Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816192
page views since June 01, 2005
MS76 - 11/08: Tình Yêu Trong Địa Ngục

Bạo Hành Gia Đình

Michelle Võ
Phụ Trách Chương Trình CADV

Tiếng còi xe đã bắt đầu kêu inh ỏi từ năm giờ sáng. Như thường lệ, tôi phải thức dậy sớm để mở quán. Quán café của tôi nằm ở phía đầu của một khu phố nhỏ nơi tôi ở. Hầu hết khách của tôi đều là khách quen, những cụ già thường hay uống café vào buổi sáng. Gần đây lại có thêm vài ba quán café mới mọc lên, vì vậy mà quán tôi ngày càng thưa khách. Mẹ tôi mất sớm khi tôi vừa mới lọt lòng. Ba tôi sống độc thân để nuôi tôi từ nhỏ. Đến khi tôi lên 10 thì ba tôi bước thêm một bước nữa. Vì thương tôi, ông không muốn tôi bị cảnh mẹ ghẻ con chồng, nên ông đã đưa tôi về ngoại.

Từ đó tôi sống và lớn lên dưới sự chăm sóc, che chở của ngoại. Dù được ngoại thương yêu chiều chuộng, nhưng lúc nào tôi cũng luôn thèm khát tình yêu thương của ba mẹ. Tôi muốn được cha mẹ vỗ về, muốn được cảm nhận được vòng tay êm ái của cha mẹ. Ước mơ tôi rất nhỏ bé, bình dị. Tôi ước sao được như những đứa bạn cùng trường, có cha có mẹ. Nhưng thực tế thì mỗi ngày tôi phải cất bước đến trường một mình. Không một ai quan tâm đến sự học hành của tôi; tôi học ở đâu, lớp mấy, thiếu sách vở hay quần áo gì không cũng không ai biết. Mỗi lần thấy những đứa bé cùng lớp được cha mẹ đưa đón, lo lắng, thì tôi tủi thân lắm. Ba tôi vài ba tháng mới ghé thăm tôi và gởi tiền cho ngoại nuôi tôi.



Rồi đến khi tôi được 19 tuổi, ngoại qua đời. Ba thấy vậy nên cho tôi một số vốn và giờ đây tôi mới có được cái quán nhỏ này. Sáng bán café phía trước, tối tôi ngủ phía sau. Có tháng không đủ trả tiền nhà vì ế ẩm tôi lại chạy nợ hay van lơn ông bà chủ nhà. Tôi sống trong thiếu hụt về mặt tài chánh, tinh thần và tình cảm. Tôi cảm thấy cô đơn và lạc loài. Nhìn bề ngoài thì ai cũng tưởng tôi sung sướng lắm, nhưng có ai biết đâu lòng tôi chất chứa đầy nỗi u sầu. Tương lai của tôi đi về đâu, tôi cũng không dám nghĩ tới.

"Cho ly café đen đi cô chủ quán ơi," một người khách lạ vừa bước vào quán.

Tôi giật mình quay lại thì trông thấy một người đàn ông dáng người không cao lắm, nước da hơi sậm màu nắng. Tôi cười chào rồi vội vã mời khách ngồi xuống và tươi cười giới thiệu một ly café "có một không hai" ở đây. Làm nghề như tôi phải vậy, tuy tâm trạng rất buồn, nhưng lúc nào cũng phải giữ nụ cười trên môi, nhiều lúc còn phải xã giao với những mẩu chuyện mây gió để giữ khách. Tôi biết được người khách mới của tôi tên là Khanh. Những ngày kế tiếp Khanh đều trở lại quán của tôi để chuyện trò. Chúng tôi bắt đầu quen nhau từ đó. Tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc. Lần đầu tiên trong đời một người con gái như tôi mới hiểu hạnh phúc tình yêu là gì. Anh như tia nắng từ đâu tới thắp sáng cho cuộc đời u tối của tôi, như một hoàng tử yêu một cô bé lọ lem. Tôi thấy đời mình tô đủ màu sắc của hạnh phúc. Tôi biết anh là Việt kiều nhưng đó không phải là lý do tôi yêu anh ấy. Bên nhau không được bao lâu thì anh phải trở lại Mỹ. Trước khi ra đi, anh hứa sẽ trở lại thăm tôi. Rồi kể từ ngày anh đi, tôi từng giờ từng phút trông anh trở về.

Thời gian cứ trôi đi. Vậy mà chúng tôi đã quen nhau được hai năm mấy. Trong thời gian ấy, cứ cách 6 tháng thì anh về thăm tôi một lần. Anh về rồi đi. Còn lúc anh ở Mỹ thì cứ mỗi tuần anh gọi điện thoại cho tôi một vài lần, rồi gởi quà, gởi thiệp vào những dịp lễ và ngày sinh nhật của tôi. Và cứ vậy, 2 năm cũng lần lượt trôi qua. Lần cuối cùng anh về là để xin ba tôi hỏi cưới tôi. Chúng tôi quyết định làm đám cưới. Đám cưới chúng tôi chỉ nhỏ thôi, vì tôi cũng không quen biết ai. Gia đình anh ở Mỹ còn tôi chỉ còn có ba tôi. Chúng tôi không cần phải giàu có, chỉ cần được sống êm đềm bên nhau với lũ con thơ. Anh đã từng nói tôi là hơi thở mà anh không thể thiếu được.

Rồi mùa đông năm ấy, tôi được anh bảo lảnh sang Boston, một thành phố ở Hoa Kỳ nơi có không ít người Việt cư ngụ. Tôi còn nhớ ngày đầu tiên tôi đặt chân đến sân bay thì thấy anh, mẹ anh và một người đàn bà đang mang bầu đứng đón tôi trước cổng. Tôi mừng rỡ khi thấy anh. Không kềm nén được lòng mình, tôi hớn hở chạy lại định ôm chặt anh vào lòng cho bớt đi sự khát khao mong đợi từ bây lâu nay, nhưng tôi kịp dừng chân lại khi thấy anh không có vẻ gì vui mừng hớn hở cả. Tôi thấy anh như ngập ngừng, do dự và mất đi vẻ tự nhiên. Anh từ từ chậm rãi tiến đến tôi, gật đầu chào, hỏi thăm sức khỏe qua loa rồi tiện tay xách hành lý cho tôi.

Người đàn bà tự giới thiệu: "Tôi tên Hằng. Tôi đã nghe nhiều về chị." Tôi gật đầu chào rồi lòng bỗng dưng chùng xuống.

Trên đường từ sân bay về nhà, sự im lặng trong chiếc xe van làm tôi ngột ngạt. Tim tôi đập càng lúc càng mạnh. Mẹ anh chỉ hỏi tôi vài ba câu qua loa rồi thôi. Tôi bắt đầu có những ý nghĩ mông lung. Tôi muốn cầm tay anh, muốn ôm anh vào lòng, muốn nói cho anh biết tôi đã chờ đợi được sự sum hợp này đã bấy lâu nay, nay đã được toại nguyện, tôi vui mừng lắm, nhưng hình như có một sức mạnh vô hình nào đó ngăn chặn không cho tôi làm điều đó.

Vừa tới nhà anh bảo tôi ngồi xuống, vì anh cần nói chuyện với tôi. Hằng ngồi kế bên anh và anh bắt đầu chậm rãi nói.

"Trên mặt giấy tờ thì em là vợ của anh, nhưng Hằng lại là bạn gái của anh. Khi em còn ở Việt Nam, vì chúng mình ở quá xa nên anh đã yêu Hằng. Hằng cũng rất thương anh. Anh biết em cũng rất thương anh, nhưng anh không thể bỏ Hằng vì cô ấy đã mang thai với anh. Anh không thể không lo cho con cái được nên anh mong rằng em có thể hiểu cho anh. Anh thương cả hai em. Hãy sống hòa thuận với nhau bằng không anh sẽ gởi trả em về lại Việt Nam."

Tôi sửng sốt. Tình yêu của anh trao tôi từ những lá thư hứa hẹn, những nụ hôn nồng cháy, những giây phút ân ái bên nhau, từ những ngọt ngào bấy lâu nay giờ chỉ là gian dối. Tôi đau như mình đang nếm mùi vị của thuốc độc.

Tôi vừa khóc vừa trách anh: "Tại sao anh không nói sớm để em khỏi phải sang đây? Bây giờ anh mới nói cho em biết là vì sao?"

Anh nói: "Vì anh tội nghiệp cho hoàn cảnh của em. Dù sao sang đây em còn có tương lai hơn ở Việt Nam. Hơn nữa, mẹ anh và gia đình đã về Việt Nam cưới em. Vì lễ giáo và vì danh dự của gia đình anh không thể bỏ em được."

Anh dành cho tôi một phòng nhỏ, còn anh và Hằng ở phòng lớn hơn. Tối hôm đó tôi nằm một mình trong căn phòng mà nước mắt đầm đìa. Tôi không muốn khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn trào trên má. Có ai hiểu được tôi mang tiếng có chồng mà lại nằm ở đây như một người không danh phận. Tiếng thì thầm cưới nói của anh và Hằng

vọng lại từ phòng kế bên làm tôi càng thấy thân thể mình như bị từng nhát dao chém xuống. Tối hôm đó tôi không tài nào ngủ được, chỉ đến khi gần sáng tôi mới thiếp đi lúc nào không biết.

Khanh biết tôi có được một số tiền dành dụm, nên sáng hôm sau anh đã hỏi và lấy hết tiền của tôi. Anh nói tiền này dùng để trang trải cho gia đình. Lấy tiền xong anh bảo tôi làm việc nhà, tôi cũng ngoan ngoãn làm theo. Rồi ngày qua ngày tôi sống trong gia đình ấy như một con ở. Anh và Hằng bắt tôi nấu ăn, rửa chén, lau nhà, giặt đồ, thay ra, và phục vụ cho hai người. Anh bảo Hằng gần sanh, không thể làm gì được. Còn vợ phục vụ chồng là chuyện dĩ nhiên. Nên bổn phận của tôi là phải làm tất cả. Tôi làm từ sáng tới tối không bao giờ hết việc, không bao giờ vừa ý Hằng. Trước mặt anh thì Hằng làm nũng, nhõng nhẽo và nói xấu tôi. Còn người đàn ông mang danh phận là chồng tôi thì càng ngày càng xa lánh tôi hơn. Không còn chọn lựa nào khác, tôi phải đáp ứng tất cả, vì nếu tôi có cãi lời, Hằng sẽ mách chồng tôi, rồi kết quả còn tệ hại hơn nữa. Anh sẽ đánh tôi. Bất cứ vật gì trước mặt anh, anh cũng quăng vào tôi. Tôi sống ở đó không bao lâu mà trên người tôi đã xuất hiện nhiều vết sẹo. Anh đánh tôi rồi còn hăm dọa trả tôi về Việt Nam. Tôi hình như không có quyền liên lạc với bất cứ ai, ngay cả liên lạc với ba tôi. Ngoài ba tôi ra thì tôi không còn quen biết ai cả. Tôi lại không bước được ra khỏi nhà. Hằng canh chừng tôi như canh người tù. Cửa nhà lúc nào cũng bị khóa.

Tôi ngày càng xanh xao, vàng vọt. Tôi ăn không được, ngủ cũng không yên, cứ tưởng mình sống trong một địa ngục nơi trần thế. Tôi tưởng chuyện của tôi chỉ có thể xuất hiện trên phim ảnh, nhưng thực tế đã xảy ra trên mình tôi. Tôi trách ông trời sao cuộc đời tôi bẽ bàng như thế này, rồi tự trách sao mình ngu muội và khờ khạo như vậy. Từng đêm tôi muốn thoát ly khỏi nơi này. Nhưng tôi tự hỏi một khi thoát khỏi nơi đây, tôi sẽ đi về đâu khi mưa tuyết đang phủ đầy ngoài trời trắng xóa, đi về đâu khi giông tố chất đầy trên đời người con gái bất hạnh như tôi. Tôi cố nuốt nước mắt để sống và nuôi hy vọng mong một ngày nào đó tôi có thể tìm được cho mình một lối thoát.

Thế rồi mùa đông cũng đã qua. Vào một buổi sáng tinh mơ khi những giọt sương còn đọng lại trên những hàng thông trước cửa, đó là ngày tôi thấy được một tia sáng an ủi trong tâm hồn, ngày mà tôi được thoát ly khỏi cái địa ngục trần gian này, đó chính là ngày mà Hằng phải nhập viện để sanh. Sáng hôm đó, chồng tôi vội vã lo chở Hằng vào nhà thương. Chỉ có mình tôi ở nhà. Tôi thừa dịp ấy chạy thật nhanh như một người được tẩu thoát khỏi ngục tù. Trên người tôi chỉ có một bộ đồ. Tôi trùm lên thân người một cái chăn cho đỡ lạnh rồi chạy như một người điên ra phố. Tôi gõ cửa từng nhà một xem ai cho tôi vào, xem ai có thể cho tôi một con đường, cho tôi một lối sống. May mắn thay một cặp vợ chồng người Mỹ ở gần nhà đã liên lạc với cảnh sát và đưa tôi vào nhà tạm trú đặc biệt dành cho những nạn nhân như tôi. Tôi như người vừa thoát khỏi địa ngục tình yêu, vừa thoát khỏi cuộc đời nhá nhem của chồng tôi và miệng lưỡi cay nghiệt của Hằng. Những người Mỹ không cùng tiếng nói, không cùng màu da, nhưng họ lại cảm thông cho tôi và giúp đỡ cho tôi. Họ đã sẵn sàng đưa tay cứu vớt nửa cuộc đời còn lại của tôi.

Tôi cám ơn người, cám ơn Thượng Đế đã cho tôi sống lại một lần nữa. Ngài đã ôm tôi vào lòng vỗ về bằng những lời kinh thiết tha an ủi.

Chương Trình Chống Nạn Bạo Hành Trong Gia Đình của UBCNVB được sự tài trợ của Door of Hope, Fairfax County Consolidated Funding Pool (FY08) và U.S. Department of Justice, Office on Violence Against Women, Legal Assistance for Victims Grant Program (2006-WL-AX-0036). Xin gọi số 1-866-883-9556 để biết thêm chi tiết.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Monday, November 03 @ 10:45:25 EST by ngochuynh
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Bạo Hành Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang