Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27810264
page views since June 01, 2005
MS131 - 09/13: Nhân Quyền Và Dân Chủ

Quan Điểm

Cửa Ngõ Cho Nhân Quyền và Hành Lang Cho Dân Chủ

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 30 tháng 9, 2013

Nhân quyền và dân chủ là hai lĩnh vực khác nhau. Đấu tranh nhân quyền là bảo vệ nhân quyền của những người khác. Còn đấu tranh dân chủ là tạo điều kiện cho những người khác tự bảo vệ nhân quyền của chính họ. Khi sự vi phạm nhân quyền mang tính cách hệ thống, do bản chất của chế độ độc tài, thì đấu tranh nhân quyền là đối phó đằng ngọn, còn đấu tranh dân chủ là thay đổi đằng gốc.

Quốc tế vận là một vũ khí quan trọng cho cả hai lĩnh vực nhân quyền và dân chủ, với điều kiện biết cách sử dụng.

Quốc tế vận thường có tác dụng khi vận động cho nhân quyền hơn là cho dân chủ. Đấy là vì nhân quyền mang tính phổ cập còn dân chủ thì không. Vì tính phổ cập của nhân quyền, quốc tế có căn cứ và có trách nhiệm can thiệp khi một quốc gia vi phạm nhân quyền. Còn dân chủ thuộc phạm vi tổ chức hành chính và xã hội của mỗi quốc gia, nên quốc tế thường tránh can thiệp nội bộ.

Muốn dùng quốc tế vận để yểm trợ cho cuộc đấu tranh dân chủ thì phải tiến hành hai nỗ lực song song: (1) qua những vấn đề nhân quyền cụ thể, lôi kéo quốc tế nhập cuộc, và (2) dùng thế quốc tế để tạo phương tiện cho dân tự bảo vệ nhân quyền của chính mình và của nhau. Như vậy, dân sẽ từng bước phát triển thế và lực trong phạm vi của những vấn đề nhân quyền đang được quốc tế quan tâm và can thiệp.  

Khi một lĩnh vực nhân quyền được vận dụng như vậy thì tôi gọi đó là một “vấn đề cửa ngõ” vì nó mở cửa cho quốc tế dấn thân vào không gian mà chế độ độc tài muốn biến thành cấm địa. Đó là bước đầu.

Posted by ngochuynh on Monday, September 30 @ 23:45:30 EDT (1934 reads)
(Read More... | 14584 bytes more | Score: 5)

MS131 - 09/13: Vận Động Quốc Tế Về Tự Do Tôn Giáo

Nhân Quyền

Cách Thức Báo Cáo Vi Phạm Tự Do Tôn Giáo và Tín Ngưỡng Với Quốc Tế

BPSOS, ngày 19/09/2013

Các vụ đàn áp đổ máu xảy ra gần đây đối với các tín đồ Cao Đài ở Tây Ninh và các giáo dân Công Giáo ở Mỹ Yên là những vi phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo. Quốc tế, bao gồm các chính quyền dân chủ, các cơ quan LHQ, và các tổ chức nhân quyền trên thế giới cần biết các vi phạm này để can thiệp ngay cho nạn nhân và đồng thời tạo áp lực lâu dài lên chính quyền.

Để giúp cho các cộng đồng tôn giáo đang bị đàn áp ở Việt Nam tăng khả năng truyền thông với quốc tế, trong nhiều năm qua BPSOS đã cung ứng những buổi huấn luyện và hướng dẫn cho một số nhân sự ở trong nước.

Gần đây hơn, BPSOS hỗ trợ cho thành viên ở Hoa Kỳ của các tôn giáo đang bị đàn áp để tăng khả năng quốc tế vận: huấn luyện về kỹ năng vận động; hướng dẫn cách khai dụng các thủ tục của LHQ và Hoa Kỳ; tổ chức các buổi tiếp xúc với giới chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ; giới thiệu họ với các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Để hỗ trợ cho cả người ở trong nước và các nhóm vận động ở hải ngoại, BPSOS đang thành lập Nhóm Nghiên Cứu để giúp phần biên soạn và phiên dịch các bản báo cáo gởi ra từ trong nước cho phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.

Chúng tôi quan niệm rằng, một khi nhất cử nhất động đàn áp tôn giáo ở Việt Nam đều bị quốc tế lên án và kiểm tra thì dù ngay cả bạo quyền cũng sẽ e dè hơn. Trong tinh thần ấy, chúng tôi cung cấp bản hướng dẫn dưới đây về thể thức thực hiện một bản báo cáo về vi phạm tự do tôn giáo theo tiêu chuẩn mà quốc tế chấp nhận được. Hướng dẫn này áp dụng cả cho những nạn nhân ở trong nước và những người hay nhóm vận động ở hải ngoại.



Note:
Posted by ngochuynh on Thursday, September 19 @ 20:03:45 EDT (2586 reads)
(Read More... | 28186 bytes more | Score: 5)

MS131 - 09/13: Ngày Quốc Tế Dân Chủ

Quan Điểm

Dân Chủ Như Ánh Sáng

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 18/09/2013

Nhân dịp Ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy) 15 tháng 9, hôm nay nhiều chục nhà lập pháp từ 18 quốc gia dân chủ trên thế giới tề tựu ở Quốc Hội Hoa Kỳ để chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận kế hoạch đẩy rộng trào lưu dân chủ toàn thế giới.

Trong số quan khách tham dự, tôi quý nhất là Bà Natalia Gherman, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng và đặc trách Hội Nhập Âu Châu của Moldova, một quốc gia nhỏ bé với dân số chỉ ngót nghét 3.5 triệu người. Quốc gia này thoát khỏi ách thống trị của Liên Xô và tuyên bố độc lập năm 1991, nhưng đến nay vẫn bị áp lực nặng nề từ anh hàng xóm khổng lồ. Để bảo toàn nền độc lập và dân chủ, Moldova quyết tâm hội nhập vào cộng đồng Âu Châu. Nga trừng phạt bằng áp lực chính trị và bao vây kinh tế.

Dù nhỏ bé và nghèo nhất Âu Châu, Moldova vẫn không chùng bước. Bà Gherman tuyên bố: “Chúng tôi sẽ chiến thắng.” Cách đây hai năm một số quốc gia dân chủ đã hợp sức hỗ trợ cho nhân dân Moldova trước cuộc đọ sức bất cân xứng.

Biết bao người Việt ở hải ngoại và ở trong nước cũng thiết tha với dân chủ. Thế mà hơn 38 năm trôi qua, cuộc tranh đấu cho dân chủ của chúng ta vẫn còn dậm chân tại chỗ. Hay là chúng ta làm chưa đúng việc?

Thế, đâu là việc đúng?

Chỉ có dân chủ khi thế và lực của dân vững mạnh hơn thế và lực của chế độ, vững mạnh đến mức người dân có thể sa thải chế độ nào họ không thích và thiết lập chế độ mà họ mong muốn.

 

Tham luận đoàn gồm các nhà lập pháp từ nhiều quốc gia dân chủ, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 18/09/13 (ảnh BPSOS)

Posted by ngochuynh on Thursday, September 19 @ 01:43:03 EDT (1941 reads)
(Read More... | 12977 bytes more | Score: 5)

MS131 - 09/13: Dallas-Fort Worth ngày 28 tháng 9

Nhân Quyền

Hẹn Gặp Ở Dallas-Fort Worth

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 16 tháng 9, 2013

Không đầy hai tuần nữa, ngày 28 tháng 9 này tôi sẽ có dịp đến Dallas-Fort Worth để góp phần với những quý vị có lòng đứng ra tổ chức buổi gây quỹ Góp Một Bàn Tay.  Đây là chương trình gây quỹ vòng quanh Hoa Kỳ và Canada để “bảo vệ đội ngũ tiên phong của nền dân chủ tương lai” và để đánh bật gốc nạn buôn dân làm nô lệ có hệ thống ở Việt Nam.

Từ năm 2010, khởi điểm của hành trình tìm những người cùng tâm huyết để cùng nhau chuyển biến cộng đồng và thay đổi đất nước, tôi đã nhiều lần đến và trở lại Dallas-Fort Worth. Nơi đây có những người quen cũ, từ thời tranh đấu sống chết cho đồng bào thuyền nhân của đầu thập niên 1990; có những đồng bào đã đến Hoa Kỳ qua chương trình ROVR, thành quả của cuộc tranh đấu, vào cuối thập niên 1990; có những người đã được giải thoát khỏi sự trù dập qua chương trình P1 cách đây chưa lâu; có những đồng bào là nạn nhân buôn người được giải cứu từ đảo American Samoa và nay đời sống đã ổn định; và có cả thân nhân của một số đồng bào ngay lúc này đang phải ẩn náu ở Thái Lan để lánh nạn.

Và cũng có cả những người bạn mới mà tôi có duyên gặp gỡ mỗi lần đến Dallas-Fort Worth. Trong những năm gần đây tôi gặp ngày càng nhiều những người thuộc thế hệ trẻ hơn, năng động và thiết tha không kém bậc cha anh đối với cộng đồng và quê hương. Có điều là họ quen thuộc hơn với các sinh hoạt của dòng chính Hoa Kỳ. Ngày 2 tháng 7, 2011 một số những người trẻ từ Dallas-Fort Worth ấy đã cùng với trên một trăm người đồng trang lứa ở khắp Hoa Kỳ về Hoa Thịnh Đốn để tham dự Hội Nghị Toàn Quốc Về Lãnh Đạo Mỹ Gốc Việt. Qua năm sau, nhiều người trong số này đã tề tựu về Hoa Thịnh Đốn cho Ngày Vận Động Cho Việt Nam; tổng cộng có 500 đồng hương tham gia cuộc tổng vận động Quốc Hội lần đầu này trong lịch sử người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ. Và tháng 6 năm nay, những người trẻ ấy lại lôi kéo thêm bạn bè về Hoa Thịnh Đốn cho Ngày Vận Động Cho Việt Nam lần 2, với tổng cộng 800 đồng hương từ trên 30 tiểu bang cùng nhau vận động cho Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam.

Posted by ngochuynh on Monday, September 16 @ 23:22:31 EDT (1959 reads)
(Read More... | 11153 bytes more | Score: 0)

MS131 - 09/13: Để can thiệp cho tù nhân lương tâm

Nhân Quyền

Đỗ Thị Minh Hạnh: Phương thức can thiệp cho tù nhân lương tâm

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 04 tháng 9, 2013

Tôi lấy hồ sơ của Đỗ Thị Minh Hạnh để dẫn chứng phương thức mà chúng tôi dùng để can thiệp cho các tù nhân lương tâm nói chung. Phương thức này vừa tranh đấu cho họ được tự do, vừa bảo vệ cho họ không bị trù dập trong khi đang còn ở tù.

Muốn vậy chúng ta vừa theo dõi thật sát từng hồ sơ để bất kỳ hành động trù dập nào trong nhà tù cũng đều bị phát hiện vào được báo động kịp thời đến các cơ quan Liên Hiệp Quốc, chính quyền các quốc gia, và các tổ chức nhân quyền quốc tế, vừa vận động quốc tế để tạo nên tình trạng thất sách cho chế độ.  

Trước hết, chúng ta cần phân bổ người để liên tục cập nhật và phối kiểm thông tin về mỗi tù nhân lương tâm qua ít nhất hai nguồn độc lập, trong đó phải có một nguồn thứ nhất (first source) -- nghĩa là từ một nhân chứng (chẳng hạn, qua lời kể của chính tù nhân, của thân nhân đi thăm nuôi hay của bạn tù). Các thông tin nhặt nhạnh qua internet, các bản tin trên đài phát thanh, trong báo chí… không hội đủ tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu này.

Kế đến, các thông tin được phối kiểm sẽ được dùng cho quốc tế vận để ngày càng thêm áp lực từ nhiều hướng lên chính quyền Việt Nam cho đến khi họ thấy rằng giam tù nhân lương tâm càng lâu thì càng thêm bất lợi về ngoại giao, mậu dịch, viện trợ, lòng dân... Và nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của sự trù dập, chúng ta sẽ báo động ngay các cơ quan LHQ và các cơ quan chính quyền hữu quan, cũng như chia sẻ thông tin với các tổ chức nhân quyền quốc tế để họ cùng tiếp tay.

Posted by ngochuynh on Wednesday, September 04 @ 11:50:50 EDT (1850 reads)
(Read More... | 14939 bytes more | Score: 0)

MS131 - 09/13: Đỗ Thị Minh Hạnh: hồ sơ đến LHQ

Nhân Quyền

LHQ Sẽ Chuyển Hồ Sơ Đỗ Thị Minh Hạnh Cho Việt Nam

Mạch Sống, ngày 29/08/2013

Hôm nay, Uỷ Hội LHQ về Tình Trạng của Nữ Giới xác nhận với BPSOS sẽ chuyển cho chính quyền Việt Nam các hồ sơ được nộp bởi BPSOS và những hội đoàn bạn hồi cuối tháng 7. Đỗ Thị Minh Hạnh là một trong số 23 hồ sơ đã cung cấp cho uỷ hội này.

Theo thể thức của LHQ, Việt Nam sẽ phải trả lời trong thời hạn 3 tháng.

Cũng ngày hôm nay Liên Đoàn Nghiệp Đoàn Quốc Tế (International Trade Union Confederation, hay ITUC) cho biết là đã nhận hồ sơ của BPSOS nộp về vấn đề quyền lao động để chuyển cho Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (International Labor Organization, hay ILO). Hồ sơ này nêu trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh làm điểm hình.

ITUC là khối liên kết gồm các nghiệp đoàn lao động ở 156 quốc gia trên thế giới.

ILO là cơ quan Liên Hiệp Quốc đặc trách quyền lao động.

Sắp tới đây Việt Nam sẽ phải báo cáo với ILO về việc thực thi các công ước liên quan đến cưỡng bức lao động, lao động trẻ em, kiểm tra lao động và ngày nghỉ hang tuần.

“Trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh liên quan đến cưỡng bức lao động nên đã được chúng tôi nêu ra làm điển hình”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, giải thích.

Theo Ông, vì đang muốn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, chính quyền Việt Nam khó có thể lờ đi mà không trả lời một cách thoả đáng cho các tổ chức LHQ kể trên.

Posted by ngochuynh on Friday, August 30 @ 00:13:36 EDT (2268 reads)
(Read More... | 9727 bytes more | Score: 0)

MS131 - 09/13: Cuộc vận động ở Thượng Viện b̑

Nhân Quyền

Thúc Đẩy Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam Ở Thượng Viện

Mạch Sống, Ngày 29/08/2013

Theo tin của BPSOS, hai thượng nghị sĩ đã đồng ý bảo trợ Luật Nhân Quyền Ở Việt Nam ở Thượng Viện Hoa Kỳ. Hai Thượng Nghị Sĩ này, do cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh vận động, là John Boozman (Cộng Hoà – Arkansas) và Marco Rubio (Cộng Hoà – Florida).

Ngoài ra một số tổ chức người Việt ở Houston và Dallas-Fort Worth đang ráo riết vận động TNS John Cornyn (Cộng Hoà – Texas) đồng bảo trợ luật này.

BPSOS, tổ chức người Việt với tầm vóc hoạt động quốc gia ở Hoa Kỳ và quốc tế, cho biết là cuộc vận động ở Thượng Viện sẽ bắt đầu ngay khi Quốc Hội tái nhóm họp sau ngày Lễ Lao Động ở Hoa Kỳ.

“Các phái đoàn tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam 4 th áng 6 vừa qua đều đã nhận được các tài liệu để sử dụng cho cuộc vận động vào tuần tới”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, giải thích.

Tuần lễ liền sau đó, BPSOS sẽ tổ chức các phái đoàn tiếp xúc các văn phòng thượng nghị sĩ thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại.

“Chúng ta cần có nhiều thượng nghị sĩ Đảng Dân Chủ cùng đứng tên bảo trợ cho đạo luật”, Ts. Thắng nói. “Điều này cần thiết vì Đảng Dân Chủ nắm đa số ở Thượng Viện.”

Posted by ngochuynh on Thursday, August 29 @ 22:57:05 EDT (2106 reads)
(Read More... | 17352 bytes more | Score: 4)

MS131 - 09/13: Vận Động Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm

Nhân Quyền

Đỗ Thị Minh Hạnh – một trường hợp điển hình

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 28/08/2013

Nhân dịp Chủ Tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, BPSOS công bố chương trình “Đỡ Đầu Tù Nhân Lương Tâm”, một phần trong kế hoạch 3 bước đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.

Mục tiêu của bước đầu là vận động sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ và quốc tế để Việt Nam trả tự do trong thời gian rất ngắn cho 5 đến 10 tù nhân lương tâm, xem như một thái độ thiện chí. Trong tinh thần đó, BPSOS đã cùng với một số tổ chức bạn chọn 10 hồ sơ tù nhân lương tâm trong đợt đầu để vận động các dân biểu Hoa Kỳ nhận đỡ đầu, nghĩa là liên tục can thiệp cho đến khi tù nhân lương tâm được đỡ đầu có tự do.

Do Nguyễn Phương Uyên đã ra khỏi tù, hồ sơ của cô sinh viên này được rút ra khỏi danh sách. Danh sách 10 hồ sơ hiện nay gồm có:

Posted by ngochuynh on Wednesday, August 28 @ 01:23:32 EDT (2208 reads)
(Read More... | 19490 bytes more | Score: 5)

MS131 - 09/13: Đằng sau chuyến đi Việt Nam năm 1997

Quan Điểm

Những Suy Nghiệm Ứng Dụng Cho Ngày Hôm Nay

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 27 tháng 8, 2013

Các diễn tiến gần đây thôi thúc tôi chia sẻ một số suy nghiệm quanh chuyến đi Việt Nam cách đây gần 16 năm. Đấy là lần đầu và độc nhất tôi về Việt Nam từ ngày làm thuyền nhân bỏ nước ra đi vào cuối năm 1978.

Đúng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm 1997 tôi có mặt ở Hà Nội. Mục đích nguyên thuỷ của chuyến đi là để vận động cho nhiều chục ngàn thuyền nhân được cứu xét định cư vào Hoa Kỳ sau khi họ bị hồi hương từ các trại tạm dung ở Hồng Kông và Đông Nam Á.

Trước tai hoạ cưỡng bức hồi hương, năm 1994 BPSOS khởi xướng cuộc vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ và được sự hưởng ứng mạnh mẽ của DB Christopher Smith và vị Tham Mưu Trưởng là Ông Grover Joseph Rees -- sau này thân quen rồi thì tôi gọi là anh Joseph. Khi Đông Timor giành được độc lập, anh Joseph đã trở thành vị đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở quốc gia tân lập này.

DB Smith đã triệu tập một loạt ba buổi điều trần về những sai sót trong chương trình “thanh lọc” mà hậu quả là biết bao nạn nhân của sự đàn áp đã bị từ  khước quyền tị nạn và đứng trước hiểm hoạ cưỡng bức hồi hương. Trung bình chỉ có 10% thuyền nhân được xét là tị nạn và cho đi định cư ở quốc gia tự do; số 90% còn lại sẽ phải hồi hương. Tại các buổi điều trần liên tiếp, BPSOS đưa ra nhiều nhân chứng và chứng cớ không thể phủ nhận về sự bất công của các quốc gia tạm dung và sự tắc trách của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ trong việc cứu xét tư cách tị nạn của thuyền nhân.

Căn cứ vào đó, DB Smith đưa ra luật chống cưỡng bức hồi hương thuyền nhân và luật này được lưỡng viện Quốc Hội thông qua với đa số áp đảo. Nội dung của luật này thật đơn giản: cấm LHQ không được dùng tiền thuế của dân Mỹ để tài trợ việc cưỡng bức hồi hương thuyền nhân bởi Hồng Kông và các quốc gia Đông Nam Á cho đến khi mọi thuyền nhân được nhân viên di trú Hoa Kỳ xét lại tư cách tị nạn.

 

 

Phái đoàn thăm các thương phế binh VNCH, Sàigòn, tháng 12, 1997

Posted by ngochuynh on Tuesday, August 27 @ 11:39:52 EDT (2545 reads)
(Read More... | 50665 bytes more | Score: 5)

MS131 - 09/13: Tự do cho tất cả tù nhân lương tâm

Nhân Quyền

Phương Uyên Chỉ Là Khởi Đầu

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Việc nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên được giảm án từ 6 năm tù giam xuống còn 3 năm tù treo và được về với gia đình là một dấu hiệu tích cực. Hiện nay chúng ta có cơ hội tranh đấu cho tự do của tất cả tù nhân lương tâm vì Việt Nam đang cần Hoa Kỳ hơn là Hoa Kỳ cần Việt Nam trong cả hai lãnh vực kinh tế và chính trị. Việt Nam đang cần phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ và khối tự do để cứu vãn nền kinh tế tuột dốc. Việt Nam cũng đang đi tìm điểm tựa chính trị để đối phó với chính sách bành trướng của Trung Quốc.

Ngày 24 tháng 7, BPSOS công bố lộ trình gồm 3 bước để đòi tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, mà chúng tôi có danh sách gồm khoảng 600 người. Trong đó khoảng 150 người được quốc tế công nhận và khoảng 450 người, đa phần thuộc các sắc dân thiểu số, chưa được mấy ai biết đến và quan tâm. Lộ trình này được nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế ủng hộ.

Ở bước thứ nhất của lộ trình này, trong thời gian rất ngắn sau khi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang từ Hoa Kỳ về, chính  quyền Việt Nam cần chứng tỏ thiện chí bằng cách trả tự do cho khoảng chục trường hợp nổi bật và được chính phủ Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm. Trước sức ép từ nhiều phía, tôi tin rằng Việt Nam sẽ thoả đáng điều này trong thời gian sắp tới đây.

Posted by ngochuynh on Friday, August 23 @ 19:45:52 EDT (2001 reads)
(Read More... | 14752 bytes more | Score: 5)

MS131 - 09/13: Vi Phạm Nhân Quyền Nữ Giới

Nhân Quyền

Báo Cáo Vi Phạm Nhân Quyền Với Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới

Mạch Sống, ngày 17 tháng 8, 2013

Qua sự phối hợp của BPSOS, vào những ngày cuối tháng 7 vừa qua, 13 tổ chức đã nộp 23 bản báo cáo đến Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới, một cơ cấu của Hội Đồng Xã Hội và Kinh Tế LHQ.

Đây là đợt hai báo cáo trực tiếp với cơ quan LHQ về các vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam. Đợt một là các báo cáo về vi phạm nhân quyền gởi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ trong tháng 6 vừa qua.

Theo dự trù, Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới sẽ chuyển các hồ sơ cho chính quyền Việt Nam, qua văn phòng của Tổng Thư Ký LHQ. Việt Nam có 3 tháng để trả lời.

Đồng thời, Uỷ Hội này đúc kết các hồ sơ nhận được, kèm với phần trả lời của chính quyền liên quan, thành một bản báo cáo kín để cung cấp cho Nhóm Làm Việc (Working Group) về các báo cáo nhận được. Nhóm này sẽ họp trong 5 ngày liền, thường vào giữa tháng 2, và sẽ lập bản báo cáo cho Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới trước buổi họp duyệt xét, dự trù vào tháng 3 năm 2014.

Cuộc duyệt xét này không nhằm can thiệp cho các trường hợp được báo cáo. Mục đích của cuộc duyệt xét là để nhận định về tình trạng vi phạm nhân quyền của nữ giới ở các quốc gia để rồi làm quyết định về chính sách toàn cầu, vùng và đối với một số quốc gia nổi bật.

 

Danh sách các hồ sơ báo cáo được lưu tại: http://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2013/08/cases1.pdf

 

Posted by ngochuynh on Saturday, August 17 @ 14:57:03 EDT (2801 reads)
(Read More... | 7449 bytes more | Score: 0)

MS131 - 09/13: Kế Hoạch Quốc Tế Vận 2013-2014 – Phần I

Nhân Quyền

Bảo Vệ Đội Ngũ Tiên Phong Của Nền Dân Chủ Tương Lai

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Xã hội công dân là nền móng của dân chủ. Muốn có xã hội công dân thì người dân phải có khả năng tập hợp để tăng thế và lực. Có 3 yếu tố cần thiết cho điều này xảy ra:

- Quần chúng ý thức về, dám và biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của mình

- Đội ngũ tiên phong có khả năng huy động quần chúng cho từng lãnh vực quyền và lợi ích

- Các tổ chức xã hội công dân tạo môi trường và phương tiện kết nối đội ngũ tiên phong và quần chúng

Năm 1997, khi vấn đề thuyền nhân khép lại, BPSOS chuyển hướng để phát triển 3 yếu tố trên cùng lúc ở quốc nội và ở hải ngoại. Năm 2010 hai phần song hành này bắt đầu được kết nối lại, từng bước một. Nỗ lực này được trình bày trong sách “Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm: 10 năm chuyển biến cộng đồng và thay đổi đất nước”.

Hai năm 2010-2011 là thời gian hội tụ những người có tâm huyết, đạo đức và chiều sâu để cùng khai dụng sức mạnh quốc tế vận của hải ngoại trong hai lãnh vực: bảo vệ nhân quyền và phát triển xã hội công dân ở Việt Nam. Lãnh vực thứ nhất nhằm can thiệp cho các cá nhân bị vi phạm nhân quyền. Lãnh vực thứ hai giúp người dân tự mình bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình và mọi người.

Năm 2012 là thời gian diễn tập, chuẩn bị kế hoạch quốc tế vận trường kỳ. Giai đoạn 2013-2014 của kế hoạch gồm nhiều nỗ lực song hành. Đây là những nỗ lực đang được nhiều đồng hương góp sức: vận động Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1897), đẩy lùi TPP (Trans-Pacific Partnership) và GSP (Generalized System of Preferences) cho Việt Nam, chống tra tấn, nộp hồ sơ vi phạm nhân quyền cho LHQ, và đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. Các nỗ lực này đều liên đới trong cùng mục đích: bảo vệ đội ngũ tiên phong của nền dân chủ tương lai.

Trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, mục đích này chia làm hai vế: giảm mối nguy tù đày cho những người tranh đất chưa bị bắt, và đòi tự do cho các người tranh đấu đang bị tù đày. Dưới đây là phần giải thích tóm tắt về các nỗ lực đang tiến hành song song trong lòng của kế hoạch vận động kéo dài.

 

Sơ đồ Kế Hoạch Quốc Tế Vận - Phần I
(Các khung vuông màu tím và xanh dương là những yếu tố tạo chuyển động)

Posted by ngochuynh on Saturday, August 17 @ 12:00:10 EDT (2253 reads)
(Read More... | 20305 bytes more | Score: 5)

MS131 - 09/13: Chấm dứt nạn tra tấn

Nhân Quyền

Chống Tra Tấn: Một Mũi Nhọn Nhân Quyền

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 6 tháng 8, 2013

Trong bản tuyên bố chung giữa Tổng Thống Obama và Ông Trương Tấn Sang có một điểm ít ai nhắc đến nhưng rất đáng chú ý: Việt Nam sẵn sàng ký Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture, gọi tắt là CAT) vào cuối năm nay. Đây là một dấu hiệu tốt, nếu Việt Nam thi hành điều họ cam kết. Nó là một mục tiêu quốc tế vận mà BPSOS đề ra từ năm 2010. Nếu đẩy lùi rồi chấm dứt được nạn tra tấn và bạo hành của công an, thì đó sẽ là một đóng góp đáng kể cho việc bảo vệ các nhà tranh đấu và cho dân ở trong nước.

Tháng 4 năm 2010 BPSOS thiết lập hoạt động thường trực ở Thái Lan để lo hồ sơ tị nạn của ngày càng đông đồng bào chạy sang từ Việt Nam. Qua các hồ sơ xin tị nạn, chúng tôi nhận thấy sự gia tăng sử dụng các hình thức tra tấn và bạo hành bởi công an trong các trại giam, trong các nhà tù và ngay cả ngoài đường phố.

Tại buổi họp với Ngoại Trưởng Hillary Clinton cuối năm 2010, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ ý định sẽ ký CAT và đề nghị Hoa Kỳ trợ giúp Việt Nam để chuẩn bị cho điều này.

Nếu thực tâm chống tra tấn thì đâu có khó gì để phải chuẩn bị và cần trợ giúp. Ông Dũng chỉ cần ban hành một quyết định của thủ tướng ngăn cấm mọi hình thức tra tấn và bạo hành bởi nhân viên chính quyền hay thành viên của tổ chức đảng, ấn định hình phạt thật nặng cho những ai vi phạm, thành lập cơ cấu độc lập để tiếp nhận các đơn khiếu tố của nạn nhân hay nhân chứng, và có biện pháp để bảo vệ họ trước sự trả thù của những thủ phạm có quyền thế. Như thế là đủ và Việt Nam có thể ký kết ngay CAT.

Posted by ngochuynh on Wednesday, August 07 @ 00:57:09 EDT (2255 reads)
(Read More... | 10436 bytes more | Score: 0)

MS131 - 09/13: Vận Động Ở Thượng Viện Cho HR 1897

Nhân Quyền

Bắt Đầu Cuộc Vận Động Cho Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam Ở Thượng Viện

Ngày 4 tháng 8, 2013

Ngày 1 tháng 8 vừa qua Hạ Viện Hoa Kỳ bỏ phiếu 405  - 3 để thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1897). Bước kế tiếp là vận động cho luật này được thông qua ở Thượng Viện. BPSOS cùng với nhiều nhóm người Mỹ gốc Việt và tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ đang phối hợp trong bước này.

Cuộc vận động ở Thượng Viện sẽ gồm 2 đợt. Trong đợt 1, chúng ta sẽ cần vận động các vị thượng nghị sĩ ở trong Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện. Họ thuộc 17 tiểu bang: New Jersey, California, Maryland, Pennsylvania, New Hampshire, Delaware, Illinois, New Mexico, Connecticut, Virginia, Tennessee, Idaho, Florida, Wisconsin, Arizona, Wyoming, và Kentucky. Thêm vào đó là các vị thượng nghị sĩ thủ lãnh của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà, thuộc tiểu bang Nevada và Kentucky.

Cuộc vận động đợt 1 này sẽ kéo dài 3 tháng: từ giờ cho đến cuối tháng 10 năm nay.

Sẽ có 4 hình thức vận động:

Posted by ngochuynh on Sunday, August 04 @ 17:21:47 EDT (2114 reads)
(Read More... | 4944 bytes more | Score: 4.75)

MS131 - 09/13: Ve Viec Ha Vien Thong Qua HR 1897

Nhân Quyền

BPSOS Applauds the Passage of Vietnam Human Rights Act on the Heels of Vietnamese President's U.S. Visit

For Immediate Press Release

August 2, 2013          

The U.S. House of Representatives on Thursday condemns the ongoing human rights abuses and religious persecution in Vietnam by passing the Vietnam Human Rights Act, HR 1897, almost unanimously with a vote of 405 to 3. Dr. Nguyen Dinh Thang, executive director of Boat People SOS (BPSOS), said today that the near-unanimous passage of the Vietnam Human Rights Act by the House of Representatives is evidence that "Congress and the American people understand that the United States cannot and should not enter into a strategic partnership with a regime that systematically oppresses its own people."

The Act would condition non-humanitarian assistance to the government of Vietnam on a number of human rights benchmarks including the release of political and religious prisoners, respect for freedom of religion and the rights of ethnic minorities, and an end to Vietnamese government complicity in human trafficking. Other provisions of the bill authorize assistance to Vietnamese human rights and democracy advocates, measures to overcome the Vietnamese government's jamming of Radio Free Asia, and extension of refugee resettlement programs for applicants who were detained or otherwise denied access to these programs.

But the action that makes the passage of the Vietnam Human Rights Act even more significant, and further conveys the message that the U.S. House of Representatives is increasingly troubled by the human rights and religious freedom abuses of the Vietnamese Government is a Congressional hearing held on the same day in the Subcommittee on Terrorism, Nonproliferation, and Trade in which several Members of Congress questioned whether Vietnam should be admitted as a member of the proposed Trans-Pacific Partnership (TPP).  Representative Ted Poe (R.-Texas), who chairs the trade subcommittee of the House Foreign Affairs Committee, raised his concern over human rights abuses going on in Vietnam. Practically all members of Congress present at the hearing asked whether it was appropriate to "reward" a government like that of Vietnam at a time when its human rights record is getting worse: Representative Brad Sherman (D.-California), Representative Alan Lowenthal (D.-California), and Congressman Dana Rohrabacher (R.-California).

Posted by ngochuynh on Friday, August 02 @ 17:27:31 EDT (1707 reads)
(Read More... | 4536 bytes more | Score: 0)

MS131 - 09/13: HR 1897: 405 - 3

Nhân Quyền

Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam: 405 thuận, 3 chống

Mạch Sống, ngày 01/08/2013

Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, HR 1897, được toàn thể Hạ Viện thông qua hôm qua theo thể thức “đường tắt”.

Thể thức đường tắt này gọi là “suspend the rules and pass the bill”, nghĩa là bỏ qua những thể thức bình thường để biểu quyết nhanh chóng, nếu không có sự chống đối. Theo thể thức này, chỉ cần đạt được trên 2/3 số phiếu là luât được thông qua.

Phần tranh luận trước khi bỏ phiếu dự trù kéo dài 40 phút. DB Ed Royce, Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại, và DB Eliot Engel, thủ lãnh của khối Dân Chủ trong Uỷ Ban Đối Ngoại, mỗi bên có 20 phút.

Cả hai DB Royce và Engel đều ủng hộ HR 1897. Các vị dân biểu đứng lên phát biểu cũng đều hưởng ứng. Vì không một ai chống đối, phần tranh luận đã được rút ngắn thành 15 phút, và luật đã được thông qua nhanh chóng.

Tuy nhiên, DB Ed Royce yêu cầu kiểm phiếu. Cuộc kiểm phiếu được thực hiện lúc 4:20 chiều hôm nay.

Kết quả là 405 phiếu ủng hộ, 3 phiếu chống, và 27 phiếu không bỏ.                                         

Đối với 3 phiếu chống thì không rõ là chống việc dùng “đường tắt” hay là chống HR 1897.

“Bất luận, 405 trên 3 là đa số áp đảo mà chúng ta mong muốn”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, nói.

Ông cho biết cuối tuần này BPSOS sẽ thông báo kế hoạch vận động ở Thượng Viện.

DB Eliot Engle, 31/07/2013
Posted by ngochuynh on Thursday, August 01 @ 19:53:31 EDT (1745 reads)
(Read More... | Score: 0)

Ủng Hộ Mạch Sống

Tổng ấn phí: $61,057
Số tiền ủng hộ: $29,500
Còn thiếu: $31,557
Xin quý vị hãy nhấn vào nút Donate bên dưới để ủng hộ Mạch Sống!


Ủng Hộ Qua CFC

Các Số Trước

Liên Kết Cộng Đồng


Boat People SOS


Vietnamese Canadian Federation


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang