Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27899118
page views since June 01, 2005
Việt Nam thiếu thực tâm thay đổi

Tin Tức Thời Sự

Nói Với Đại Sứ Michalak: Việt Nam Thiếu Thực Tâm Thay Đổi

Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển

Ngày 13 tháng 6, 2008

 

Thư gởi cho Đại Sứ Mỹ Tại Việt Nam Ông Michael Michalak (download).

 

Tại buổi tiếp xúc cộng đồng Mỹ gốc Việt ở Houston ngày 10 tháng 6, đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam nhận nhiều câu hỏi liên quan đến tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Riêng đại diện của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển thì nêu vấn đề buôn bán lao động ngày càng thêm trầm trọng.

 

“Trong nhiều năm chúng tôi đã chuyển cho Bộ Ngoại Giao một số hồ sơ được dư luận chú ý, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết”.

Đại Sứ Michalak lắng nghe LS An-Phong phát biểu (ảnh BPSOS)



LS An-Phong dẫn chứng trường hợp của trên 250 công nhân Việt bị đưa sang đảo American Samoa năm 1999, trường hợp mới đây của 176 nữ công nhân Việt ở Jordan, và trường hợp của 1.300 công nhân Việt ở Mã Lai. LS An-Phong kêu gọi Đại Sứ Michalak quan tâm và có hành động cụ thể.

Năm 2001 Toà Thượng Thẩm của American Samoa phán quyết Việt Nam phải bồi thường 3,5 triệu Mỹ kim cho 250 công nhân trong vụ buôn người sang American Samoa; đó là chưa kể tiền lãi cộng dồn từ năm 2001 đến giờ. Đây là vụ buôn người lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ do chính phủ liên bang truy tố. UBCNVB đã can thiệp cho vụ này từ năm 1999 và tiếp tay với các cơ quan liên bang Hoa Kỳ trong việc giải cứu cho các nạn nhân và đưa họ vào Hoa Kỳ đầu năm 2001.

Đối với các nữ công nhân ở Jordan, 156 được hồi hương do sự can thiệp của UBCNVB. Tháng 2 đầu năm nay UBCNVB đã phối hợp với Bộ Lao Động Jordan và cơ quan quốc tế IOM để giải cứu cho số công nhân này. Khốn nỗi hiện nay họ đang đứng trước nguy cơ mất nhà mất đất đã thế chấp ngân hàng. Ba công ty xuất khẩu lao động, vốn đã lừa đảo đưa họ sang Jordan, nhất định không hoàn trả tiền phí và ký quỹ, trung bình 1.600 Mỹ kim mỗi người. Chính quyền Việt Nam không hề can thiệp, không hề điều tra và không hề truy tố thủ phạm.

Trong trường hợp ở Mã Lai, chủ sử dụng lao động đồng ý bồi thường cho 85 công nhân bị trục xuất sau khi họ đình công hồi cuối năm ngoái để phản đối tình trạng bóc lột. Tháng 3 năm nay UBCNVB đã can thiệp thành công cho 2.600 công nhân, kể cả 1.300 người Việt, trong vụ này.  Khi được tin các công nhân được bồi thường, công ty xuất khẩu lao động (Công Ty Cổ Phần Thương Mại Châu Hưng) đã bắt các nạn nhân này phải đóng lại một phần tiền cho họ. Lẽ ra, công ty Châu Hưng đã phải trả lại tiền phí và ký quỹ cho công nhân vì trước đây đã nguỵ tạo hợp đồng để lừa đem công nhân sang Mã Lai.

Đại Sứ Michalak đã không có câu trả lời rõ ràng về các trường hợp được nêu lên này.

LS An-Phong đã chuyển cho Đại Sứ Michalak văn thư của TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành UBCNVB, kèm với nhiều tài liệu và chứng cứ. Song song với tình trạng buôn người, văn thư còn nêu vấn đề Việt Nam không tuân thủ Pháp Lệnh Về Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo của chính họ. Kèm theo văn thư còn có Bản Phúc Trình Việt Nam với những chứng liệu cụ thể về tình trạng đàn áp nhân quyền vẫn tiếp diễn.

Ngày thứ Sáu tuần trước đó, TS Thắng cùng với Dân Biểu Christopher Smith, tác giả đạo luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người năm 2000, trả lời phỏng vấn của đài truyền hình SBTN nhân dịp Bộ Ngoại Giao phát hành bản phúc trình về tình trạng buôn người trên thế giới.

Cả hai vị này đều nhận xét rằng Việt Nam thuộc số quốc gia có tình trạng buôn người rất trầm trọng, và có nhiều dấu hiệu một số giới chức chính quyền có can dự vào đường dây buôn người.

Posted on Friday, June 13 @ 19:51:33 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tin Tức Thời Sự
· News by ngochuynh


Most read story about Tin Tức Thời Sự:
Nhân Quyền Cho Việt Nam

Article Rating
Average Score: 1
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Tức Thời Sự


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang