhiên ông bạn không từ chối!

Ðấy, cái XHCN nó ưu việt là như thế, nên “Cửa Hàng Chất Ðốt” - nơi mà ông Ba Cất mới “bái bai” không đến làm việc nữa - nghe tên thì kêu như “pháo” nhưng thực chất chỉ có một đống củi sao su và mấy két than tổ ong, còn ấp Láng Cát trước kia sát bên rừng, người dân muốn bao nhiêu củi cũng có, nay phải vơ rơm, vơ rạ về đun cũng không có gì là lạ!

Ông bà Ba Cất đến thăm, chỉ có ông Mừng và 2 đứa nhỏ ở nhà, lại đã gần 12 giờ trưa nên bà Ba Cất lấy bánh ra chia cho các cháu rồi xuống bếp chuẩn bị nấu cơm. Gạo còn, nhưng thức ăn thì trên nóc trạn để đũa chén chỉ thấy trổng trơ một hũ dưa cải mới muối. Nhưng thế cũng tươm chán rồi! XHCN mà còn được ăn cơm với dưa chua đã là phúc bảy mươi đời, người ta khoai lang, khoai mì còn không có đủ mà ăn chứ đừng nói ăn cơm với dưa chua! Cơm vừa nấu xong thì mấy đứa con lớn ông Mừng cũng lục tục kéo nhau về. Ðứa con gái lớn nhất đi “buôn” nên trên tay chỉ có một cái bị cói, còn hai đứa kia mỗi đứa đội trên đầu một bó rơm tổ bố. Bà Ba Cất hỏi đứa lớn nhất:

- Buôn bán có phát tài không con?

Ðứa cháu cười như mếu:

- Phát tài gì mợ! Có một mớ tép thôi mà cũng phải giấu giấu, giếm giếm như giấu mả tổ. Mấy thằng du kích chết tiệt này… Thời buổi gì đâu mà nó muốn lấy gì của ai thì lấy!

Ông Ba Cất hỏi hai đứa đi lấy rơm:

- Mỗi ngày chúng mày đội về được mấy bó rơm?

Một con cháu trợn mắt:

- Ở đấy mà mấy bó? Rơm cũng là của hợp tác xã, phải đợi người ta chở hết về hợp tác xã rồi mình mới đi mót lại. Bây giờ cái gì nhà nước cũng quản lý cả, nhân dân chỉ làm chủ thôi cậu ơi!

Ông Ba Cất nghĩ bụng: Con ranh này, tưởng nó không biết gì, thế mà nó cũng “lý luận cách mạng” ra phết. Ông cười bảo cháu:

- Chúng mày cũng “thông suốt” đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhỉ!

- Thì chúng con cũng có được “học tập” chứ cậu!
Ở chơi với anh và các cháu đến khoảng 2-3 giờ chiều, ông bà Ba Cất lại đạp xe về. Trên đường về, bà rủ ông ghé chợ Bà Rịa, thấy mía rẻ bà mua 2 bó, rồi ông một bó, bà một bó đèo về. Tối hôm ấy mấy đứa con ông bà Ba Cất nhai mía mỏi cả răng.

Hai bó mía ông bà Ba Cất mua về, các con ông ăn không hết, sáng hôm sau bà chặt ra từng khúc, bỏ vào cái mẹt để trên một cái ghế đẩu rồi bầy bán ở trước cửa nhà, chỉ một loáng là hết. Vì đã quen buôn bán ngoài bến xe, nên bà Ba Cất biết ngay là trước cửa nhà bà rất thuận lợi cho việc buôn bán. Thế là sáng ngày kế tiếp bà dậy thật sớm, dặn ông khoảng 8 giờ sáng đạp xích lô ra đón bà ở trước cổng chợ. Rồi bà đạp xe ra chợ Vũng Tầu mua 2 bó mía, rồi còn nào là chuối, nào là ổi, là cóc cho ông chở về bầy bán ở trước cửa nhà.
Tối hôm ấy, tuy “hàng họ” không hết sạch như mía ngày hôm trước, nhưng cũng gần hết. Ông Ba Cất cười nói với vợ:

- Cứ từ từ thử xem, biết đâu nhà mình lại không trở thành một cái tiệm tạp hoá!

(xem tiếp kỳ sau)

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Wednesday, May 20 @ 14:13:53 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by ngochuynh


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang