Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27899239
page views since June 01, 2005
MS58 - 05/07: Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Bạo Hành Gia Đình

L.S. Nirupa Narayan
Chuyển ngữ: Nguyễn Mai Tâm

Hầu hết những người xin định cư ở Mỹ thường được thân nhân bảo lãnh. Một người có quốc tịch Hoa Kỳ hay thường trú nhân có thể bảo lãnh người thân hay vợ chồng của mình, và người vợ hay chồng này có thể xin trở thành thường trú nhân ở Hoa Kỳ. Khi một người có quốc tịch Mỹ bảo lãnh vợ mình và kết hôn chưa được hai năm, Sở Di Trú sẽ cấp cho người vợ đó một thẻ xanh có giá trị trong vòng hai năm. Mặc dù chỉ là thẻ xanh có giá trị trong hai năm (thẻ xanh hai năm), những người này có thể đi ra khỏi nước và làm việc trên nước Mỹ như những người có thẻ xanh có giá trị lâu dài hơn (tạm gọi là thẻ xanh 10 năm theo cách gọi thông thường của người Việt).



Trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh hai năm hết hạn, người này cùng với người vợ/chồng có quốc tịch Mỹ phải làm đơn I -751 để xin điều chỉnh tình trạng cư trú của họ. Cặp vợ chồng này phải chứng minh với Sở Di Trú rằng họ thật sự yêu thương nhau và muốn sống chung với nhau, rằng họ không phải vì muốn thẻ xanh mà mới kết hôn. Cả hai vợ chồng phải nộp những giấy tờ chứng minh họ là vợ chồng, chẳng hạn như: giấy khai sinh của con cái, giấy chứng nhận có chung tài khoản ngân hàng, giấy khai thuế cuối năm, giấy tờ thuê nhà hay mua nhà có tên chung của hai người và hình đám cưới của họ. Nếu được chấp thuận, Sở Di Trú sẽ cấp cho họ thẻ xanh 10 năm.

Nếu người vợ/chồng nhập cư này bị bạo hành hay cuộc hôn nhân của họ bị tan rã, họ thường lo sợ sẽ bị Sở Di Trú lấy lại thẻ xanh. Tuy nhiên, trong vài trường hợp nếu cuộc hôn nhân chấm dứt, người vợ/chồng nhập cư này có thể tự đứng ra xin thẻ xanh cho chính mình. Một trong những trường hợp đó là:

  • Hôn nhân giữa hai người là thật, nhưng người vợ/chồng có quốc tịch đã qua đời;
  • Hôn nhân giữa hai người là thật, nhưng đã bị huỷ bỏ hoặc đã ly dị;
  • Hôn nhân giữa hai người là thật, nhưng người có thẻ xanh 2 năm đã bị người vợ/chồng có quốc tịch ngược đãi hay đối xử tàn nhẫn;
  • Gặp nhiều khó khăn/trở ngại khi bị trục xuất về nước.

Những điều trên có thể giúp cho người vợ/chồng nhập cư có thể xin được thẻ xanh 10 năm mà không cần đến sự giúp đỡ của người phối ngẫu có quốc tịch. Người vợ hay chồng của họ không cần phải biết đến đơn xin này của họ. Người nhập cư này cũng có thể điền đơn xin thẻ xanh dựa vào những điều kiện ở trên bất kỳ lúc nào. Họ không cần phải đợi đến khi thẻ xanh hai năm hết hạn. Họ cũng có thể làm đơn xin sau khi thẻ xanh 2 năm đã hết hạn.
Đối với đơn xin dựa trên ly dị, người nhập cư này phải chứng mình được họ đã kết hôn với một người có quốc tịch và đây là một hôn nhân thật sự (chứ không phải vì muốn thẻ xanh), và bây giờ họ đã ly dị. Trong trường hợp này, không nhất thiết phải biết ai là người làm đơn xin ly dị đầu tiên. Người nhập cư sẽ phải cung cấp cho Sở Di Trú những thông tin và vật chứng giống như khi họ làm đơn xin định cư với người vợ/chồng có quốc tịch của mình (chẳng hạn như hình đám cưới).

Đối với đơn xin dựa trên bạo hành trong gia đình, người nhập cư cũng phải chứng minh rằng họ đã kết hôn với người có quốc tịch và đây là một cuộc hôn nhân thật. Đồng thời, họ cũng phải chứng minh rằng mình hay con cái mình đã từng bị bạo hành trong suốt thời gian sống chung với nhau. Người vợ/chồng nhập cư này có thể làm đơn ngay cả khi họ đang sống chung với người vợ/chồng có quốc tịch, hay nếu họ đã ly dị, ly thân.

Để chứng minh rằng mình đã từng là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, người vợ/chồng nhập cư có thể nộp bất cứ bằng chứng có giá trị tương đương hay những dữ liệu để chứng minh mình đã bị bạo hành. Họ không cần những bằng chứng như đã từng gọi cảnh sát hay yêu cầu giúp đỡ từ bên ngoài. Họ có thể làm việc với những luật sư có kinh nghiệm về bạo hành trong gia đình để được hướng dẫn thêm về cách lấy những bằng chứng này tuỳ theo từng trường hợp.

Đối với trường hợp gặp những khó khăn hay những thử thách gay go, người vợ/chồng nhập cư sẽ phải chứng minh rằng nếu họ bị trục xuất về quê nhà, họ, con cái họ, hay người phối ngẫu mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sống ở đó. Một trong những ví dụ này là những vấn đề thuốc men, y tế, bệnh tật; những chuyện xấu khác ở quê nhà đã xảy ra sau khi họ di dân.

Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc với chúng tôi: Chương Trình Chống Bạo Hành Trong Gia Đình ở đường dây miễn phí: 1-866-883-9556, hoặc: VA: (703) 538-2190, MD: (301) 439-0505.

Chương Trình Chống Bạo Hành Trong Gia Đình của BPSOS được sự tài trợ bởi Door of Hope; Fairfax County Consolidated Funding Pool (FY07); và U.S. Department of Justice, Office on Violence Against Women, Legal Assistance for Victims Grant Program (2006-WL-AX-0036).

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Wednesday, May 09 @ 14:31:03 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 1
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia ĐìnhBạo Hành Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang