Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816317
page views since June 01, 2005
CAMSA ra mắt đồng bào ở Atlanta

Chống Buôn Người

Liên Minh CAMSA đến với cộng đồng Việt ở Atlanta

Hội luận về “Nhân quyền và Nạn Buôn người”

 

Trong nỗ lực mời gọi cộng đồng người Việt trên toàn thế giới góp sức cho công cuộc bài trừ nạn buôn người Việt, Liên Minh CAMSA tổ chức các buổi hội thảo ra mắt đồng bào ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. 

 

Trong nỗ lực này, ngày 23 tháng 8 vừa qua Ông Vũ  Quốc Dụng, Tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (International Society for Human Rights), thuyết trình tại buổi hội luận về “Nhân quyền và Nạn Buôn người” tại trụ sở Atlanta của Uỷ ban Cứu Người Biển. Chương trình gồm hai phần.

 

Ông Vũ Quốc Dụng tại buổi hội luận ở Atlanta, 23/8/08 (ảnh BPSOS)



Trong phần đầu ông Dụng đưa ra một số nhận xét tổng quát về tình hình nhân quyền Việt nam. Theo ông, tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt nam phát xuất từ quan niệm rất đặc thù của chính quyền Cộng sản Việt nam về nhân quyền. Chính quyền Việt nam cho rằng nhân quyền phụ thuộc các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong khi thế giới quan niệm nhân quyền là phổ quát vì nhân quyền là quyền tự thân của mọi người ở mọi quốc gia, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, quan niệm chính trị, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản. Do đó Việt nam đã không bảo vệ nhân quyền một cách đúng mức, không thực hiện những điều cam kết với quốc tế, không thực hiện cả chính những đạo luật do họ làm ra và có nhhiều hành động ngoài vòng pháp luật.

Ông bày tỏ quan ngại đối với những hành vi đàn áp tinh vi đang có chiều hướng gia tăng như: gây áp lực lên gia đình, đánh phá cơ sở làm ăn sinh sống, doạ dẫm, cắt đứt các phương tiện thông tin và liên lạc, đưa ra đấu tố, phạt hành chánh, xét nhà thường xuyên, tịch thu phương tiện làm việc, v.v. Theo ông Dụng việc vi phạm hầu hết các quyền tự do, quyền chính trị một cách rộng khắp và có hệ thống ở Việt nam đang là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế. Việt nam hiện đang là một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ và trong tháng này còn là chủ tịch luân lưu của cơ chế này. Việc Việt nam không thực thi trách nhiệm bảo vệ nhân quyền một cách tương xứng với những vị thế này đã tạo ra gương xấu cho các quốc gia vi phạm nhân quyền khác.

 

Trong phần hai của bài thuyết trình ông Dụng đưa khách tham dự nhìn vào một vấn đề nhân quyền nhức nhối, đó là nạn buôn người. Trong phần này ông Dụng giới thiệu lý do tại sao một tổ chức nhân quyền quốc tế như tổ chức của ông lại tham gia vào công tác chống buôn người, và các tổ chức phi chính phủ nhân quyền có thể làm gì để cứu giúp nạn nhân và phòng chống buôn người.

 

Dựa trên cơ sở luật quốc tế ông chứng minh buôn người là môt vấn đề nhân quyền Theo ông, nạn buôn người Việt nam để bóc lột sức lao động phát xuất từ quan niệm sai căn bản về “xuất khẩu lao động” của chính quyền. Chính vì xem con người như những món hàng nên chính sách “xuất khẩu lao động” đã chỉ có mục đích nâng cao chỉ tiêu xuất khẩu và từ đó tạo cơ hội bóc lột cho các công ty môi giới Việt nam và chủ ngoại quốc sử dụng lao động, thay vì chú trọng bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Các chính quyền, công ty môi giới, và công ty kinh tế ngoại quốc đã lợi dụng vị thế yếu kém của nạn nhân để quây rào bóc lột và o ép họ.

 

Vì bị khống chế bởi những hợp đồng đầy bất lợi, bị tịch thu hộ chiếu, bị đe doạ trong khi họ không có khả năng tự bảo vệ nên các nạn nhân đã đành phải chấp nhận những thua thiệt. Các nhân viên toà đại sứ và công ty môi giới Việt nam đã không cứu giúp công nhân khi bị chủ hành hạ và bóc lột. Thái độ vô trách nhiệm được thể hiện qua những hành động về hùa với chủ nhân và bỏ mặc quyền lợi của công nhân. Vì thế các tổ chức phi chính phủ (Nongevernmental Organisation, NGO) là chỗ dựa duy nhất của họ, được họ đặt trọn tin tưởng trong cơn nguy khó. Các NGO do đó có trách nhiệm phải giúp đỡ có kết quả thiết thực để khỏi phụ lòng tin của các nạn nhân. Ngoài ra các NGO cũng phải xây dựng cho mình có khả năng lập lại được các thành công trong những trường hợp tương tự để cho các nạn nhân tin vào sức mạnh của công lý.

 

Sau đó diễn giả đã giới thiệu về Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Á Châu (CAMSA) như là kết quả của cố gắng tăng thêm sức mạnh của các tổ chức muốn đấu tranh phòng chống nạn buôn người. Được chính thúc thành lập vào tháng Hai 2008, sau sáu tháng hoạt động, CAMSA đã can thiệp thành công cho hơn 10 vụ lớn nhỏ, liên quan đến gần 3.000 công nhân Việt nam, mà điển hình là vụ 1.300 công nhân Việt Nam và 1.300 công nhân của 4 quốc gia khác làm việc tại công ty may mặc “Esquel Malaysia SDN Berhard” (Mã Lai), vụ gần 200 công nhân Việt nam ở hãng may mặc “W&D Apparel Jordan Corp” (Jordan); và vụ 80 công nhân ở hãng điện tử “Polar Twin Advance” (Mã Lai). Qua những hình ảnh và những thước phim sống động, các nạn nhân đã trình bày về hoàn cảnh của họ và kêu gọi sự trợ giúp. Qua những câu chuyện thương tâm, những người tham dự đã tưởng mình lọt trở về thời kỳ nô lệ xa xưa khi nhân phẩm và nhân quyền bị chà đạp tàn nhẫn.

 

Diễn giả đã trình bày kế hoạch hành động toàn diện của liên minh CAMSA gồm 3 mũi nhọn: giải cứu và bảo vệ nạn nhân, trừng trị các thủ phạm bằng phương tiện kinh tế và luật pháp, và áp lực quốc gia gốc và quốc gia tiếp nhận phải thực thi nghiêm chỉnh chính sách phòng chống buôn người. Ông cũng kêu gọi cộng đồng người Việt ở Atlanta tiếp tay với liên minh CAMSA thành lập những “toà đại sứ tình thương”, tên gọi của những văn phòng CAMSA làm việc toàn thời gian ở những nơi mà công nhân Việt nam bị buôn bán và bóc lột trên thế giới.

 

Trong phần thảo luận các tham dự viên đã trao đổi cởi mở và xúc tích về những công việc của CAMSA. Một số đề nghị rất thiết thực đã trùng hợp với những việc mà CAMSA đang làm. Nhờ thế ông Dụng có dịp để trình bày thêm về hoạt động đa dạng của CAMSA như trang web thông tin cho công nhân, vấn đề huấn luyện về quyền lao động cho công nhân... Bên cạnh đó có những ý kiến mới mẻ và đầy tính xây dựng mà ông Dụng đã thay mặt CAMSA để tiếp nhận và chuyển đạt lại cho các thành viên CAMSA khác, thí dụ như ý kiến gửi những bản tin cho cộng đồng, thiết lập cho CAMSA một cấu trúc vững vàng để hoạt động lâu dài và có thể gây niềm tin vững chắc nơi cộng đồng… Nhiều ý kiến khác đã xoay quanh vấn đề làm sao thực thiện kế hoạch tìm bảo trợ viên cho các hoạt động của CAMSA.

 

Khi buổi hội luận chấm dứt, một số tham dự viên đã nán lại thêm để trao đổi riêng về những cách thức liên lạc và phối hợp làm việc với CAMSA. Một vị bác sĩ đề nghị sẽ sang các văn phòng của CAMSA để huấn luyện cho công nhân về vấn đề y tế và sức khoẻ. Một người làm phim đề nghị sẽ phỏng vấn diễn giả cho đài truyền hình SBTN. Một vị đề nghị CAMSA gửi đến văn phòng các doanh gia và nghiệp chủ có mặt trong ngày hôm ấy những tờ giấy giới thiệu về CAMSA để phân phát cho khách hàng. Ban tổ chức đánh giá buổi hội luận đã thành công trong mục đích đem lại thông tin trung thực giúp cho người tham dự tin tưởng hơn vào công việc làm hữu ích của Liên minh CAMSA.

 

Trong tháng 9 Liên Minh CAMSA sẽ đến với đồng bào ở Harrisburg (PA), Houston, Charlotte (NC), và Bắc Virginia. Ngày 2 và 3 tháng 8, Liên Minh CAMSA đã ra mắt đồng bào ở Orange County và San Jose.

 

* Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Á Châu (tên viết tắt là CAMSA cho Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) hiện gồm 4 tổ chức: Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (Hoa kỳ),       Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (Hoa kỳ), Liên Hội Người Việt Canada (Canada) và Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức).

 

Posted on Wednesday, August 27 @ 14:04:45 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang