Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27813332
page views since June 01, 2005
MS66 - 01/08: Hội Thảo về Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình

Mái Ấm Gia ĐìnhLê Mộng Hoàng

Hai ngày 7 và 8 tháng 11 vừa qua, cơ quan HIAS (Hebrew Immigrant Aid Society) đã tổ chức một cuộc hội thảo về Chương Trình Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình cho các cơ quan bất vụ lợi khắp nước Mỹ với chủ đề "Accessing the Past and Looking into the Future" (Bước vào Quá Khứ và Nhìn về Tương Lai) tại khách sạn Radisson thành phố New Rochelle, Nữu Ước.

Hơn 50 người từ các hội bất vụ lợi thuộc các tiểu bang Chicago, Illinois, Georgia, Texas, St. Louis, New Jersey, Kansas, California, Virginia về tham dự. Phái đoàn của UBCNVB gồm 6 người: Phạm Trinh (GA), Nguyễn Hải (TX), Quỳnh Lan (PA), Đặng Thanh (MO), Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng và tôi (VA).



Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển tham dự hội thảo. Đứng: TS Nguyễn Đình Thắng, Bà Lê Mộng Hoàng. Ngồi: Cô Đặng Thanh, Cô Phạm Trinh, Bà Nguyễn Hải, Cô Nguyễn Quỳnh Lan.

Các cô Trinh, Hải, Lan, Thanh đều bay đến Nữu Ước từ trưa Thứ Ba ngày 6 tháng 11, riêng tôi muốn đi nhờ xe anh Thắng nên đến 7 giờ tối Thứ Ba mới rời khỏi Virginia. Lý do rời Virginia chậm là vì "chàng trai nước Việt" Nguyễn Đình Thắng đã phải điều trần trước Quốc Hội về Tình Trạng Nhân Quyền ở Việt Nam của TNS Christopher Smith.

Lúc mở cửa xe, tôi hỏi: "Anh Thắng đã ăn cơm chiều chưa?"

Anh trả lời: "Từ sáng đến giờ chưa ăn gì cả!"

Có lẽ vì lo cho đại sự nên quên bẵng cái bao tử. Nếu hiền mẫu của anh Thắng nghe câu đáp nầy chắc bác cũng xót xa như tâm trạng của tôi lúc ấy. Nhưng ngoài sự xót xa tôi còn có thêm lòng cảm phục và ước mong cộng đồng Việt Nam có thêm nhiều "chàng trai nước Việt" như Nguyễn Đình Thắng để giúp hàng ngàn cựu tù nhân cải tạo sắp sang định cư cũng như giúp các bác H.O. vượt qua cơn khủng hoảng tâm thần, tìm được hướng đi ổn định về cả vật chất lẫn tinh thần. Chúng tôi đến New Rochelle lúc nửa đêm; sau hơn 4 tiếng ruỡi lái xe.

Sáng hôm sau buổi hội thảo bắt đầu với lời chào mừng thân thiện và vui vẻ của cô Masha Teverosky, Giám đốc Chương Trình Phong Phú Hóa Gia Đình cho người tỵ nạn (Refugee Family Enrichment Program) của HIAS. Tiếp lời cô Masha là tác giả cuốn sách "Active Relationship Education Programs" (Chương Trình Huấn Luyện Liên Quan Sống Động). Cô Kelly Simpson, dáng người cao đẹp và duyên dáng, trình bày về Teaching The Right Way (Dạy Chương Trình theo đúng cách) với cái nhìn của bản quyền tác giả. Không khí phòng học trở nên linh động và vui nhộn khi cô Maureen Griner đưa ra cuộc thi hát với chủ đề Tin Tưởng (Believe).

Đội 1-BPSOS không thuộc bài hát tiếng Mỹ nào với tiêu đề ấy cả, nên cô Hải đã rất lanh lẹ sáng tạo ra bài "Strong Believer."

I believe I can do
I believe I can help
I believe I can fly
And I believe in YOU

Toàn đội, sáu đứa chúng tôi vừa hát vừa làm điệu bộ nên được các bạn cùng lớp vỗ tay khen hay; thật buồn cười!

Ngày họp đầu tiên, sau phần chia xẻ kinh nghiệm của 3 đại diện 3 cơ quan khác nhau (US Together, JFCS, USCRI) về điều hợp chương trình Mái Ấm Gia Đình được kết thúc bằng trò chơi "Decision Tree"(Cây Quyết Định) do TS Nguyễn Đình Thắng hướng dẫn. Mỗi người viết xuống ba điều mình dự định thực hiện trong năm tới; sau đó chọn một điều cho nhóm, chọn tiếp một điều cho ba nhóm rồi trình bày với cả lớp và ghi lên tờ giấy màu để dán lên tường. Tất cả các dự định hoặc quyết định nầy sẽ được ghi vào danh sách những điều nên thực thi cho năm 2008 của CHƯƠNG TRÌNH Mái Ấm Gia Đình của HIAS. Đúng như lời cô Masha trưởng ban tổ chức hội thảo đã giới thiệu, "Trò chơi của TS. Thắng rất khoa học và hữu hiệu!" Mọi tham dự viên đều tỏ vẻ thích sáng kiến nầy.

Ngày thứ nhì 8 tháng 11, ông Kenneth Tota, Giám Đốc Văn Phòng Định Cư Dân Tỵ Nạn (Office of Refugee Resettlement ORR) của chính phủ Liên Bang trình bày về thống kê của các dân tỵ nạn người Iran, Iraq, Miến Điện, Á Châu, Phi Châu trong 2 năm trước và sơ lược ngân quỹ dành cho chương trình Hôn Nhân/Mái Ấm Gia Đình cho dân tỵ nạn năm 2007. Trong ngày nầy, tôi thích nhất là sáng kiến của bà Suzanne Franklin, Giám Đốc Trung Tâm Cộng Đồng Trẻ Con và Gia Đình Người Do Thái ở Chicago. Bà phản đối sự lệ thuộc tối đa vào khoa học kỹ thuật tân tiến như internet, PowerPoint show và đề nghị dùng cây viết và tờ giấy liệt kê các sự thành công và các trở ngại trong lúc thực hiện Chương Trình Mái Ấm Gia Đình cho dân tỵ nạn. Toàn lớp chia làm 5 đội, mỗi đội cử 1 người lên tường trình với cử tọa về 3 điều thành công và 3 trở ngại của đội mình. Hai trong số 5 người lên tường trình nầy là cô Hải và cô Trinh. Tôi nghĩ thầm "I am proud of you both" vì cả hai đều nói rất rõ ràng, gãy gọn chẳng thua gì người Mỹ bản xứ. Đến giờ Hỏi và Đáp rất sôi nổi, nhiều tham dự viên đặt câu hỏi cho 3 nhân viên chính phủ văn phòng ORR về việc "Lúc có thay đổi về chính trị, cơ quan hành pháp thì các ngân quỹ của Chương Trình Hôn Nhân/Mái Ấm Gia Đình cho người tỵ nạn có bị đình chỉ không? Câu trả lời là "Không!" Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng nêu lên đề nghị "Các em người Mỹ lai Á Châu – Amerasians cần được sự giúp đỡ của ORR."

Đến 3g30 chiều thì phái đoàn nhân viên chính phủ ORR ra về sau khi phát biểu cảm tưởng tốt đẹp và lạc quan về cuộc tiếp xúc vừa qua. Họ hứa sẽ ghi nhận các đề nghị mà các hội đoàn vừa đưa ra.

Cuộc hội thảo tuy chỉ có vỏn vẹn 2 ngày, nhưng tôi học hỏi được rất nhiều về Chương Trình Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình, đặc biệt là biết thêm về các người tỵ nạn của các quốc gia khác như Miến Điện, Nga, Iraq, Iran, Phi Châu. Tôi trở về Virginia với niềm vui ấm áp vì nhận thấy tiếng nói của cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại qua chương trinh Mái Ấm Gia Đình cho dân tỵ nạn đại diện bởi BPSOS đã được người Do Thái hội HIAS cũng như phái đoàn của ORR chính phủ Liên Bang lắng nghe và chú ý. Phải chăng là nhờ vào tài ngoại giao và quá trình hoạt động hăng say của giám đốc Nguyễn Đình Thắng cùng các cộng tác viên hăng hái, tận tâm và giàu lòng vị tha?

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Wednesday, December 12 @ 15:01:28 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 2
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang