Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816023
page views since June 01, 2005
MS64 - 11/07: Đau Nhức Do Công Việc Lập Đi Lập Lại

An Toàn Lao Động

Phan Hiến

LTS: Sau đây là ghi lại cuộc phỏng vấn trong chương trình Truyền Thanh Mạch Sống của UBCNVB vào tháng 8 năm 2007.

Hỏi: Anh Hiến vui lòng cho thính giả biết đề tài hôm nay là gì?
Đáp: Hôm nay Hiến hân hạnh trình bày về đề tài “Đau Nhức Do Công Việc Lập Đi Lập Lại Quá Mức.” Đây là một trong những chứng bệnh mà rất nhiều công nhân gặp phải.

Hỏi: Chứng bệnh đau nhức do công việc này xảy ra như thế nào?
Đáp: Khi công việc của bạn đòi hỏi bạn phải thường xuyên gập lưng, vặn lưng, tréo tay, đứng yên một chỗ trong một thời gian dài, cơ thể của bạn có thể bị chấn thương và đau nhức ở những bộ phận đó. Phòng Thống Kê Lao Động cho biết mỗi ngày ở Hoa Kỳ có khoảng 1.000 công nhân viên bị chứng bệnh đau nhức do công việc. Tổn phí tài chánh do những thương tích này gây ra rất lớn, hơn 100 triệu Mỹ kim hàng năm.

Người Mỹ gọi chứng bệnh này là Repetitive Strain Injury (viết tắt RSI), tạm dịch là chứng bệnh do vận động lập đi lập lại quá mức.



Hỏi: Những nguyên nhân gây chứng bệnh này.

Đáp: Có 5 nguyên nhân chính, gọi là 5 yếu tố nguy hiểm:

1. Lập đi lập lại: Nếu bạn vận động bất cứ bộ phận nào trong cơ thể theo cùng một thao tác trong khoảng thời gian dài.

2. Tư thế không thuận: Khi di chuyển cơ thể theo tư thế không thuận hay không thoải mái.

3. Dùng lực thái quá: Khi dùng lực quá nhiều vào bộ phận như đôi tay, cánh tay hoặc lưng.

4. Nâng vật liệu quá nặng: Khi bạn nâng vác vật liệu nặng suốt ngày ở tư thế không thuận.

5. Những yếu tố khác: Dùng dụng cụ có độ rung mạnh, hoặc làm việc ở nơi quá lạnh.

Hỏi: Xin cho ví dụ vài công việc có nguy cơ gây ra chứng bệnh này.

Đáp: Ví dụ những công nhân làm những ngành nghề sau đây có thể bị:

- Công nhân sản xuất dây chuyền

- Nhân viên làm móng tay

- Công nhân đóng bao bì, chế biến thực phẩm làm trong phòng quá lạnh

- Nhân viên biên chép, đánh máy computer

- Công nhân xây dựng nhà cửa, làm nền gạch, lợp mái nhà, v.v.

Hỏi: Nhân viên biên chép, đánh máy computer có thể bị đau nhức ở cổ tay và cánh tay phải không?

Đáp: Đúng vậy, và họ có thể bị đau lưng nữa nếu ngồi không đúng tư thế suốt ngày; chẳng hạn, ngồi không giữ lưng thẳng dẫn đến khả năng bị đau lưng.

Hỏi: Công việc ở tiệm Nail có thể làm nhân viên bị đau nhức sao?

Đáp: Đúng vậy, nhân viên làm Nail thường dùng lực nhiều ở đôi tay khi dũa móng tay cho khách hàng và họ thường làm trong khoảng thời gian tương đối lâu, nên dễ bị đau nhức ở cổ tay và cánh tay.

Hỏi: Tại sao làm trong phòng quá lạnh sẽ gây chứng bệnh đau nhức cơ thể?

Đáp: Môi trường làm việc quá lạnh (dưới 50 độ F) sẽ làm cho các cơ bắp co lại và giảm độ co giãn; và còn làm da ửng đỏ và gây tê xương. Nếu bạn làm việc trong môi trường này lâu mà không có áo quần bảo hộ thích hợp, bạn sẽ cảm thấy bị đau nhức cơ thể.

Hỏi: Cho biết những dấu hiệu ban đầu của chứng bệnh đau nhức do công việc lập đi lập lại?

Đáp: Đó là:

- Đau tay, tê tay, cứng lưng

- Kêu khớp xương

- Da ửng đỏ, sưng phồng, cảm giác như bị phỏng

- Yếu sức hoặc vụng về, đặc biệt là ở những chỗ đau nhức

Hỏi: Chứng bệnh này có liên quan đến bệnh bong gân hay là viêm khớp?

Đáp: Theo cơ quan OSHA, chứng bệnh đau nhức này thực ra KHÔNG phải là bệnh bong gân hay là viêm khớp.

Hỏi: Có phương pháp để trị chứng bệnh đau nhức do làm việc lập đi lập lại mà không phải nghỉ việc?

Đáp: Nếu bạn đã bị bệnh đau nhức lâu nay rồi, bạn nên đi bác sĩ có kinh nghiệm về bệnh này hoặc bác sĩ chuyên khoa về thần kinh. Bác sĩ sẽ khám, uốn, nắn những bộ phận bị đau và có thể cho thuốc. Những chữa trị khác có thể là:

- Nghỉ ngơi và thay đổi thao tác làm việc để hạn chế sự vận động lập đi lập lại ở những chỗ đau.

- Đeo nẹp vào ban đêm

- Vật lý trị liệu như xoa bóp với dầu nóng, áp nước nóng vào chỗ đau nhức.

Hỏi: Người chủ nhân nên làm gì để khắc phục chứng bệnh này?

Đáp: Luật OSHA qui định chủ nhân PHẢI tạo một nơi làm việc an toàn và lành mạnh. Thương tích có thể xảy ra là do chủ nhân thiết lập thao tác làm việc KHÔNG đúng cách và lịch trình sản xuất quá căng. OSHA đề nghị chủ nhân nên:

1) Luân phiên: thiết lập lịch trình làm việc luân phiên để công nhân khỏi phải làm cùng một công việc hay một động tác suốt cả ngày.

2) Trang bị dụng cụ và thiết bị thích hợp: trang bị những dụng cụ và thiết bị thích hợp để tạo cho công nhân làm việc được dễ dàng hơn. Với dụng cụ thích hợp, bạn sẽ không phải cúi lên, cúi xuống và uốn vặn người. Ví dụ, xe đẩy, xe nâng. Và nữa, nếu bạn sử dụng dao hay kéo trong công việc của mình, chủ nhân phải bảo đảm chúng phải được sắc bén.

Hỏi: Công nhân nên làm gì để tránh chứng bệnh này?

Đáp: Là một công nhân, bạn có những quyền hạn tại nơi làm việc. Điều quan trọng là bạn cần thực thi những quyền hạn của mình, chẳng hạn:

1) Nói chuyện với đồng nghiệp: bạn nên nói chuyện với họ để xem họ có chứng bệnh đau nhức như bạn hay không. Nếu họ không bị như bạn, bạn nên hỏi họ phương cách làm việc hoặc bạn nên tìm cách để thay đổi thao tác làm việc của mình. Nếu họ cũng bị như bạn, bạn nên thực hiện bước 2 dưới đây.

2) Báo cáo chứng bệnh đau nhức đến chủ nhân: Giải thích nguyên nhân gây ra chứng bệnh đau nhức và yêu cầu chủ nhân chia lịch trình làm việc luân phiên để mọi người khỏi phải làm cùng một thao tác suốt cả ngày.

Nhân tiện, Hiến xin kể một câu chuyện về một anh công nhân làm thợ mộc. Anh ta thường sử dụng cưa máy để cưa gỗ suốt ngày. Sau một thời gian vài năm, một ngày nọ anh cảm thấy ngón tay cái và ngón tay trỏ của anh ta bị cứng và gần như bị tê liệt. Thường sau một vài giờ làm việc, anh nhúc nhích chúng thì rất đau, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Thực sự, độ rung của máy cưa đã gây ra sự đau nhức. Anh ta đã báo cáo đến người quản đốc và may thay, công ty của anh ta đã cho anh ta một thời gian dài để trị bệnh với 2/3 tiền lương.

Hỏi: Trước khi chấm dứt chương trình, anh có lời gì gởi tới quý vị thính giả hay không?

Đáp: Hiểu được chứng bệnh đau nhức do vận động lập đi lập lại quá mức và nguyên nhân của nó rất quan trọng. Nên nhớ rằng, chứng bệnh đau nhức này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của bạn về lâu về dài. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng về bệnh đau nhức này, bạn nên đi bác sĩ và báo cho chủ nhân của bạn ngay lập tức.

Tóm lại, OSHA là cơ quan bảo vệ an toàn và sức khoẻ cho công nhân viên. Bạn có quyền khiếu nại với OSHA khi điều kiện làm việc đe doạ đến an toàn và sức khoẻ của mình.

Bạn có thể báo cho UBCNVB ở số (703) 538-2190; chúng tôi sẽ có nhân viên giúp đỡ và chúng tôi tuyệt đối giữ kín danh tánh của bạn.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Wednesday, October 17 @ 15:13:35 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about An Toàn Lao Động
· News by ngochuynh


Most read story about An Toàn Lao Động:
An Toàn Cơ Khí

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

An Toàn Lao ĐộngSức Khoẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang