Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816459
page views since June 01, 2005
MS75 - 10/08: Hà Nội Cần Phải Chấm Dứt Vi Phạm Quyền

Chống Buôn Người

Hà Nội Cần Phải Chấm Dứt Vi Phạm Quyền Lao Động Mới Có Thể Tham Gia Vào Chương Trình Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Quát của Hoa Kỳ

Nguyễn Quốc Khải

LGT: Kỳ này Mạch Sống xin giới thiệu đến quý độc giả một bài tiểu luận của ông Ông Nguyễn Quốc Khải. Ông hiện nay là chủ tịch của Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (CPVW-USA), một thành viên của Liên Minh Chống Nô Lệ Mới ở Á châu (Coalition to Abolish Modern-Day Slavery in Asia – CAMSA). CAMSA hiện gồm 4 tổ chức: Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (Hoa kỳ), Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (Hoa kỳ), Liên Hội Người Việt Canada (Canada) và Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức).

Vào tháng 5, 2008, Hà Nội đã chính thức gửi văn thư yêu cầu Hoa Kỳ cho hưởng Quy Chế Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Quát (Generalized System of Preferences - GSP). Trong dịp viếng thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng 6 vừa qua, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thỉnh cầu chính phủ Hoa Kỳ cho Việt Nam được gia nhập vào Chương trình GSP của Hoa Kỳ. Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ hiện nay đang cứu xét lời yêu cầu của Việt Nam.



Chế độ Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Quát của Hoa Kỳ là gì?

Chương trình GSP được Hoa Kỳ thực hiện vào năm 1976. Mục đích là giúp các quốc gia đang mở mang phát triển thêm về kinh tế bằng cách cho phép hàng ngàn sản phẩm từ các quốc gia này được nhập cảng miễn thuế vào Hoa Kỳ. Tính đến tháng 6-2008, 144 nước đã gia nhập chương trình GSP.

Những sản phẩm nào được nhập cảng miễn thuế vào Hoa Kỳ trong chương trình GSP?

Có khoảng 4,650 loại hàng, tức là 1/3 số hàng nhập cảng vào Hoa Kỳ, nằm trong chương trình GSP. Trong số đó, Việt Nam có khoảng 1,000 loại sản phẩm hội đủ tiêu chuẩn để được nhập cảng vào Mỹ. Những loại hàng không nằm chương trình GSP gồm hàng dệt và quần áo, hầu hết những đồng hồ đeo tay, giầy dép, túi cầm tay, áo quần bằng da, găng tay, v.v.

Quốc gia phải hội đủ những tiêu chuẩn nào để có thể gia nhập vào chương trình GSP?

Muốn gia nhập chương trình GSP, những nước đang phát triển phải thỏa mãn một số tiêu chuẩn sau đây:

1. Lợi tức trung bình đầu người cho một năm dưới US$11,116.

2. Cho phép sản phẩm của Hoa Kỳ tiếp cận thị trường một cách quân bình và hợp lý và sản phẩm sơ đẳng như khoáng sản, cao su, bông gòn, trà, cà phê, v.v.

3. Bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ.

4. Làm giảm bớt những hàng rào ngăn cấm tự do thương mại, đặc biệt về khu vực dịch vụ.

5. Không phải là nước cộng sản, ngoại trừ nước này (i) có liên hệ thương mại bình thường với Hoa Kỳ; (ii) là hội viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO); (iii) là hội viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF); và (iv) không bị cưỡng chế ngự bởi cộng sản quốc tế.

6. Bảo vệ đầy đủ quyền lao động được quốc tế công nhận trên năm lãnh vực: (i) quyền lập hội; (ii) quyền tổ chức và thương lượng tập thể; (iii) cấm cưỡng bách lao động; (iv) ấn định tuổi tối thiểu của trẻ em có thể đi làm và cấm những hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em; và (v) điều kiện làm việc có thể chấp nhận được đối với mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, và an toàn nghề nghiệp và sức khoẻ.

Hiện nay Việt Nam có hội đủ tiêu chuẩn để gia nhập vào chương trình GSP hay không?

Lợi tức trung bình mỗi đầu người hàng năm của Việt Nam vào năm 2006 là US$690, còn quá thấp so với mức lợi tức thấp nhất của những nước giầu là US$11,116. Do đó Việt Nam được coi là một quốc gia nghèo để được hưởng quy chế GSP. Theo Hiệp Định Thương Mại Song Phương Việt-Mỹ (BTA), Việt Nam đã thỏa mãn điều kiện thứ hai về mở cửa thị trường cho sản phẩm Hoa Kỳ và thị trường sản phẩm sơ đẳng.

Việt Nam không thi hành những biện pháp cần thiết trong nhiều năm qua để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, tác giả không nghĩ rằng Việt Nam thỏa mãn điều kiện này. Tác giả sẽ trở lại đề tài quyền sở hữu trí tuệ trong một dịp khác.

Việt Nam còn có nhiều cản trở cho sự tự do thương mại, nhất là trong lãnh vực dịch vụ mà hiện nay những nhà đầu tư Hoa Kỳ chiếu cố khá nhiều. Tuy nhiên Việt Nam đã cải thiện đáng kể lãnh vực ngoại thương qua những hiệp định thương mại ký kế với nhiều quốc gia như ASEAN, WTO, European Union, Hoa Kỳ, Nhật, v.v. đặc biệt trong vòng 10 năm vừa qua.

Chế độ Cộng Sản Việt Nam về thực chất không còn nữa. Nhưng hiện nay Việt Nam vẫn còn Đảng Cộng Sản. Ở bên ngoài Hà Nội vẫn tôn thờ Marx - Lenin. Việt Nam vẫn bị coi là một nước cộng sản. Tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhập IMF vào năm 1956, đã thiết lập liên hệ thương mại bình thường với Hoa Kỳ vào năm 2006, và gia nhập WTO vào năm 2007. Do đó, Việt Nam vẫn hội đủ tiêu chuẩn của chương trình GSP trong lãnh vực này. Tác giả chỉ thảo luận về lãnh vực lao động trong bài này.

Về lãnh vực lao động, chính phủ Hà Nội đã đạt được và chưa đạt được những tiêu chuẩn nào của chương trình GSP?

Trên nguyên tắc, Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (CPVW-USA) ủng hộ mạnh mẽ việc chấp thuận cho Việt Nam hưởng quy chế ưu đãi thuế quan phổ quát của Hoa Kỳ, gọi tắt là quy chế GSP, để phát triển thêm trao đổi thương mại giữa hai quốc gia, tăng cường quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam, một quốc gia ở vị thế chiến lược trong vùng Đông Nam Á, và giúp nông dân, công nhân, và kỹ nghệ gia Việt Nam nâng cao mức sống bằng cách cho phép hàng ngàn sản phẩm của Việt Nam nhập cảng vào Hoa Kỳ được miễn thuế. Tuy nhiên CPVW-USA phải thừa nhận rằng Việt Nam hiện nay chưa thỏa mãn được ngay cả những tiêu chuẩn căn bản về lao động.

1. Quyền lập hội

Việt Nam không có những hội tư nhân hay còn gọi là những hội vô chính phủ (Non-Government Organizations - NGOs), mà chí có những hội do chính phủ gây dựng lên và bảo trợ (government-sanctioned organizations - GSOs). Những hội GSO này kể cả những tổ chức tôn giáo phải là của chính phủ hoặc phải lệ thuộc vào chính phủ. Sự thật là Việt Nam chưa đồng ý phê chuẩn Công Ước 1948 về quyền tự do lập hội và quyền tổ chức. Việc lập hội không những không được khuyến khích mà còn bị cấm đoán.

2. Quyền tụ tập

Công dân không có quyền tụ tập tại Việt Nam. Nếu tụ tập từ năm người trở lên đều phải xin phép chính quyền địa phương. (Nghị Định 38/2005/NĐ-CP, ngày 18-03-2005 và Thông tư số 09/2005/TT-BCA, 05-09-2005).

Nói tóm lại, chính quyền Hà Nội đã hợp pháp hóa chế độ toàn trị và lạm dụng quyền lực để cấm tất cà những cuộc biểu tình và đình công ôn hòa của dân oan cũng như của công nhân.

3. Quyền tổ chức và thương lượng tập thể

Người lao động Việt Nam không có quyển tổ chức và thương lượng tập thể. Tất cả những cuộc đình công tại Việt Nam có tính cách bộc phát không do cá nhân, nhóm, hay chính phủ chính thức tổ chức. Do đó, sức mạnh thương lượng tập thể rất yếu.

Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) là một tổ chức nghiệp đoàn quốc gia duy nhất ở Việt Nam. Tất cả các công đoàn phải phụ thuộc vào TLĐLĐVN. Đây là một trong những phong trào vận động quần chúng của Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của Đảng CSVN.

Theo luật, bất cứ một cuộc đình công nào đều phải có sự chấp thuận của TLĐLĐVN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy TLĐLĐVN chưa bao giờ khởi xướng, tổ chức, hoặc cho phép bất cứ một cuộc đình công nào. Do đó tất cả các cuộc đình công tại Việt Nam được xem là bất hợp pháp.

Gần đây, chính quyền Hà Nội lại ban hành thêm một nghị định có tính cách chống người lao động bằng cách buộc người lao động tham gia đình công bất hợp pháp phải bồi thường thiệt hại cho chủ nhân.

4. Cấm cưỡng bách lao động

Phúc trình mới nhất của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 11-03-2008 về nhân quyền nhận định rằng "Luật Vịêt-Nam cấm cưỡng bách lao động, kể cả trẻ em. Tuy nhiên có những báo cáo cho biết rằng trên thực tế cưỡng bách lao động đã xẩy ra. Tù nhân thông thường phải làm việc, nhưng không được trả tiền hoặc rất ít. Họ phải tự sản xuất thực phẩm và những sản phẩm khác để dùng trong các trại tù hoặc bán ra các chợ địa phương để mua đồ dùng cá nhân."

5. Tuổi làm việc tối thiểu và lao động trẻ em

Việt Nam đã phê chuẩn hai công ước quan trọng liên quan đến lao động trẻ em và lương tối thiểu lần lượt vào năm 2000 và 2003: (i) Công Ước 182: Cấm những hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em; và (ii) Công Ước 138: tuổi làm việc tối thiểu. Tuy nhiên, lao động trẻ em vẫn là một vấn đề. Trẻ em phải đối phó với với rủi ro bị bóc lột về phương diện kinh tế.

Luật Việt Nam đòi hỏi rằng tuổi tối thiểu để làm việc là 18. Trẻ em trong lứa tuổi 15-18 có thể làm việc, nếu chủ công ty có giấy phép của cha mẹ và Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội (LĐTBXH). Tuy nhiên, Bộ LĐTBXH có phương tiện rất giới hạn để có thể pháp chế việc thi hành luật. Trong khi giáo dục bắt buộc và miễn phí cho đến tuổi 14, nhân viên chính phủ không thường xuyên bắt buộc luật phải được tôn trọng.

Vào tháng 6-2006, Bộ LĐTBXH tường trình rằng 30 phần trăm trẻ em trong lứa tuổi 6-17 làm việc này hay việc khác. Tuy nhiên, những nhà quan sát tin rằng con số thực sự cao hơn nhiều bởi vì phần đông những trẻ em làm việc tại vùng quê trong các nông trại và cơ sở làm ăn của gia đình, không bị lệ thuộc vào luật lao động trẻ em.

6. Điều kiện làm việc và lương bổng

Luật Lao Động Việt Nam cam kết bảo vệ người lao động như bất cứ một quốc gia phát triển nào. Tuy nhiên, trên thực tế, phần đông công nhân Việt Nam phải chịu thiệt thòi một cách đáng kể vì tiền lương thấp, ngày làm việc dài, không trả lương giờ phụ trội, điều kiện làm việc thiếu an toàn về sức khỏe, không bảo hiểm, và không tiền hưu trí.

Công nhân Việt Nam đình công 400 lần trong năm 2006 và 600 lần trong năm 2007. Số lần đình công sẽ lớn hơn và cường độ sẽ mạnh hơn trong năm 2008. Việt Nam đang trải qua nạn lạm phát cao trên 25 phần trăm và tình trạng đình công lan rộng trên khắp mọi vùng trong vài năm qua. Chỉ số giá tiêu thụ gia tăng đã bóp nghẹt công nhân, giới có lợi tức thấp nhất.

Một người thợ trung bình phải làm ít nhất 10 giờ một ngày và 6 ngày một tuần. Môi trường làm việc trong nhiều trường hợp không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, người thợ này chỉ được trả lương 50 Mỹ kim hàng tháng. Với lợi tức này và với mức lạm phát cao, công nhân Việt Nam cảm thấy rất khó khăn để có thể nuôi sống gia đình.

Những giải pháp đề nghị

Chính phủ Hà Nội muốn xin gia nhập chương trình GSP, cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây theo chương trình GSP về lãnh vực lao động:

- Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những người lãnh đạo HHĐKCNVN.

- Tiết lộ số phận của ông Lê Trí Tuệ, một người vận động cho quyền lao động, trốn khỏi Việt Nam sang Campuchia. Ông đã trình diện tại văn phòng tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh nhưng mất tích kể từ ngày 06-05-2007. Người ta e ngại rằng ông Tuệ đã bị bắt cóc và đưa về Việt Nam bởi công an.

- Hợp thức hóa hai tổ chức HHĐKCNVN và CĐĐLVN và cho phép công nhân tự do lập nghiệp đoàn.

- Phê chuẩn Công Ước 1948 liên quan đến quyền lập hội và quyền tổ chức. Những quyền này được công nhận trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền.

- Hủy bỏ nghị định số 38/2005/NĐ-CP và thông tư số 09/2005/TT-BCA về trật tự công cộng, cấm đoán mọi tụ tập từ năm người trở lên.

- Biến đổi TLĐLĐVN thành một viện nghiên cứu quốc gia về lao động.

- Dành nhiều phương tiện hơn để cưỡng bách việc thi hành luật lao động để bảo vệ công nhân ở trong nước và hải ngoại chống lại nạn buôn người và lao động.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Friday, October 24 @ 10:58:50 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang