Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815144
page views since June 01, 2005
Hôi Nghị của Cựu Tù Nhân Cải Tạo

Tuổi Hạc

Hôi Nghị của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển Tìm Hiểu Nhu Cầu Của Những Người Cao Niên Bị Quá Khứ Ám Ảnh

 

Người viết: Delphine Schank

Washington Post, Sunday, May 27, 2007

Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển

 

Ba chục năm về trước, họ là những nhân chứng của sự sụp đổ và tiếp theo là sự rối loạn của miền Nam Việt-Nam. Ngày nay, những câu chuyện của họ tạo thành một chuyện kể, mô tả những nỗi đau khổ khôn nguôi và khả năng phục hồi giữa hoàn cảnh tăm tối.



Trong hàng trăm ngàn người Việt-Nam tìm đường chạy thoát ra khỏi nước sau khi quân Cộng Sản Bắc Việt tràn vào Saigon vào ngày 30/4/1975 là một chuyên viên tình báo, một vị thẩm phán, một người lính, và một sĩ quan chỉ huy của Không Quân.

 

Theo Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS), một tổ chức hỗ trợ những di dân gốc Việt có trụ sở đặt tại Falls Church, [Virginia] trong tuần vừa qua, bốn người này đã tham dự cùng với gần 300 người khác tới từ khắp nơi trên toàn quốc một hội nghị đầu tiên tại trường Đại Học George Mason (GMU) dành cho những người còn sống sót sau một cuộc khủng hoảng tâm lý hoặc bị thương trầm trọng.

 

Được tổ chức bởi BPSOS và Trung Tâm Phát Triển Y Tế Công Cộng của GMU, hội nghị kéo dài ba ngày nhắm tìm kiếm những vấn đề những người còn sống sót phải đối phó khi họ cố gắng tìm cách xây dựng lại cuộc đời.  Hội nghị cũng khuyến khích những công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm những giải pháp cho nhóm người này khi họ về già. Nhiều người sống sót này gặp trở ngại về ngôn ngữ và những vết thương tâm lý.

 

Ông Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, nói rằng những buổi học tập từng nhóm nhỏ về các vấn đề tương trợ của những người cùng nhóm, dinh dưỡng, và quyền lợi khi về hưu, làm những tham dự viên thay đổi nhận thức về chính mình, từ vị thế nạn nhân qua người sống sót.  

 

Ông Thắng nói rằng “Người Việt theo thói quen rất yên lặng và thu mình lại, nhưng tại hội nghị này họ rất tích cực và sinh động.” Ông nói thêm rằng nhiều người sống sót ở trong tình trạng chối bỏ sự thật [về tình trạng khủng hoảng của mình], do đó hội nghị tạo cơ hội để chú ý đến họ.  

 

Chia sẻ gánh nặng của quá khứ có lẽ sẽ giải tỏa bớt sự căng thẳng về tinh thần – tuy nhiên một vài người bất bình vì thời gian giới hạn.  Ông Nguyễn Cao Quyền, một cựu thẩm phán đồng thời cũng là một cựu viên chức ngoại giao, 76 tuổi, và đang cư ngụ tại Gaithersburg, [Maryland] nói rằng ông thức suốt đêm để soạn bài thuyết trình dài khoảng một giờ nhưng bị cắt còn 5 phút trong buổi thảo luận nhóm nhỏ.

 

Ô. Nguyễn Cao Quyền (những người cùng tên họ Nguyễn nhưng không có lịên hệ gia đình) chịu đựng 11 năm tù trong trại tù cưỡng bách lao động trong rừng tại miền Bắc Việt-Nam, hai người bị giam chung trong một xà lim không cao hơn hay rộng hơn độ dài của hai cánh tay khi dang ra. Cổ tay và cổ chân [của tù nhân] bị xiềng xich lại.

 

Giọng nói của ông Quyền trở nên mãnh liệt khi ông kể về năm con chuột mới sanh – còn đỏ hỏn từ dạ con -  mà một người bạn tù nhét vào miệng. Nhiều người bạn của ông tự tử trong trại tù và đến nay ông vẫn còn những cơn ác mộng.

 

Ông Quyền nói rằng “Điều quan trọng là chúng tôi phải cho mọi người biết về sự tàn bạo [của Cộng Sản Việt-Nam] mà chúng tôi phải chịu đựng và những nguy hiểm chúng tôi gặp phải.”

 

Giữa những phiên họp, vị cựu thẩm phán trao đổi những câu chuyện với một chuyên viên tình báo, Ông Nguyễn P. Hiệp, 68 tuổi, hiện đang ngụ tại Houston.

 

Ông Hiệp nhớ lại rằng vào tháng 5, 1975 ông nhìn vợ con ra đi trên một thương thuyền chật ních những người tị nạn; ông ta bị cản không cho lên tầu.  Vài tuần sau, ông trốn thoát bằng cách bám vào lưới và leo lên một chiếc tầu khác.

 

Mắt của ông Hiệp sáng lên khi ông nhớ lại lúc nhìn những ngôi sao trên trời rồi quỳ xuống và vứt xuống biển bao thuốc độc Cyanua (cyanide) giữ trong người đề phòng trường hợp bị bắt.  Ông Hiệp đoàn tụ với gia đình khi đến đảo Guam.

 

Giữa những màn vũ cổ truyền và tiếng sáo tại dạ tiệc vào tối thứ Năm, một cựu sĩ quan chỉ huy của Không Quân Ông Nguyễn Văn Chín, bây giờ 70 tuổi, thuật lại ông chẩy máu và đổ mồ hôi như thế nào trong 13 năm tại 16 trại cưỡng bách lao động, và xoay xở với hai bát cơm một ngày – nếu ông may mắn.

 

Tiếp theo là ông Lê Quý Lai, 78 tuổi, một cựu binh sĩ, trốn chạy cùng với vài chục người trên chiếc tầu đánh cá nhỏ dành cho 6 người.  Chiếc tầu bềnh bồng phóng ra khơi, trong 7 ngày trải qua bão tố và hải tặc Thái Lan trước khi đưa được 49 hành khách vào bờ biển của Mã Lai.

 

Sau 1975, vào khoảng 800,000 thuyền nhân bắt chấp biển rộng, thời tiết, và hải tặc, đã đến các nước trong vùng Đông Á. Hơn một nửa định cư tại Hoa-Kỳ.

 

Những người tị nạn khác đến Mỹ trong một chương trình của Bộ Ngoại Giao. Đợt người đầu tiên tới giữa 1980 và 1994. Những người bênh vực và viên chức Bộ Ngoại Giao nói rằng theo một thỏa hiệp song phương, hàng ngàn cựu đồng minh khác của Hoa-Kỳ, hiện nay vẫn còn phải đối phó với sự kỳ thị và thù nghịch tại quê hương của họ, có thể nộp đơn xin định cư tại Hoa-Kỳ đến 2008. Ông Nguyễn Đình Thắng nói rằng số người đủ điều kiện được ước tính khoảng 8,000.

 

Nhưng trong những ngày cuối tuần vừa qua, nỗi luyến tiếc quá khứ, không phải là chính sách, đã ngự trị hội nghị.  Trong một phiên họp vào sáng thứ Sáu để tìm biết nhu cầu của những người sống sót, ông Lai biểu lộ một nụ cười đầy tình cảm với một bài thơ viết cho dịp này như sau.

 

“Cao niên, cao niên,

Nơi xứ người tuổi già buồn quá ai ơi!

Hội họp nhau lại, hàng tuần tổ chức vui chơi,

Đọc báo đọc sách nắm bắt tin tức kịp thời,

Giải trí lành mạnh, cờ người, tổ tôm,

Hoặc thể thao sớm hôm đi dạo,

Cuốc bộ vào sở thú, công viên,

Hoặc du lịch thăm quan thắng cảnh,

Hoặc vui đùa trò chuyện tào lao.

Thời gian thoáng chốc qua mau.

Tình thần thoải mái, dồi dào tươi vui.”

(Lê Quý Lai, Louisville, Kentucky, Tháng 5, 2007).

Posted on Monday, June 04 @ 18:24:36 EDT by khainguyen
 
Related Links
· More about Tuổi Hạc
· News by khainguyen


Most read story about Tuổi Hạc:
Ba Ly Cà Phê Thôi Nhỉ

Article Rating
Average Score: 4
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang