Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27776948
page views since June 01, 2005
MS132 - 11/13: Kế Hoạch Đẩy Lùi TPP

Nhân Quyền

Còn Thiếu 45

Ts. Nguyễn Đình Thắng

http://machsong.org

Đó là số dân biểu còn thiếu để đạt đa số cần thiết nhằm đẩy lùi triển vọng Việt Nam vào TPP.

Tại buổi tiếp xúc với Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào tháng 7 vừa qua, TT Barack Obama hứa hẹn sớm hoàn tất việc thương thảo bản Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để rồi đưa TPP vào Quốc Hội phê chuẩn vào cuối năm nay.

Để chuẩn bị cho việc này, TT Obama đang vận động Quốc Hội chấp nhận phê chuẩn theo thể thức “đường tắt” (fast track), nghĩa là các dân biểu và thượng nghị sĩ chỉ có quyền bỏ phiếu chống hay thuận “trọn gói” chứ không được mổ xẻ, thêm bớt. Có vậy thì Việt Nam mới trót lọt qua được.

Trong 12 quốc gia thương thảo TPP, Việt Nam là ngoại lệ vì chưa đủ trinh độ để tham gia. Nền kinh tế của Việt Nam yếu kém, không phải là kinh tế thị trường, thiếu sự minh bạch, không tôn trọng quyền của người lao động, vi phạm tác quyền trầm trọng, và thiếu hệ thống pháp trị. Tuy nhiên TT Obama muốn kéo Việt Nam vào ké với những quốc gia khác, vì muốn có Việt Nam trong chính sách “chuyển trục” của Hoa Kỳ.

Posted by ngochuynh on Friday, November 29 @ 14:45:33 EST (2203 reads)
(Read More... | 9147 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Họp Báo Ở Hà Nội Về Quyền Văn Hoá

Nhân Quyền

Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ Họp Báo Ở Hà Nội

Mạch Sống, ngày 29/11/2013

http://machsong.org

Hôm nay Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về Quyền Văn Hoá, đã mở cuộc họp báo để công bố các nhận xét tổng quát về chuyến thị sát kéo dài 12 ngày ở Việt Nam.

“Cốt yếu là”, bà nhấn mạnh, “Việt Nam cần cân nhắc mở rộng không gian cho người dân đưa ra quan điểm của họ và đảm bảo rằng người dân có thể đóng góp tri thức của mình, bao gồm tri thức truyền thống, vào sự phát triển của đất nước”.

Bà Shaheed đã nhắc đến Giáo Xứ Cồn Dầu một cách cụ thể:

“Tôi cũng quan ngại trước những trường hợp đời sống và văn hóa của cộng đồng địa phương hoặc cộng đồng thiểu số đã bị các chương trình phát triển phá vỡ hoàn toàn. Ví dụ, tôi được biết rằng người dân ở giáo phận Cồn Dầu ở Đà Nẵng đã và vẫn đang tiếp tục bị cưỡng chế khỏi mảnh đất họ đã sống lâu đời để dọn đường cho một dự án nhà ở tư nhân lớn. Tôi hy vọng rằng chính phủ sẽ kịp thời can thiệp để giải quyết trường hợp cụ thể này. Nhìn chung hơn, tôi khuyến nghị Chính phủ đảm bảo việc công nhận sở hữu tập thể đối với đất đai cho những cộng đồng có ước muốn giữ và phát triển nếp sống truyền thống của họ, thường là dựa vào nông nghiệp, vào rừng, chăn nuôi hay đánh cá.”

Bà Shaheed cũng bày tỏ mối quan tâm về chính sách của nhà nước đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên:

Posted by ngochuynh on Friday, November 29 @ 12:03:25 EST (2053 reads)
(Read More... | 9189 bytes more | Score: 0)

MS132 - 11/13: Cồn Dầu: 3.5 năm sau cuộc đàn áp đẫm máu

Cồn Dầu

Chiến Dịch Cứu Cồn Dầu: Cuối Năm Tính Sổ

Ts. Nguyễn Đình Thắng

http://machsong.org

Ngày 28 tháng 11, 2013

Chỉ trong vài tiếng nữa, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Quyền Văn Hoá sẽ họp báo ở Hà Nội sau chuyến thị sát 10 ngày. Không biết rằng bà ta có sẽ nêu đích danh Cồn Dầu không, nhưng bà ta biết rất rõ về những gì đã xẩy ra ở Cồn Dầu từ 3 năm rưỡi qua và cho đến tận hôm nay.

Tháng 7 năm 2010, BPSOS đưa ra chiến dịch “Cứu Cồn Dầu” để kêu gọi đồng hương tiếp tay. Chúng tôi đưa ra 3 mục tiêu cụ thể:

(1)    Can thiệp cho tất cả giáo dân Cồn Dầu đi lánh nạn được xét là tị nạn và được định cư.

(2)    Đẩy lùi bạo lực của chính quyền Đà Nẵng đối với những giáo dân Cồn Dầu còn ở lại.

(3)    Duy trì sự trường tồn của Giáo Xứ Cồn Dầu.

Ba năm rưỡi trôi qua. Đến nay trên 90% các giáo dân Cồn Dầu lánh nạn ở Thái Lan đã được xét là tị nạn và quá nửa đã định cư ở Hoa Kỳ. Để làm bằng cho người ở trong nước, họ đã xuất hiện trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí và ngay cả trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Lời tuyên bố của Ông Bí Thư đầy quyền thế hoá ra hoàn toàn vô hiệu.

Mục tiêu thứ hai xem như cũng đạt 9 phần 10. Với sự  chú ý sát sao của quốc tế, chính quyền Đà Nẵng không còn dám công khai dùng bạo lực mà chỉ thì thụt tách từng gia đình giáo dân ra để áp lực. 

Mục tiêu thứ ba tuy chưa ngã ngũ nhưng ngày càng rõ: sau ba năm rưỡi, Giáo Xứ Cồn Dầu vẫn tồn tại.Kế hoạch của chúng tôi là gài nút chặn, ngày càng thêm nút chặn, để chặn đứng chính sách cưỡng chế.

Posted by ngochuynh on Thursday, November 28 @ 20:55:16 EST (2680 reads)
(Read More... | 12601 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Một Ngày Vận Động Hành Lang

Nhân Quyền

Một Ngày Trong Đời… Vận Động Hành Lang

Ts. Nguyễn Đình Thắng

http://machsong.org

Ngày 27/11/2013

Hôm qua hai anh em tất bật với những buổi họp trên Quốc Hội, rồi qua họp với vị Đại Diện Mậu Dịch của Hoa Kỳ ở gần Toà Bạch Ốc, và rồi mỗi người một ngả cho đến sáng sớm nay mới về đến nhà.

Trước đó mấy ngày, văn phòng của Đại Sứ Michael Froman, Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, gởi email mời tôi đến họp để thảo luận về cách thúc đẩy nhân quyền và tự do tôn giáo trong tiến trình thương thảo Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam. ĐS Froman là người đại diện cho Hành Pháp Obama trong cuộc thương thảo này.

Tôi báo động ngay cho Cao Quang Ánh, vì nghĩ rằng phải có sự hiện diện của vị cựu dân biểu liên bang này. DB Ánh gọi điện thoại cho hai vị dân biểu đương nhiệm là Bill Cassidy và Frank Wolf. Cả hai vị này cùng gọi cho văn phòng ĐS Froman yêu cầu mời DB Ánh, và có kết quả ngay.

Vì muốn một công được nhiều việc, hai anh em đã làm ngay một số buổi hẹn ở Thượng Viện để vận động cho Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam.

Tội cho anh chàng Ánh, mua vé gấp nên phải chọn chuyến bay đến phi trường Baltimore Washington International (BWI) xa lắc xa lơ. Hôm qua trời lại mưa nên kẹt xe, đến trễ.

Tôi đến sớm nên tạt sang Hạ Viện gặp nhân viên lập pháp của nữ DB Zoe Lofgren để bàn một số công việc về đỡ đầu cho tù nhân lương tâm, vận động Ngoại Trưởng John Kerry lên tiếng về vi phạm nhân quyền trong chuyến công du đến Việt Nam vào tháng 12 tới đây, và chuẩn bị cho Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm 2014.

Phái đoàn TN gặp TNS Alexander Lamar và TNS Bob Corker, 04/06/2013

Posted by ngochuynh on Wednesday, November 27 @ 19:55:58 EST (2041 reads)
(Read More... | 22165 bytes more | Score: 4.75)

MS132 - 11/13: Vận động cho tù nhân lương tâm

Nhân Quyền

Tiếp Tục Vận Động Cho Các Tù Nhân Lương Tâm

Mạch Sống, Ngày 26 tháng 11, 2013

http://machsong.org

Nhân dịp Chủ Tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang gặp gỡ Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, ngày 24 tháng 7 BPSOS đưa ra lộ trình đòi tự do vô điều kiện cho mọi tù chính trị và tù nhân lương tâm. Mục đích của lộ trình này là huy động sự hưởng ứng của ngày càng đông các giới chức Lập Pháp Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế để ngày càng tăng áp lực lên Việt Nam.

Kế hoạch vận động toàn diện của BPSOS gồm hai mục đích cụ thể:

(1) Mọi tù chính trị và tù nhân lương tâm được trả tự do vô điều kiện.

(2) Khi còn đang trong tù, tù nhân lương tâm không bị đàn áp, ngược đãi, tra tấn.

Trong kế hoạch toàn diện để đòi tự do cho mọi tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, BPSOS đã khởi sự vận động các dân biểu Hoa Kỳ mỗi người “đỡ đầu” một tù nhân lương tâm.

“Khi đỡ đầu một tù nhân lương tâm, vị dân biểu sẽ tìm mọi cơ hội và phương tiện để lên tiếng với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và chính quyền Việt Nam cho đến khi tù nhân lương tâm được trả tự do”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, giải thích.

 

 

Phái đoàn vận động ở Nam Cali gặp gỡ DB Alan Lowenthal để vận động cho tù nhân lương tâm, ngày 4/11/2013 (ảnh của vp DB Lowenthal

Posted by ngochuynh on Tuesday, November 26 @ 21:27:35 EST (1935 reads)
(Read More... | 13282 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Ngày Vận Động Cho VN Năm 2014

Nhân Quyền

Thông Báo Về Chuẩn Bị Cho Ngày Vận Động Cho Việt Nam Năm 2014

BPSOS, ngày 25 tháng 11, 2013

Ngày Vận Động Cho Vệt Nam lần thứ 3 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 3 năm 2014 và dự trù sẽ quy tụ khoảng một nghìn đồng hương ở khắp Hoa Kỳ đổ về Hoa Thịnh Đốn nhằm:

- Kêu gọi Hành Pháp đặt điều kiện nhân quyền trong tiến trình thương thảo mậu dịch, nhất là chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP);

- Kêu gọi Quốc Hội, nhất là Thượng Viện Hoa Kỳ nơi mà Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam đang được cứu xét, có hành động lập pháp thích ứng trước các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam; và

- Đẩy mạnh kế hoạch đòi trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Thời điểm cuối tháng 3 được chọn vì:

Posted by ngochuynh on Monday, November 25 @ 12:06:43 EST (1745 reads)
(Read More... | 7191 bytes more | Score: 0)

MS132 - 11/13: Báo Cáo Viên LHQ Đang Thị Sát Việt Nam

Nhân Quyền

Quyền Văn Hoá: Vấn Đề Cửa Ngõ Để Mở Hành Lang

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 25 tháng 11, 2013

Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt Của LHQ trong lĩnh vực văn hoá, đang có mặt ở Việt Nam để thị sát cách thực hiện quyền văn hoá ở đất nước này. Bà ta đến Việt Nam ngày 19 tháng 11 và sẽ có buổi họp báo ở Hà Nội trước khi rời Việt Nam vào tuần tới. Trong nhiều tháng trước đó, BPSOS đã phối hợp và hướng dẫn nhiều thành phần ở trong nước và tổ chức ở hải ngoại để soạn và nộp các bản phúc trình cho Bà Shaheed cùng với danh sách các nhân vật phái đoàn của bà ta nên tiếp xúc.

Quyền văn hoá là một quyền rất rộng. Nhân quyền về mặt văn hóa bảo đảm quyền được thừa hưởng nền văn hoá của mình, thể hiện qua nghệ thuật, ngôn ngữ, bản sắc; được làm thành viên trong nhóm văn hoá, lịch sử, tôn giáo và tín ngưỡng; được tham gia các hoạt đồng cộng đồng và trong lĩnh vực giáo dục.

Vì định nghĩa rất rộng nên nó bao gồm nhiều khía cạnh đời sống, như phong tục tập quán, tục lệ, nếp sống, sắc phục, thế giới quan, vũ trụ quan, tín ngưỡng, quan hệ xã hội, giáo dục, nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, ngôn ngữ, phim ảnh, thực phẩm, trang phục… Nó nối kết các lĩnh vực quyền khác nhau, như quyền tự do phát biểu, quyền tự do thông tin, quyền tự do mở trường để trao truyền giá trị văn hoá đến các thế hệ mai sau, quyền hội họp để sinh hoạt theo truyền thống văn hoá hay lễ nghi, quyền bảo tồn đất đai và nơi thờ phượng của tổ tiên, quyền có một nếp sống riêng biệt và không bị áp đặt phải theo một nếp sống ngoài ý muốn. Và nhiều nữa.

Posted by ngochuynh on Monday, November 25 @ 11:15:48 EST (1878 reads)
(Read More... | 14866 bytes more | Score: 1)

MS132 - 11/13: Tâm Thư - Xin Giúp Đồng Bào

Chống Buôn Người

Ngày 22 tháng 11, 2013

 

Kg. Quý Ân Nhân

 

Chúng ta đang trong mùa Lễ Tạ Ơn và chuẩn bị bước sang một năm mới. Nhìn lại một năm qua, các hoạt động giải cứu đồng bào do Liên Minh CAMSA thực hiện đã đạt được nhiều thành quả đáng kể:

 

·         Các cuộc giải cứu đồng bào ở Nga trong năm 2011-2012 đã góp phần thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ tang áp lực lên chính quyền Nga. Kết quả là tháng 8 năm nay Nga đã giải cứu 1,200 nạn nhân người Việt trong một cuộc bố ráp lớn. Ngày 2 tháng 11, Tổng Thống Nga Vladimir Putin ban hành thoả thuận về kiểm soát dòng người lao động từ Việt Nam sang Nga. Như vậy, tinh trạng buôn người Việt vào Nga sẽ có cơ hội giảm xuống.

 

·         Tháng 10 vừa qua, Liên Minh CAMSA được mời sang Cyprus để tìm hiểu tình trạng của hàng nghìn người Việt lao động tại quốc gia nhỏ bé này. Nhiều người trong số họ bị lường gạt, bóc lột và bỏ rơi ở xứ lạ quê người. Chúng tôi đang phối hợp với các tổ chức địa phương để giúp đỡ cho số đồng bào này. Điều này cho thấy rằng Liên Minh CAMSA ngày càng tăng tầm vóc và uy tín quốc tế.

 

Tính đến nay, Liên Minh CAMSA, do BPSOS đồng sáng lập năm 2008, đã giải cứu hay giúp đỡ khoảng 5,000 nạn nhân buôn người ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có gần 4,000 đồng bào của chúng ta.

 

Posted by ngochuynh on Friday, November 22 @ 01:12:30 EST (2211 reads)
(Read More... | 16093 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Bắc Cầu Cho Dân Với Quốc Tế

Nhân Quyền

Báo Cáo Vi Phạm Nhân Quyền Theo Thủ Tục Của LHQ

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Thoát tình trạng “căn phòng tiếng vọng” đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và công phu, nhưng không đến độ quá khó. Trong một buổi trình bày mới đây dành cho các nhóm nghiên cứu và vận động đang được thành lập, đã có người nêu một số thắc mắc và ngần ngại với tôi.

Thắc mắc thứ nhất là làm sao hướng dẫn cho các nhóm bị đàn áp ở trong nước hiểu được những thủ tục của quốc tế.

Trước đây có lúc tôi cũng đã nghĩ đến điều này. Nhưng thực tế thì lại khác hẳn. Chẳng hạn, chỉ cần một buổi hướng dẫn là nhiều tín đồ Cao Đài ở trong nước đã nắm bắt được các đòi hỏi để báo cáo với Liên Hiệp Quốc và đã thực hiện được ngay bản báo cáo khá chuẩn. Bản báo cáo này đã được gởi cho Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ trong lĩnh vực quyền văn hoá, hiện đang có mặt ở Việt Nam. Không những vậy, bản báo cáo cũng đã được chuyển đến Báo Cáo Viên Đặc Biệt về quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng và Báo Cáo Viên Đặc Biệt về quyền tụ họp ôn hoà của LHQ.

Đọc bản báo cáo: http://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2013/11/cao-dai-report-to-sr-on-cultural-rights.pdf

Thắc mắc thứ hai là có những người dân tộc thiểu số, ngôn ngữ không rành rẽ thì làm sao họ có thể viết bản tường trình.

Posted by ngochuynh on Thursday, November 21 @ 17:43:03 EST (1827 reads)
(Read More... | 9636 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Để Vận Động Quốc Tế

Nhân Quyền

Thoát Căn Phòng Tiếng Vọng  

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Người Mỹ dùng từ “echo chamber”, tức “căn phòng tiếng vọng”, để diễn đạt hiện tượng âm thanh vang qua vọng lại trong một căn phòng kín. Ai ở trong ấy thì nghe rền vang, nhưng bên ngoài thì im như tờ vì âm thanh không thoát qua khỏi vách tường. Người dân trong nước đang ở trong tình trạng tương tự.

Phần lớn các tin tức về những vụ đàn áp, các lời cầu cứu trên diễn đàn mạng hay trên các hệ thống truyền thông Việt ngữ chưa thoát ra đến quốc tế. Người ở trong nước tưởng rằng chuyển tin cho đồng bào ở hải ngoại đồng nghĩa với đánh động được quốc tế. Không hẳn vậy. Với rất ít ngoại lệ, tiếng nói của họ chỉ mới vang qua vọng lại trong nội bộ người Việt ở hải.

Công việc báo động qua lại cho nhau là điều cần thiết để tạo ý thức về thực trạng ở nước nhà, làm nức chí lẫn nhau, và nhắc nhở nhau không sao nhãng trách nhiệm với đồng bào.

Cần đấy nhưng chưa đủ. Ngoài sự cảm thông và quan tâm của người Việt  ở hải ngoại, đồng bào ở trong nước còn cần sự can thiệp cụ thể, nhanh chóng hữu hiệu của quốc tế mỗi khi có hành vi đàn áp bởi chính quyền.

Posted by ngochuynh on Wednesday, November 20 @ 18:01:04 EST (1907 reads)
(Read More... | 12567 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Trở Lại Houston

Chống Buôn Người

Từ Houston Đến Cyprus Đến Houston
Một chuyến đi xa, một nỗi lòng
trắc ẩn

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Cách đây hơn 3 tuần tôi ở Houston, và cuối tuần này tôi trở lại Houston. Làm như tôi có duyên và nợ với thành phố này.

Giữa hai lần đi Houston này là một chuyến đi thật xa, đến một vùng đất mà ít người Việt ở hải ngoại đặt chân; nhưng vùng đất ấy lại có nhiều nghìn đồng bào từ trong nước đang sống tất tả và có khi nhục nhằn.

Thứ Bảy ngày 19 tháng 10, tôi tham dự buổi họp mặt của Phong Trào Liên Kết Dân Chủ ở Houston và định ở lại thêm vài Chủ Nhật để gặp bạn mới và thăm bạn cũ. Nhưng rồi tôi phải dời Houston sớm để đi Cyprus dự hội nghị về nạn buôn người. Ban tổ chức hội nghị cho biết có nhiều nạn nhân người Việt ở đất nước Âu Châu này.

Chẳng qua, cách đây vài tháng một phái đoàn gồm các tổ chức NGO của Cyprus đã đến Houston, qua sự tài trợ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, để tìm hiểu về các biện pháp hữu hiệu để chống buôn người. Khi biết rằng phái đoàn đang muốn tìm một người Việt hoạt động trong lĩnh vực này, một vị giáo sư luật ở Houston giới thiệu họ với tôi.

Thực ra đầu tiên họ tìm cách liên lạc với một tổ chức chống buôn người ở Việt Nam. Vị giáo sư luật, rất quen thuộc với hoạt động của CAMSA và tình hình ở Việt Nam, giải thích cho họ rằng các tổ chức hoạt động ở Việt Nam sẽ không đóng góp được gì nhiều để giải quyết vấn nạn vì bị kiểm soát rất chặt chẽ bởi chính quyền, mà chính quyền thì dính dự vào một số vụ buôn công dân đi nước ngoài.

 

Posted by ngochuynh on Thursday, November 14 @ 13:26:28 EST (2566 reads)
(Read More... | 35955 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Nạn Nhân Bão HaiYan Cầu Cứu

Cứu Trợ Thiên Tai

Các Cộng Đồng Thiểu Số PLT Cầu Cứu

BPSOS, ngày 13/11/2013

Hôm nay chúng tôi vừa nhận được thư cầu cứu từ Asia Indigenous Peoples Pact Foundation (AIPP), tổ chức tranh đấu cho các dân tộc bản địa ở Á Châu. Thư cho biết là ước lượng gần 12 nghìn gia đình thuộc các nhóm thiểu số ở hai vùng Luzon và Visayas bị ảnh hưởng bởi bão HaiYan (Yolanda trong tiếng PLT). Thân phận của những dân tộc thiểu số này không được mấy ai biết đến vì họ sống ở những vùng hẻo lánh, khuất tất. Các cơ quan chính quyền và cơ quan truyền thông ít để ý đến họ và các đoàn cứu trợ quốc gia hay quốc tế  như Hồng Thập Tự cũng không dễ dàng đến được những nơi họ đang ẩn náu.

Trước tình cảnh ấy, một số tổ chức địa phương hiện đứng ra để giúp đỡ họ. Địa chỉ liên lạc của các tổ chức này được đăng ở cuối bài. Chúng tôi mong rằng cộng đồng chúng ta cũng sẽ quan tâm đến các nhóm người thiểu số bị hoạn nạn và thua thiệt.

Posted by ngochuynh on Wednesday, November 13 @ 19:31:50 EST (2309 reads)
(Read More... | 37350 bytes more | Score: 0)

MS132 - 11/13: Để Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt ở PLT

Cứu Trợ Thiên Tai

Để Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt ở Phi Luật Tân

BPSOS Ngày 12 tháng 11, 2013

Nhiều người và tổ chức trong các cộng đồng người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đang xốc vác việc cứu trợ và uỷ lạo cho những mất mát to lớn về nhân mạng và tài sản của người dân Phi Luật Tân sau cơn bão HaiYan. Đây là tinh thần tương thân tương trợ đáng ca ngợi.

Trong mấy ngày qua, Hội Đồng Các Người Mỹ Gốc Á Châu và Thái Bình Dương (National Council of Asian and Pacific Americans, hay NCAPA) cũng đã hỗ trợ cho các cộng đồng người Mỹ gốc Phi Luật Tân trong các cuộc gây quỹ ở khắp Hoa Kỳ. Chúng tôi xin chuyển những thông tin này đến cộng đồng Việt để tiện phối hợp.

Liên Minh Toàn Quốc Cho Những Quan Tâm về Phi Luật Tân (National Alliance for Filipino Concerns, viết tắt là NAFCON) là cơ cấu dẫn đầu trong các công tác cứu trợ. Liên minh này bao gồm nhiều tổ chức người Phi Luật Tân ở Hoa Kỳ. Các thông tin về công tác cứu trợ được đặt ở trang mang: http://nafconusa.org/

 

Posted by ngochuynh on Tuesday, November 12 @ 23:37:44 EST (2108 reads)
(Read More... | 3797 bytes more | Score: 3.75)

MS132 - 11/13: Chống Tra Tấn và Xã Hội Công Dân

Nhân Quyền

Tra Tấn: Một Vấn Đề Cửa Ngõ Để Phát Triển Xã Hội Công Dân

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Vì nhân quyền mang giá trị phổ cập, quốc tế tương đối sẵn sàng lên tiếng cho nhân quyền. Còn dân chủ mang tính cách tổ chức xã hội cục bộ nên khó khăn hơn để vận động quốc tế yểm trợ. Trước thực tế này, chúng ta cần chọn một vấn đề nhân quyền đang nóng, gọi là “vấn đề cửa ngõ”, để lôi kéo quốc tế nhập cuộc. Từ vấn đề cửa ngõ ấy, chúng ta mở “hành lang an toàn” mà hàng rào che chắn chính là sự chú ý của quốc tế để phát triển các yếu tố cần thiết cho sự hình thành xã hội công dân: (1) quần chúng có ý thức, dám, và biết cách bảo vệ quyền của mình, (2) đội ngũ tiên phong có khả năng huy động và hướng dẫn quần chúng, và (3) các tổ chức xã hội công dân để tập hợp và tổ chức quần chúng.

Trong 15 năm qua chúng tôi đã mở ra các hành lang an toàn như vậy qua 4 vấn đề cửa ngõ: tự do tôn giáo năm 1999, chống buôn người năm 2005, đòi tài sản năm 2010 và chống tra tấn năm 2011. Hiện nay một số vấn đề cửa ngõ khác đang được chuẩn bị.

Nói về chống tra tấn, ngày 7 tháng 11 vừa qua chính quyền Việt Nam đã ký Công Ước LHQ Về Chống Tra Tấn. Đó là kết quả của những áp lực quốc tế, nhất là từ Hoa Kỳ, trong những năm qua. Khung luật quốc tế này và sự giám sát chặt chẽ của quốc tế trong thi hành sẽ giúp tạo nên một hành lang an toàn.

Posted by ngochuynh on Sunday, November 10 @ 10:43:33 EST (1861 reads)
(Read More... | 11343 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Hai bước vận động Luật Nhân Quyền VN

Nhân Quyền

Vận Động Luật Nhân Quyền Việt Nam ở Thượng Viện

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được TNS John Boozman (Cộng Hoà, AR) đưa vào Thượng Viện ngày 5 tháng 11 vừa qua với số danh bạ S.1649; TNS John Cornyn (Cộng Hoà, TX) là người đồng bảo trợ nguyên thuỷ.

Như vậy, chúng ta có thể bắt đầu cuộc vận động chính thức ở Thượng Viện.

Sẽ còn hai chặng đường nữa mà chúng ta phải vượt qua. Ở chặng thứ nhất S. 1649 phải được thông qua ở Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng  Viện. Nếu thành công thì sau đó dự luật còn phải qua sự biểu quy ết bởi toàn thể Thượng Viện.

Để chuẩn bị cho chặng thứ nhất, chúng ta cần gấp rút vận động ít ra hai vị thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ đồng bảo trợ cho S. 1649. Chúng ta muốn tránh sự ngộ nhận rằng dự luật này là của “cánh Cộng Hoà”; điều này sẽ gây khó khăn cho dự luật vì Đảng Dân Chủ đang nắm Thượng Viện và mọi uỷ ban, kể cả Uỷ Ban Đối Ngoại, của Thượng Viện.

Do đó, chúng tôi kêu gọi đồng hương nào có thể vận động được bất kỳ vị thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân Chủ nào thì xin liên lạc với chúng tôi để phối hợp. Xin lưu ý là hai vị thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ này không nhất thiết phải là thành viên của Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện.

Posted by ngochuynh on Friday, November 08 @ 19:55:35 EST (1685 reads)
(Read More... | 13534 bytes more | Score: 0)

MS132 - 11/13: Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Đồng Bào Tị Nạn

Tị Nạn Quỹ Pháp Lý Cho Đồng Bào Lánh Nạn ở Thái Lan

Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi đồng hương giúp chúng tôi gửi gấp một luật sư toàn thời gian đến Thái Lan trong thời gian sớm nhất. Hàng trăm đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan đang cần sự trợ giúp pháp lý để tránh cảnh sống lén lút trước nguy cơ tù đày hoặc cưỡng bách hồi hương.

Cuối tháng 9 vừa qua phái đoàn Liên Tôn gồm có LM Phạm Hữu Tâm từ Houston, HT Thích Huyền Việt từ Houston và MS Y Hin Nie từ Greensboro (NC) đã đến thăm đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan. Nơi đâu, khi tiếp xúc với phái đoàn Liên Tôn, đồng bào cũng kêu gọi giúp đỡ về pháp lý. Không có sự can thiệp của luật sư thì họ hầu như không có cơ hội để được Cao Uỷ Tị Nạn LHQ cứu xét tư cách tị nạn dù đã từng bị tù đày, dù đang bị truy nã, hay dù đã có trường hợp hồi hương và bị tra tấn và tù tội. CUTN/LHQ hiện rất khắt khe vì nhiều lý do, dẫn đến các quyết định hết sức bất công và nguy hiểm cho đồng bào lánh nạn.

Posted by ngochuynh on Friday, November 08 @ 10:49:23 EST (2183 reads)
(Read More... | 6298 bytes more | Score: 1)

MS132 - 11/13: Vận động Uỷ Hội Nhân Quyền HạViện

Nhân Quyền

Người Việt được gởi tu nghiệp tại Uỷ Hội Nhân Quyền Ở Hạ Viện

Mạch Sống, ngày 6 tháng 11, 2013

Một người trẻ Việt vừa đến làm việc tại Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos ở Hạ Viện để giúp tăng tiếng nói của cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ trong những vấn đề liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam.

Cô Elise Hồ Xuân Phương, đến từ Phoenix, Arizona, được tuyển vào làm tại Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos qua chương trình tài trợ tu nghiệp do một số cá nhân, nhóm và tổ chức người Việt chung sức thực hiện.  Quỹ học bổng này do BPSOS quản lý.

“Đây là bước quan trọng để tập thể người Việt ở hải ngoại yểm trợ công cuộc tranh đấu cho nhân quyền của đồng bào trong nước”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, nói.

Cô Xuân Phương  làm việc trực tiếp với văn phòng của DB Frank Wolf, Đồng Chủ Tịch của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos.

Trong vai trò này cô Xuân Phương sẽ đẩy mạnh kế hoạch “đỡ đầu tù nhân lương tâm Việt Nam” mà BPSOS vừa khởi xướng, sắp xếp các buổi tiếp xúc giữa những phái đoàn người Việt với các vị dân biểu và thượng nghị sĩ của họ trong công cuộc vận động nhân quyền cho Việt Nam mà đặc biệt là Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam năm 2013, giúp tổ chức các buổi điều trần, chuyển hồ sơ nhân quyền đến các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ cũng như các cơ quan Liên Hiệp Quốc và tổ chức nhân quyền quốc tế…

Posted by ngochuynh on Wednesday, November 06 @ 21:07:29 EST (1931 reads)
(Read More... | 10755 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Luật Nhân Quyền Vào Thượng Viện

Nhân Quyền

Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam Vào Thượng Viện

Mạch Sống, ngày 6 tháng 11, 2013

Ngày hôm nay hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã đưa Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam vào Thượng Viện.

TNS John Cornyn (Cộng Hoà, TX) và TNS John Boozman (Cộng Hoà, AR) đồng bảo trợ dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, chiếu theo ngôn ngữ của dự luật HR 1897 đã được thông qua Hạ Viện với đa số áp đảo.

“Đây là lúc cộng đồng người Việt ở khắp Hoa Kỳ cần đồng loạt vận động các thượng nghị sĩ ủng hộ luật nhân quyền cho Việt Nam”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, phát biểu.

Ngày 4 tháng 11, Ông đã hướng dẫn một phái đoàn người Việt tiếp xúc DB Alan Lowenthal (Dân Chủ, CA) tại văn phòng ở Long Beach, CA để kêu gọi ông ta vận động TNS Barbara Boxer (Dân Chủ, CA) đứng tên chung với TNS Cornyn và Boozman.

DB Lowenthal đồng ý với đề nghị này.

BPSOS đã soạn thảo thỉnh nguyện thư để cộng đồng người Việt ở California vận động TNS Boxer (xem bài liên quan dưới đây).

Trong vài ngày tới đây, BPSOS sẽ có tài liệu hướng dẫn thêm về cuộc vận động ở Thượng Viện.

 

Posted by ngochuynh on Wednesday, November 06 @ 11:00:33 EST (1837 reads)
(Read More... | 4549 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Nạn nô lệ hiện đại

Chống Buôn Người
Thứ tư 23 Tháng Mười 2013
 
Walk Free Foundation
Trọng Thành

Trung tuần tháng 10/2013 vừa qua, tổ chức phi chính phủ Walk Free Foundation (WFF), có trụ sở tại Úc, công bố một bản báo cáo về thực trạng « nô lệ hiện đại » toàn cầu với bảng xếp hạng 162 quốc gia (Global Slavery Index). Những điều gì đáng chú ý qua thống kê nghiên cứu của WFF và đặc biệt là thực trạng nô lệ hiện đại tại Việt Nam ? Đây là các câu hỏi chính đặt ra trong tạp chí Xã hội tuần này của RFI.

Theo tổng kết của WFF (do Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và tỷ phú Bill Gates đồng sáng lập), gần 30 triệu con người trên thế giới hiện nay đang phải sống trong vòng nô lệ, trong đó 76% tập trung tại 10 quốc gia : Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Nigeria, Ethiopia, Nga, Thái Lan, Cộng hòa dân chủ Congo, Miến Điện và Bangladesh. Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng về số lượng người phải sống trong cảnh nô lệ và đứng thứ 64, nếu căn cứ theo tỷ lệ phần trăm người bị ép làm nô lệ trên tổng dân số.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, lần đầu tiên xuất hiện một bảng xếp hạng toàn cầu bao gồm hầu hết các hình thức nô dịch con người tàn bạo nhất trong xã hội hiện nay, từ nạn buôn người, nạn cưỡng bức lao động dưới các hình thức khác nhau, như lao động xí nghiệp, đồng áng, tình dục hay tại gia… đến nạn tảo hôn, làm thuê để trả nợ... Nô lệ, một hiện tượng tưởng như đã lùi xa vào quá khứ, với việc hủy bỏ chế độ nô lệ về mặt pháp lý, nay vẫn là một hiện thực phổ biến với vô vàn phương thức, ngày càng được công luận quốc tế nhìn nhận.

Posted by ngochuynh on Wednesday, October 23 @ 20:54:36 EDT (1978 reads)
(Read More... | 6746 bytes more | Score: 0)

MS132 - 11/13: Liên kết Dân chủ 2013

Nhân Quyền

Họp mặt Phong trào Liên kết Dân chủ 2013 tại Houston

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2013-10-22

10222013-houston-hv.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

RFA_IMG_1872-305.jpg
Các diễn giả tại Buổi Hội Luận do Phong Trào Liên Kết Dân Chủ tổ chức tại Houston tháng 10/2013
Photo by Hiền Vy/RFA

Phong Trào Liên Kết Dân Chủ đã tổ chức một Buổi Hội Luận tại Houston, trong kỳ họp mặt của PTLKDC vào cuối tuần 18/19/20 tháng Mười năm 2013.

Buổi Hội Luận chia làm hai phần. Phần đầu có chín diễn giả nói chuyện. Phần thứ hai có những người trẻ trong nước tham dự qua hệ thống Paltalk, trong đó có Nguyễn Phương Uyên.

Giáo sư Nguyễn Đình Minh Quốc, thay mặt ban tổ chức, chào mừng quan khách và chia sẻ lý do có kỳ họp mặt năm nay là "phát huy tình thân hữu, tạo niềm thông cảm, tình đoàn kết giữa anh chị em sinh hoạt trên mạng lưới internet", cũng như mục đích và việc làm của Phong Trào Liên Kết Dân Chủ:

"Có nhiều phương cách đấu tranh khác nhau. Riêng chúng tôi là những người sinh hoạt trên mạng lưới Internet. Chúng tôi dùng internet để phá tan màng lưới bưng bít thông tin của đảng CSVN, đó là vấn đề ưu tiên nhất của chúng tôi. Chúng tôi chuyển tải tin tức từ trong nước ra hải ngoại. Chúng tôi chỉ cho anh chị em phương cách vượt tường lửa những trang web mà nhà nước Việt Nam ngăn chận,..."

 

Posted by ngochuynh on Wednesday, October 23 @ 06:14:56 EDT (1754 reads)
(Read More... | 3738 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Nếu đêm nay là đêm cuối

Quan Điểm
Nếu đêm nay là đêm cuối
 
Holly Ngo
 
 
Cách đây hơn 1 năm rưỡi, trong một đêm khó ngủ, giữa đêm khuya 2 giờ sáng, trong đêm tối của căn phòng ngủ nhỏ, tôi bật điện thoại Blackberry  xem email và tình cờ tôi đọc được những câu  như :” Từ lâu rồi, mỗi đêm tôi đều tự hỏi,  nếu đêm nay là đêm cuối và ngày mai không còn thức dậy nữa, liệu mình có thể yên giấc nghìn thu, vì đã sống tròn bổn phận của một con dân nước Việt, không hối tiếc, chẳng tự trách 'phải chi ta đã làm việc này, điều kia' để hơn 4 nghìn năm lịch sử của giống nòi không đi vào ngõ cụt?
Năm mươi năm sau, khi tất cả chúng ta ở đây đều đã khép lại cánh cửa cuộc đời, tắt đi ánh đèn của sự sống, chúng ta có thể ngủ say giấc nghìn thu của những người Việt công chính đã tròn nghĩa vụ với quê hương. Chúng ta yên tâm là đã khai thông bế tắc để dòng sử Việt lại tiếp tục chảy, đã mở ra vận hội cho dân tộc trường tồn và sánh vai cùng với nhân loại. “
 
Nước mắt tôi rơi khi đọc những giòng chữ ấy. Tôi thấy mình hơn 30 năm qua ở xứ Mỹ này hình như tôi đã sống thật ích kỷ, chỉ biết lo đi làm kiếm tiền, làm giàu và đi chơi khắp thế giới. Tôi cứ nghĩ rằng việc “quốc gia đại sự” tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ tự do đã có những người khác lo, việc đó không phải việc của tôi.
 
 
 
Posted by ngochuynh on Tuesday, October 22 @ 00:59:21 EDT (2685 reads)
(Read More... | 9681 bytes more | Score: 5)

MS132 - 11/13: Họp Báo Trước Ngày Obama Gặp Ông Sang

Nhân Quyền

Sẽ Họp Báo Ở Quốc Hội trước khi TT Obama gặp Trương Tấn Sang

Mạch Sống, ngày 17/07/2013

Các vị dân biểu Hoa Kỳ quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam sẽ triệu tập buổi họp báo để kêu gọi Tổng Thống Barack Obama lên tiếng mạnh mẽ về nhân quyền khi tiếp xúc với Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày 25 tháng 7 này.

Buổi họp báo sẽ được tổ chức ngay tại Quốc Hội, dự trù vào ngày hôm trước, Thứ Tư 24 tháng 7, lúc 11 giờ sáng.

“Chúng tôi sẽ thông báo địa điểm và giờ chính xác”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, cho biết. “Mong rằng sẽ có đông đảo đồng bào tham gia buổi họp báo quan trọng này để cùng nhau gởi một thông điệp thật mạnh mẽ và rõ ràng cho TT Obama.”

Cựu dân biểu liên bang Cao Quang Ánh sẽ về Hoa Thịnh Đốn để vận động cho có được đông đảo các dân biểu Hoa Kỳ tham gia buổi họp báo.

Ngoài buổi họp báo, BPSOS vừa phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư gởi TT Obama để đồng hương ở xa cũng có thể góp tiếng nói: http://tiny.cc/ttObama.

Posted by ngochuynh on Wednesday, July 17 @ 19:03:49 EDT (1786 reads)
(Read More... | 6874 bytes more | Score: 5)

Ủng Hộ Mạch Sống

Tổng ấn phí: $61,057
Số tiền ủng hộ: $29,500
Còn thiếu: $31,557
Xin quý vị hãy nhấn vào nút Donate bên dưới để ủng hộ Mạch Sống!


Ủng Hộ Qua CFC

Các Số Trước

Liên Kết Cộng Đồng


Boat People SOS


Vietnamese Canadian Federation


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang