Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27895018
page views since June 01, 2005
Công Nhân Việt: Có Làm Mà Không Có Lương

Chống Buôn Người

 

Công Nhân Việt Ở Mã Lai

Có Làm Mà Không Có Lương

 

Grace Vu

 

LTS:  Tháng 4 năm nay Liên Minh CAMSA phối hợp với tổ chức Tenaganita để thành lập văn phòng hỗ trợ công nhân Việt Nam đặt tại Penang. Trong 6 tháng hoạt động, văn phòng này đã can thiệp cho trên 20 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến 3 ngàn công nhân. Để mở rộng tầm hoạt đông, văn phòng này đã lập đường dây điện thoại hỗ trợ toàn quốc dành cho 130 ngàn công nhân Việt Nam ở Mã Lai. Dưới đây là câu chuyện của số công nhân tại một hãng mộc bị chủ nhân bóc lột tận xương tuỷ.

 

                                                              ***

 

Hai nữ công nhân Việt Nam, Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Thị Hương, làm việc cho một doanh nghiệp mộc có tên là Perabut Mei-Wah ở khu Juru thuộc bang Penang từ ngày 19 tháng 10 năm 2006 cho đến nay. Họ được công ty cung ứng lao động NAPHACO đưa sang. Công việc của hai chị là chuyên may áo phủ ngoài cho ghế sô pha.

 

 

Chị Hương tại nơi làm việc (ảnh CAMSA) 

 

           



Trước đây doanh nghiệp Perabut này có 8 nam nữ công nhân Việt Nam. Vì doanh nghiệp đối xử với công nhân quá tệ và thiếu sự công bằng nên đã có 5 công nhân nam bỏ trốn ra ngoài. Còn một công nhân nữ bị gửi về nước vì mang thai.

 

Chị Hương cho biết, “công ty này nó đối xử với chúng tôi tệ lắm, họ bắt nam nữ công nhân Việt NamNepal ở chung với nhau trong một gian phòng chật hẹp, thiếu thốn mọi thứ.  Ký Túc Xá cách công ty 5 phút đi bộ. Trước đây lương mỗi tháng chỉ được 200-300 Ring-gít (tương đương 63-94 đô la Mỹ) nên những người kia mới bỏ trốn”.

 

Từ tháng 5 năm 2008 cho đến nay (18 tháng 10 năm 2008) nguồn nước sinh hoạt ở nơi công nhân ở đã bị cắt. Hai công nhân Việt Nam này phải đi xin nước ở những nhà bên cạnh để nấu nướng và giặt giũ hàng ngày. Còn việc tắm rửa thì ông chủ yêu cầu họ vào công ty tắm. Những lúc trời mưa to họ phải lấy thùng nhựa hứng nước mưa để giặt giũ và rửa ráy. Từng đó tháng trời nương nhờ những nhà hàng xóm tốt bụng, nhưng nhà hàng xóm này vừa cho biết họ cũng sẽ không cho nước các chị này nữa.

 

Một số nam công nhân Việt Nam làm việc gần công ty Perabut Mei-wah vô cùng bức xúc về tình trạng công ty đối xử với hai chị Hương và Hồng nên đã thay mặt đồng hương tình nguyện điện thoại đến văn phòng hỗ trợ công nhân Việt Nam ở Penang để xin sự giúp đỡ nhanh chóng cho hai chị này.

 

Về chính bản thân hai chị Hồng và Hương, hai chị đã đích thân lặn lôi đến văn phòng 2 lần để trình bày vấn đề và mang theo những chứng cứ cần thiết. Hai chị cho biết, trong sự mệt mỏi, rằng: “năm nay chủ mới trả lương cho chúng tôi được 5 tháng (1,2,3,4,5/2008) cô ạ, còn 4 tháng (6,7,8,9/2008) nữa chủ vẫn còn giữ. Mỗi khi chúng tôi hỏi về tiền lương, thì chủ trợn mắt lên chửi chúng tôi. Thế là chúng tôi chẳng dám nói gì nữa. Chủ giữ hết hộ chiếu, không đưa thẻ thông hành cho chúng tôi mà chỉ cho mỗi người một tờ giấy hộ chiếu phô tô”.

 

Hai chị cho biết rằng ở nhà vẫn nợ ngân hàng 20 triệu nên phải cố làm để sau này còn trả nợ.

 

Qua phỏng vấn, hai chị còn cho biết thêm doanh nghiệp này luôn nhận những công nhân bất hợp pháp. Họ làm được 3 tháng chủ không trả lương thế là họ lại bỏ đi và chủ cướp luôn phần lương đó.

 

Trước sự việc như vậy văn phòng hỗ trợ công nhân Việt Nam đã nhanh chóng phỏng vấn, ghị lại những vấn đề chính và thu thập những chứng cớ cần thiết từ hai chị công nhân để chuyển đến văn phòng luật sư nhằm can thiệp đòi quyền lợi cho hai chị công nhân Việt Nam cùng những công nhân khác đang làm việc cho hãng Perabut này.

.

Ngày 13 tháng 10 năm 2008 luật sư của văn phòng đã fax đến công ty Perabut Mei-Wah yêu cầu ông chủ, tên là Quah, trả ngay tiền lương, trả lại hộ chiếu cũng như nối lại nguồn nước sinh hoạt cho hai công nhân Việt Nam và những công nhân Nepal khác. Ông chủ không trả lời tờ giấy fax của luật sư. Khi luật sư điện thoại đến ông Quah cũng không nói chuyện.

 

Dự tính tuần sau nhân viên của văn phòng sẽ đưa hai nữ công nhân Việt Nam đi báo cáo Cục Laọ Động Butterworth-nơi chuyên điều tra và giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền lương và những quyền lợi khác của người lao động, kể cả công nhân ngoại quốc.

 

 

 

 

Posted on Saturday, October 18 @ 01:35:47 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang